Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt toán có lời văn ở Lớp 4

docx 9 trang lop4 19/02/2024 460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt toán có lời văn ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt toán có lời văn ở Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt toán có lời văn ở Lớp 4
 PHẦN I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
 Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn. Đó cũng 
là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức được thế 
giới xung quanh, hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Việc dạy giải toán có lời 
văn là một bộ phận quan trọng trong chương trình toán Tiểu học, là một công việc 
hàng ngày của giáo viên và học sinh. Những bài toán được giải theo những yêu 
cầu riêng của đề bài, tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ để giải đúng. Thông qua 
việc dạy giải toán có lời văn sẽ giúp các em phát triển trí thông minh, óc sáng tạo 
và làm việc một cách khoa học.
 Năm học 2022 - 2023, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4/1, sĩ số lớp 32 
em. Trong thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi phát hiện các em rất chậm phần giải 
toán có lời văn. Giai đoạn đầu lớp 4 chỉ ôn lại các bài toán đơn, toán hợp học từ 
lớp 1,2,3. Các bài toán hợp thường chỉ có đến 2 phép tính. Nhưng cả lớp chỉ 
khoảng 5 em hiểu biết và làm đúng, chính xác. Còn lại các em hầu như không hề 
đọc kĩ đề, cũng không xác định được mối quan hệ giữa các số đã cho và các số 
cần tìm. Cho nên những em này không bao giờ giải được đúng bài toán. Có khi 
chỉ lấy số này cộng số kia, trừ số nọ, ... Khi được hỏi: Tại sao em thực hiện phép 
tính đó? Thực hiện phép tính đó thì tìm ra được gì? thì học sinh không hề biết. Vì 
vậy, tôi nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt toán có lời 
văn ở lớp 4”.
 PHẦN II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT
 Để giải được một bài toán có lời văn, chúng ta cần tiến hành các bước sau:
 - Bước 1: Nghiên cứu kĩ đề bài.
 - Bước 2: Phân tích đề toán, tóm tắt đề toán.
 - Bước 3: Phân tích các mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho với kết luận để 
tìm ra cách giải bài toán (hay lập kế hoạch giải toán).
 - Bước 4: Trình bày bài giải.
 Nhiệm vụ của giáo viên là hướng dẫn học sinh thực hiện thật kĩ các bước 
1,2,3 trước khi thực hiện bước 4 là viết bài giải vào vở.
 PHẦN III. BIỆN PHÁP CẦN GIẢI QUYẾT thể cho học sinh viết tóm tắt vào bài giải hoặc không). Riêng các bài toán về các 
mối quan hệ số học “tổng (hiệu) và tỉ số” thì cần phải vẽ sơ đồ đoạn thẳng vào 
phần trình bày bài giải.
 Có nhiều cách để tóm tắt bài toán. Có thể tóm tắt bằng chữ, bằng sơ đồ đoạn 
thẳng hoặc hình vẽ minh họa. Trong đó, việc dùng sơ đồ đoạn thẳng được sử dụng 
phổ biến. Sử dụng các đoạn thẳng để mô tả các dữ kiện, các điều phải tìm. Việc 
minh họa này có tác dụng quan trọng giúp cụ thể hóa bài toán (diễn đạt một cách 
trực quan), giúp học sinh tìm được cách giải bài toán, vừa loại trừ những cái thứ 
yếu, không cần thiết.
 Ví dụ 1: Một nhà máy sản xuất trong 4 ngày được 680 chiếc ti vi. Hỏi trong 
7 ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu chiếc ti vi, biết số ti vi sản xuất mỗi 
ngày là như nhau?
 Đối với bài toán hợp này, ta tóm tắt bằng lời như sau:
 4 ngày: 680 chiếc ti vi
 7 ngày: ... chiếc ti vi?
 Ví dụ 2: Số học sinh của 3 lớp lần lượt là 25 học sinh, 27 học sinh, 32 học 
sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? (Sách giáo khoa Toán 4 trang 
27).
