Tóm tắt SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán Lớp 4
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán lớp 4. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 4,Trường Tiểu học Vĩnh Phong - Tiền Phong. 3. Tác giả: - Họ và tên: Ngô Thị Kim Huyền - Ngày tháng năm sinh: 05/06/1979 - Chức vụ: Giáo viên – Trường Tiểu học Vĩnh Phong-Tiền Phong - Điện thoại: 0766492216 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Tên đơn vị: Trường Tiểu học Vĩnh Phong - Tiền Phong - Địa chỉ: Tiền Phong – Vĩnh bảo – Hải Phòng - Điện thoại : 0223584300 I. TÓM TẮT GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT 1. Giải pháp đã biết Các môn học trong chương trình của bậc tiểu học nói chung, môn Toán đóng vai trò rất quan trọng. Môn Toán là “chìa khóa” mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Học môn Toán giúp HS phát triển năng lực, tư duy, trí thông minh, sáng tạo, thói quen làm việc khoa học, rèn suy nghĩ độc lập, tự tin, ham học hỏi, phát triển toàn diện, góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm của các thế hệ HS đối với quê hương, đất nước. Song, để tiếp thu, lĩnh hội một cách tốt nhất các mạch kiến thức môn Toán đặc biệt là Toán lớp 4 – năm học có nhiều lượng kiến thức Toán khó đòi hỏi tư duy hơn các năm học trước thì trước tiên HS phải yêu thích môn học, tích cực trong mọi hoạt động học tập. Hiểu được điều đó nên nhiều năm học trước tôi luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học để HS có thể lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất: - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, tài liệu, nắm vững các kiến thức cơ bản cần truyền đạt, đảm bảo kiến thức chính xác, có hệ thống để từ đó có phương pháp giảng dạy thích hợp. Cụ thể hóa bài dạy theo các bước: + Bước 1: Xác định rõ được mục đích, nhiệm vụ nhận thức của bài học. + Bước 2: Chia mục tiêu thành các nội dung. + Bước 3: Với mỗi nội dung, nghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức học tập phù hợp. + Bước 4: Tổ chức cho HS học tập để tìm hiểu nội dung kiến thức bài học và cho HS báo cáo kết quả. + Bước 5: GV cùng với HS đánh giá kết quả và chốt nội dung kiến thức. - Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giúp HS giải tốt dạng toán có lời văn: dạng toán Trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; 3 chiếm lĩnh kiến thức, để giờ dạy - học Toán có hiệu quả cao, hiểu sâu, rèn luyện tốt các kĩ năng của bài học. Với suy nghĩ đó, trong quá trình dạy học môn Toán ở lớp 4, tôi đã đi sâu vào tìm tòi, thực nghiệm và rút ra được “Một số biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán lớp 4”. II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN II.0 NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 1. Thay đổi nhận thức của người dạy, người học, mạnh dạn đổi mới phương pháp. - Muốn các em tích cực, có hứng thú, học tốt môn Toán thì GV phải là người yêu thích môn Toán. GV tâm huyết với nghề mới không giảng dạy đối phó, chịu khó tìm tòi, học hỏi để tìm ra phương pháp truyền đạt đến HS một cách tối ưu nhất. HS sẽ hứng thú, tích cực học tập, coi việc học là của mình, chủ động sáng tạo qua đó hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn, biết vận dụng, linh hoạt ứng dụng các kiến thức mình đã học. HS hứng thú, tích cực học Toán sẽ tự nảy sinh niềm đam mê Toán học, phát huy được năng lực Toán học đặc thù như năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. - GV phải nghiên cứu nắm được toàn bộ chương trình môn Toán lớp 4, nắm vững kiến thức Toán trong sách giáo khoa; chuẩn kiến thức kĩ năng. Có đầy đủ đồ dùng dạy học ở các tiết học. Mạnh dạn đổi mới phương pháp, áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy: Kĩ thuật động não, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật KWL, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật viết tích cực, kĩ thuật trình bày 1 phút. Thường xuyên đưa phần củng cố kiến thức bằng các “Trò chơi học Toán” và linh hoạt giúp HS khai thác kiến thức mới hấp dẫn, khoa học. Đây cũng là cách giúp các em ghi nhớ lâu những qui tắc, vận dụng giải các bài tập đã học để khi lên lớp trên GV nhắc tới những dạng bài tập đó các em nhớ, vận dụng làm được ngay. Như vậy sẽ tránh được những em HS lên lớp trên mà kiến thức Toán lớp dưới bị hỏng. - Khi giảng dạy kiến thức mới GV có thể tiến hành theo các bước: Tự phát hiện - Tự giải quyết - Tự chiếm lĩnh. Linh hoạt tổ chức tiết học theo hoạt động trải nghiệm, khai thác vốn hiểu biết thực tế của bản thân HS, khám phá, lĩnh hội, khắc sâu, mở rộng; liên hệ giữa kiến thức cũ với kiến thức mới, giữa kiến thức mà các em học được với trải nghiệm thực tế “học đi đôi với hành”, “lí luận gắn liền với thực tiễn”. - Thiết kế bài giảng luôn xác định rõ mục tiêu cần đạt về kiến thức – kĩ năng, năng lực, phẩm chất. Thiết kế các hoạt động học tập, các dạng câu hỏi, bài tập nhằm phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng với các hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với bài học, với đối tượng HS, với điều kiện của trường, lớp - Vận dụng linh hoạt các thành tố tích cực. Một số tiết linh hoạt điều chỉnh nội dung bài (dạy học theo chủ đề, tích hợp kiến thức) phát huy tính tích cực, sáng tạo cho HS. 2. Dạy học phân hóa theo đối tượng HS. - Trong quỹ thời gian có hạn, mặt bằng trình độ HS không đồng đều, để 5 (có nhiều chủ đề); Kích thích sự tham gia tích cực của HS. Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). - Với kĩ thuật mảnh ghép sử dụng được trong một số tiết dạy học theo chủ đề. Ví dụ: Trong chương trình Toán lớp 4, điều chỉnh dạy học theo chủ đề Dấu hiệu chia hết cho 2,5,9,3 GV thiết kế tiết dạy theo kĩ thuật mảnh ghép. GV không áp đặt dấu hiệu chia hết để HS học thuộc lòng, máy móc mà hướng dẫn các em tự tìm hiểu, chia sẻ, lĩnh hội kiến thức trong nhóm chuyên gia. Có thể chia lớp thành 6 nhóm: nhóm 1,2,3 thảo luận trao đổi nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2,5. Nhóm 4,5,6 trao đổi dấu hiệu chia hết cho 3,9. HS các nhóm thảo luận cách làm. GV quan sát, hỗ trợ. Hết vòng 1 HS các nhóm sẽ ghép nhóm 1 - 4; 2 – 5; 3 – 6 là nhóm các mảnh ghép để kết hợp nội dung phân tích giúp HS cả lớp sẽ nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9. -> Với kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép sẽ tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh làm việc theo nhóm, hào hứng học tập, phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, mạnh dạn chia sẻ. 4. Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Toán. - Việc sử dụng BĐTD không còn xa lạ đối với việc học môn Toán. BĐTD giúp HS phát triển hết khả năng sáng tạo, thẩm mỹ, khả năng tư duy. Tuy nhiên GV thường sử dụng BĐTD trong việc củng cố kiến thức. Còn tôi mạnh dạn sử dụng BĐTD ngay trong quá trình dạy học bài mới. GV thay vì gạch chân đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì GV hoặc HS sử dụng BĐTD để thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học trực quan mà hiệu quả, HS sẽ dễ ghi nhớ hơn đối với kiến thức Toán học. - Khi thực hiện dạy học bằng cách lập BĐTD tôi làm qua 4 bước như sau: + Bước 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng dẫn của giáo viên. + Bước 2: HS hoặc đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. + Bước 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. + Bước 4: Củng cố kiến thức bằng BĐTD. Ví dụ: dạy bài Góc nhọn, góc tù, góc bẹt( trang 49 SGK Toán 4) Nếu GV sử dụng phương pháp trình bày truyền thống thì vấn đề vẫn được giải quyết nhưng không hiệu quả vì nội dung dàn trải, hết nội dung này đến nội dung khác, HS dễ bị nhàm chán khi hình thức học tập bị lặp lại. Sau khi giới thiệu xong nội dung kiến thức cần nắm trong bài học hôm nay, tôi có thể tổ chức cho HS làm việc theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, thực hiện yêu cầu trên phiếu bài tập, học sinh kết hợp đồ dùng trực quan đo các góc nêu nội dung chính theo BĐTD. Cuối cùng GV cùng HS hoàn thiện được BĐTD kiến thức theo ý muốn của mình. -> Sử dụng BĐTD trong dạy học, HS chủ động tiếp thu kiến thức, hệ thống, ghi nhớ, vận dụng kiến thức bài học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. * Thiết kế BĐTD của GV: Sử dụng phần mềm “Mindmap” 5. Sử dụng các biện pháp Tạo tình huống có vấn đề . 7 - Một học sinh lên quay vòng số. Vòng số dừng lại số nào thì ghi phân số ra bảng và đọc phân số đó. Cờ màu xanh biểu thị tử số, cờ màu đỏ biểu thị mẫu số. Ghi đúng và đọc đúng phân số thì được thưởng hoa tích cực. *Trò chơi Toán học cũng có thể là những câu đối vui giúp học sinh thư giãn, thoải mái trong lớp tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh. Ví dụ 1: Khi dạy về dấu hiệu chia hết cho 2. Có một đàn ngựa và một số cậu bé. Nếu mỗi cậu bé cưỡi 1 con ngựa thì thừa 1 cậu bé. Nếu 2 cậu bé cưỡi chung 1 con ngựa thì thừa 1 con. Hỏi có mấy cậu bé, mấy con ngựa? Giải Số cậu bé nhiều hơn số con ngựa là 1 Số cậu bé chia hết cho 2 => Số cậu bé là số chẵn. Thử số cậu bé là số chẵn từ 2, 4, 6, 8 Số ngựa luôn ít hơn số cậu bé là 1 -> Số cậu bé là 4 người. Số con ngựa là 3 con Ví dụ 2: Khi học về khái niệm hình bình hành: Giáo viên đố: Với 6 que diêm, con hãy xếp thành 5 hình bình hành. Trò chơi học tập chính là phương pháp “học mà chơi, chơi mà học” có hiệu quả giáo dục cao, thu hút được tất cả học sinh trong lớp tích cực tham gia, tạo không khí sôi nổi, vui tươi, hào hứng học tập, phát huy vốn kiến thức của mình để có thể trả lời đúng câu hỏi. Đồng thời thông qua trò chơi còn giúp cho các em thêm đoàn kết, gắn bó, yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô và bạn bè, khiến các em thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. - Nên sử dụng PowerPoint hoặc sử dụng phần mềm Educandy (phần mềm thiết kế trò chơi học tập).. để thiết kế bài giảng sinh động. 7. Tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng hình thức dạy học dự án. Tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng hình thức dạy học dự án tạo cơ hội cho HS tự thực hiện nhiệm vụ từ việc lập kế hoạch đến việc báo cáo sản phẩm. Từ đó phát huy được tính tự giác, tích cực, ý thức trách nhiệm và phát triển các năng lực. Dạy học theo dự án có thể được thực hiện theo các bước sau: Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuẩn bị: - Xây dựng câu hỏi định - Làm việc nhóm để lựa - Xác định ý tưởng, hướng: xuất phát từ nội chọn chủ đề dự án. xác định chủ đề, mục dung bài học và mục tiêu - Xây dựng kế hoạch dự đích dự án. cần đạt. án. - Lập kế hoạch các - Thiết kế nhiệm vụ cho + Lên kế hoạch những nhiệm vụ học tập. HS: làm thế nào để HS thực việc cần làm và phân hiện xong thì bộ câu hỏi công công việc trong cũng được giải quyết và đạt nhóm. được các mục tiêu đề ra lúc + Thời gian dự kiến tiến đầu. hành, cơ sở vật chất. - Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ + Phương pháp tiến GV và HS cùng các điều hành kiện thực hiện dự án. 9 Cụ thể: từng nhóm trả lời các câu hỏi cụ thể để phân công nhiệm vụ như: + Ai tiến hành điều tra? Điều tra ai? Điều tra cái gì? + Khu vực điều tra ở đâu? + Khi nào tiến hành điều tra? + Sản phẩm cần đạt của mỗi người là gì? - Sau đó ghi lại vào phiếu phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. - Dự kiến sản phẩm cần đạt: mỗi nhóm có biểu đồ đã hoàn thiện, bài thuyết trình về quá trình thực hiện dự án, giải đáp được các thắc mắc xoay quanh dự án. Bước 2: Thực hiện dự án. - Sau khi nắm rõ được nội dung và nhiệm vụ cụ thể, các nhóm tiến hành thực hiện dự án theo đúng kế hoạch mà nhóm đã xây dựng. - Sản phẩm thu được của mỗi nhóm là biểu đồ cột thể hiện các thông tin, số liệu mà nhóm đã thu thập được. Sau khi hoàn thiện biểu đồ, các thành viên trong nhóm luân phiên đặt câu hỏi cho nhau để hiểu rõ về biểu đồ mình đã vẽ. Chẳng hạn: + Có bao nhiêu hộ gia đình có 4 người? + Đa số các gia đình có bao nhiêu người? + Tổng số người của 5 hộ (hoặc 10 hộ) gia đình là bao nhiêu? - Trong quá trình thực hiện dự án, nhóm trưởng động viên khích lệ, đôn đốc các bạn để thự hiện hoàn thành dự án đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra. - GV giúp đỡ các nhóm HS khi gặp khó khăn thực hiện dự án. Bước 3: Kết thúc dự án. - Tổ chức trưng bày và giới thiệu sản phẩm của nhóm mình: + Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày về sản phẩm của nhóm mình. + Các nhóm khác cùng nhận xét và đưa ra các câu hỏi, thắc mắc cho nhóm vừa trình bày. - Đánh giá kết quả: + Tổ chức cho học sinh tự đánh giá kết quả của bản thân và của nhóm mình, đánh giá kết quả của các nhóm khác. + Giáo viên tổng hợp ý kiến để đưa ra kết luận về kết quả thực hiện dự án của từng nhóm, đưa ra nhận xét, đánh giá về sự thành công của dự án. Chia sẻ cùng lớp: Em thích nhất điều gì ở dự án này? -> Tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng hình thức dạy học dự án tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của HS. 8. Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Toán. * Kể chuyện Toán học: - HS Tiểu học rất thích nghe kể chuyện, tích hợp kể chuyện vào dạy học sẽ làm cho giờ Toán hay hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, cuốn hút học sinh HS tích cực học tập hơn, cuối cùng là làm cho tiết dạy - học Toán mang lại hiệu quả cao hơn. Ví dụ 1: Khi học về số đo thời gian, số đo độ dài (Toán lớp 4) Giáo viên kể chuyện: Một người ưa chính xác Một người khách đi về thành phố dự tiệc. Gặp một người thanh niên vẻ thông minh ngồi uống nước bên quán nước bên đường, người khác hỏi: - Từ đây về thành phố đi hết bao lâu, anh bạn trẻ? Người thanh niên quay mặt về phía người khách, có ý dò xét nhưng không
File đính kèm:
- tom_tat_skkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_phat_huy_tinh_tic.docx