 Đối với bài toán tìm số trung bình cộng này, ta tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng 
như sau:
 25 học sinh 27 .học .sinh 32 học sinh
 ? học sinh ? học sinh ? học sinh
 Bước 3: Phân tích các mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho với kết luận 
để tìm ra cách giải bài toán (hay lập kế hoạch giải toán)
 Đây là bước quan trọng và khó nhất, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ để phân 
tích bài toán hợp thành các bài toán đơn. Dựa vào mối quan hệ giữa dữ kiện đã 
cho với kết luận để tìm ra cách giải bài toán. Tôi tiến hành bằng phương pháp 
phân tích, phương pháp tổng hợp hoặc kết hợp cả 2 phương pháp ấy.
 Phương pháp phân tích là phương pháp suy luận từ câu hỏi chính của bài - Mỗi bộ bàn ghế có mấy học sinh ngồi? (Mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh 
ngồi.)
 - Vậy có thể tính số học sinh của 1 phòng được không?
 - Có số học sinh 1 phòng rồi tính số học sinh 8 phòng được không?
 Tôi hướng dẫn học sinh như sau:
 Tất cả học sinh
 II
 Số học sinh 1 phòng x 8
 II
 Số bộ bàn ghế 1 phòng x 2
 Nhìn vào sơ đồ này, dễ dàng nhìn thấy:
 Muốn tính số học sinh 1 phòng ta lấy Số bộ bàn ghế 1 phòng x 2.
 Muốn tính số học sinh 8 phòng ta lấy Số học sinh 1 phòng x 8.
 Bước 4: Trình bày bài giải bài toán
 Sau khi đã tiến hành xong bước 3 - bước quan trọng nhất của việc giải toán 
- học sinh sẽ trình bày bài giải. Tôi luôn nhắc nhở học sinh, mỗi khi thực hiện 
xong phép tính cần kiểm tra lại xem có đúng chưa, cách viết câu lời giải, đáp số,...
 Trong 4 bước trên, chỉ có bước 4 học sinh phải làm đầy đủ vào vở hoặc bảng 
lớp để tôi nhận xét đánh giá. Các bước 1,2,3 có thể làm ngoài nháp.
 Riêng các bài toán về các mối quan hệ số học “tổng (hiệu) và tỉ số” thì cần 
phải vẽ sơ đồ đoạn thẳng vào phần trình bày bài giải.
 Ví dụ 1: Từ ví dụ trên, dựa vào trình tự ấy, học sinh có thể giải và trình bày 
bài giải bằng cách đi ngược lại sơ đồ trên.
 Tất cả học sinh
 II
 Suy nghĩ Số học sinh 1 phòng x 8 Giải
 II
 Số bộ bàn ghế 1 phòng x 2
 Bài giải
 Số học sinh mỗi phòng là: số tuổi con nhân với 6 thì được số tuổi của bố hoặc tìm tuổi bố rồi lấy tuổi bố chia 
6 được tuổi con.
 Tôi luôn coi trọng việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì về kết
 * Ngoài các bước trên, tôi luôn:
 - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Giáo viên cần coi trọng việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì về kết quả 
học tập của học sinh để nắm bắt kịp thời việc vận dụng, rèn kĩ năng giải toán có 
lời văn cho các em. Từ đó, phân loại học sinh theo trình độ để tự điều chỉnh về 
mục tiêu đối với từng bài dạy cụ thể cho phù hợp với các nhóm đối tượng học 
sinh lớp mình phụ trách. Bên cạnh công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, tôi tự 
điều chỉnh về hình thức tổ chức dạy học, điều chỉnh về phương pháp dạy học sao 
cho kết quả các tiết dạy đạt được mục tiêu đã đề ra. Tôi luôn quan tâm, giúp đỡ 
những em học sinh có kết quả học tập môn Toán nói chung và giải toán có lời văn 
đạt kết quả chưa cao nói riêng để các em có hướng vươn lên.
 - Tổ chức các trò chơi toán học:
 Tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi học tập kết hợp trong các tiết 
dạy. Tôi xác định rõ kiến thức và kĩ năng của trò chơi. Chuẩn bị chu đáo, hướng 
dẫn rõ ràng cách chơi, luật chơi, thực hiện đúng lúc với các trò chơi hợp lí, cân 
đối với các hoạt động của tiết dạy. Tổ chức các trò chơi trong toán học như: Tiếp 
sức, Ai nhanh ai đúng, Em làm giám khảo, Ô số may mắn, Ai thông minh 110'11...
 Thông qua việc tổ chức thành công các trò chơi, tôi đã tạo không khí thoải 
mái, nhẹ nhàng, kích thích các hoạt động học tập của học sinh. Củng cố chắc chắn 
các kiến thức, kĩ năng cần đạt trong tiết dạy cho học sinh.
 Ví dụ: Trò chơi “Em làm giám khảo”: Tôi đính bảng phụ có ghi sẵn nội 
dung bài tập và kèm theo một vài đáp án, sau đó tôi gọi 01 học sinh lên bảng chọn 
đáp án đúng cho bài toán. Các em dưới lớp dùng thẻ xanh, đỏ để chấm đúng, sai. 
(Nếu bạn làm đúng, các em đưa thẻ màu đỏ. Nếu bạn làm sai, các em đưa thẻ 
xanh.) và nhất là khi trình bày bài giải. Có thể lúc đầu với học sinh, việc tự diễn đạt còn 
nhiều khó khăn, nhưng đây là cơ hội thuận lợi để học sinh được phát triển tư duy, 
khả năng tự giải quyết vấn đề (liên quan đến các tình huống cần giải quyết trong 
thực tế sau này).
 Khi hướng dẫn giải toán có lời văn, tôi luôn gợi ý khuyến khích để học sinh 
có cách giải linh hoạt, không áp đặt, cần để học sinh lựa chọn cách giải, câu trả 
lời, phép tính hợp lí nhất. Dần dần, học sinh sẽ có thói quen không bằng lòng với 
kết quả đã đạt được và có mong muốn tìm giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình 
cũng như giải quyết một vấn đề trong học tập.
 Trong lớp học có nhiều đối tượng học sinh, đòi hỏi tôi phải chấp nhận tình 
trạng trong cùng một khoảng thời gian có một số học sinh làm được nhiều bài tập 
hơn học sinh khác. Tôi có thể tổ chức như sau:
 - Đối với các học sinh giải được nhiều bài toán thì tôi cho các em kiểm tra: 
kiểm tra chéo, kiểm tra nhóm, hoặc bản than tôi trực tiếp kiểm tra, sau đó cho các 
em làm tiếp các bài tập tiếp theo. Đối tượng học sinh này, tôi có thể cho các em 
hoàn thành các bài tập ngay trong tiết học.
 - Đối với các học sinh gặp lúng túng, khó khăn trong việc giải toán thì tôi 
có thể trực tiếp hướng dẫn hoặc tổ chức cho học sinh làm với sự giúp đỡ, hỗ trợ 
của tôi (chú ý gợi ý, hướng dẫn cách giải chứ không phải là đọc bài giải hoặc là 
cho chép bài giải). Các bài toán các em chưa giải xong thì tôi cho các em tiếp tục 
hoàn thành ở nhà hoặc ở buổi học thứ hai trong ngày. Chú ý thực hiện theo chuẩn 
kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuỳ theo đối tượng mà chúng ta 
có cách hướng dẫn khác nhau chứ không thể rập khuôn, máy móc cho mọi học 
sinh.
 Tôi luôn kiên trì, nhẫn nại, không nóng vội, không làm thay học sinh.
 2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
 Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng cho lớp 4/1 tôi đang chủ nhiệm 
và áp dụng cho cả khối lớp Bốn trong huyện Tân Trụ./.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx