Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính tích cực và các năng lực học sinh khi học Toán Lớp 4

docx 15 trang lop4 16/02/2024 571
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính tích cực và các năng lực học sinh khi học Toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính tích cực và các năng lực học sinh khi học Toán Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy tính tích cực và các năng lực học sinh khi học Toán Lớp 4
 Phụ lục số 3
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO 
 Kết quả của sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng cấp 
 huyện 
 Kính gửi: Hội đồng công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng 
 sáng kiến huyện .................
 1. Tên sáng kiến: Biện pháp phát huy tính tích cực và các năng lực của 
học sinh khi học Toán lớp Bốn
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Toán
 3. Số Quyết định công nhận sáng kiến: Quyết định số ../QĐ-
HĐCNSK ngày  của Hiệu trưởng trường tiểu học 
................................
 4. Thông tin tác giả: 
 - Họ và tên: ............................... Nữ - Năm sinh: 
 - Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm Tiểu học
 - Điện thoại: ................ Email: ...............................
 - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH ...............................
 - Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %
 5. 
 Khi áp dụng sáng kiến này đã đạt nhiều kết quả cụ thể: Qua việc phát huy 
tính tự học của học sinh, giúp cho các lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, nhớ 
bài lâu hơn, sáng tạo và không còn phụ thuộc vào người khác. Biết tự hoàn thiện 
bản thân, tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Phát huy được tính 
tự giác học tập, tự giác tham gia vào hoạt động nhóm và biết chia sẻ kết quả học 
tập với bạn. Đúng như câu nói: Tôi nghe, tôi sẽ quên. Tôi làm, tôi sẽ hiểu.
 Với việc tổ chức các trò chơi học tập trong môn Toán, HS hứng thú hơn, 
phát huy được những khả năng của mình. Học sinh được lôi cuốn vào việc học 
một cách tự nhiên và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những 
mệt mỏi căng thẳng trong quá trình học tập. Nội dung GV truyền đạt được các 
em tiếp thu dễ dàng hơn và giúp những HS nhút nhát hòa mình được vào tập thể. 
Số lượng HS yêu thích môn Toán sẽ tăng lên.
 Nhờ các thay đổi từ việc áp dụng các biện pháp phát huy tính tích cực và 
các năng lực của học sinh khi học Toán lớp 4 đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp 
phần nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán cho học sinh lớp 4/1 do tôi trực 
tiếp giảng dạy.
 Những con số dưới đây đã thể hiện rõ điều đó:
 Trang 1 bước đầu áp dụng các giải pháp mà tôi chia sẻ. 
 Với những hiệu quả đạt được từ một năm thực hiện các giải pháp cho lớp 
giảng dạy, tôi tin rằng sáng kiến này có thể áp dụng vào việc giảng dạy của giáo 
viên và việc học của học sinh trong chương trình toán ở bậc tiểu học, không chỉ 
trong trường tôi mà còn có thể áp dụng trong toàn huyện tùy vào tình hình thực 
tế của từng lớp.
 6. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền sáng kiến, thông tin 
nêu theo báo cáo này là sự thật. 
 7. Các tài liệu kèm theo:
 ................, ngàythángnăm..
 ĐỐNG TÁC GIẢ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
 ...............................
 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Trang 3 - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên phải nghiên 
cứu bài thật kĩ để giao nhiệm vụ cụ thể đến học sinh và biết cách hướng dẫn học 
sinh tự tìm tòi nghiên cứu kiến thức. Phải căn cứ vào đặc điểm nhận thức của 
học sinh tiểu học để lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung và đối tượng 
học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phải luôn đổi mới phương pháp dạy 
học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức, sáng tạo của 
học sinh. Đây là việc làm đòi hỏi giáo viên phải kiên trì trong nhiều năm và phải 
có quyết tâm cao.
 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Góp phần nâng cao chất lượng học tập môn 
Toán của lớp tôi đảm nhận một cách rõ rệt, các em có ý thức hơn trong việc học.
 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): 
 - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng 
kiến lần đầu (nếu có):
 Số Họ và Ngày Nơi công Chức Trình độ Nội dung công 
 TT tên tháng tác (hoặc danh chuyên việc hỗ trợ
 năm nơi thường môn
 sinh trú)
 Tôi chưa sử dụng kết quả công nhận sáng kiến, kết quả công nhận 
phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của sáng kiến này lần nào.
 Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, 
đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Đồng tác giả , ngày ... tháng... năm .........
 (Ký và ghi rõ họ tên) Người nộp đơn 
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 ...............................
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Trang 5 vấn đề của học sinh
 Bước 1: Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc tự học ở 
nhà:
 Để việc tự học ở nhà của học sinh đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm giáo viên 
phải tập cho học sinh thói quen tự tìm tòi cách giải, tự nghiên cứu bài trước ở 
nhà. Khi giao bài về nhà cho học sinh, giáo viên không chỉ đơn giản nhắc học 
sinh xem trước bài, mà phải định hướng cụ thể cho học sinh cần nghiên cứu nội 
dung gì, cần tìm hiểu rõ vấn đề gì? Có thể bằng những hệ thống câu hỏi hoặc 
những bài tập liên quan đến nội dung bài học. Sau khi giao việc cho học sinh tự 
học ở nhà, giáo viên cần phải kiểm tra học sinh hoặc tổ chức cho học sinh tự 
kiểm tra lẫn nhau. Trước khi tìm hiểu kiến thức mới, giáo viên có thể hỏi học 
sinh về nhà ai đã chuẩn bị bài và kiểm tra mức độ nghiên cứu bài trước của học 
sinh để biết học sinh nắm bài đến đâu, từ đó giáo viên có cách hướng dẫn học 
sinh tìm hiểu thức phù hợp. Khi học sinh chuẩn bị bài tốt, giáo viên cần tuyên 
dương khích lệ tinh thần tự học của các em, để các bạn trong lớp học theo.
 Ví dụ 1: Trước khi học bài “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số 
đó” tôi yêu cầu học sinh về nhà tự nghiên cứu bài trước với những vấn đề cụ thể: 
Thế nào là tổng, thế nào là hiệu? Xác định được đâu là số bé, đâu là số lớn? 
Cách tìm số bé, tìm số lớn. Tìm hiểu trước các bài tập và tìm những cách giải 
khác với sách giáo khoa. Khi đến lớp dạy bài mới, tôi nêu ví dụ và cho học sinh 
tự tìm cách giải, sau đó tôi chốt lại cách thức tìm số bé, số lớn và cho học sinh 
nhắc lại.
 Bước 2: Việc tự học trên lớp để phát triển năng lực hợp tác và giải 
quyết vấn đề khi học Toán thông qua hoạt động nhóm:
 Mục đích của việc học nhóm là giúp học sinh nâng cao năng lực tự học 
của học sinh. Phát huy tính tích cực, năng lực tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Tạo 
điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức. Thể 
hiện sự mạnh dạn, tự tin và chủ động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà 
trường. Học nhóm cũng giúp cho học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. 
Vì vậy để học nhóm có hiệu quả thì tôi đã thực hiện những việc sau:
 + Xây dựng tốt nề nếp lớp học.
 + Phân nhóm khoảng 4 đến 5 học sinh. Trong nhóm có nhóm trưởng thay 
phiên nhau điều hành nhóm.
 + Khi học sinh học nhóm tôi đưa ra lệnh rõ ràng giúp học sinh hiểu rõ và 
xác định nội dung yêu cầu của từng nhiệm vụ để thực hiện. Có khi tôi giao 
nhiệm vụ cho các nhóm bằng phiếu giao việc sau đó các nhóm tự giải quyết 
nhiệm vụ.
 + Nhóm trưởng yêu cầu các bạn thực hiện làm bài cá nhân – chia sẻ nhóm 
đôi – thống nhất nhóm lớn.
 + Thay phiên nhau trình bày ý kiến hay thắc mắc của nhóm.
 Tôi đã xây dựng các nhóm giống như là một lớp học nhỏ. Các bạn trong 
nhóm phải có ý kiến cá nhân, phải trình bày được những quan điểm và thắc mắc 
của mình. Nếu trong nhóm không giải quyết được vấn đề thì có các tín hiệu trợ 
giúp từ các nhóm khác, từ giáo viên. Cần tạo cho học sinh thói quen biết chia sẻ, 
giúp đỡ và sửa sai cho bạn, sửa sai cho mình. Nếu không đồng tình với kết quả 
Trang 7 + Phải thay đổi hình thức nghiệm thu: 
 - Giáo viên có thể nghiệm thu nhóm trưởng, yêu cầu nhóm trưởng nghiệm 
thu các bạn trong nhóm. Sau đó báo cáo cho giáo viên.
 - Giáo viên nghiệm thu một nhóm, yêu cầu các em học tốt đi nghiệm thu 
các nhóm khác. Khi nghiệm thu xong quay về báo cáo cho giáo viên.
 - Các nhóm nghiệm thu kết quả theo đáp án của giáo viên.
 + Đối với các bài tập bổ sung mức 4: Giáo viên có thể chuẩn bị ở phiếu 
giao việc rồi yêu cầu các nhóm làm bài chia sẽ ý kiến và thống nhất kết quả, 
hoặc có thể cho các em chia sẽ ngay trước lớp để các bạn khác bổ sung kiến 
thức với mức độ cao hơn.
 Ví dụ: Khi dạy bài “ Nhân với số có hai chữ số” Toán lớp 4 trang 69.
 Bài tập cần làm : Bài 1: Đặt tính rồi tính
 a/ 86 x 53 b/ 33 x 44 c/ 157 x 24
 Cách thức thực hiện: Sau khi thực hiện hoạt động nhóm tìm hiểu xong 
phần kiến thức mới. Giáo viên tiến hành cho học sinh luyện tập thực hành bài 
toán trên: 
 Bài 1: Học sinh làm bài cá nhân – chia sẽ cách làm với các bạn trong 
nhóm- giáo viên sẽ đi hổ trợ giúp đỡ học sinh khó khăn khi thực hiện. Khi học 
sinh làm xong giáo viên nghiệm thu một bạn trong nhóm sau đó bạn được 
nghiệm thu rồi sẽ đi nghiệm thu các bạn khác trong nhóm. Cuối cùng sẽ báo cáo 
với giáo viên.
 Khi thực hiện được phương pháp này sẽ giúp cho học sinh không những 
tích cực hơn khi học toán mà còn giúp cho các em phát triển được các năng lực 
tự học, hợp tác với các bạn trong nhóm- trong lớp và khả năng giải quyết vấn đề 
trong học tập.
Giải pháp 3: Liên hệ thực tế trong toán học giúp học sinh tích cực hơn 
trong khi học Toán lớp 4
 Kiến thức toán học rất trừu tượng và khô khan, nếu chỉ dạy bám sát theo lí 
thuyết, sẽ làm cho học sinh rất khó hiểu, mau quên và không áp dụng được vào 
thực tiễn cuộc sống. Vì vậy trong mỗi tiết dạy, giáo viên nên liên hệ nhiều kiến 
thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học 
trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong 
việc chiếm lĩnh tri thức.
 Bước 1: Sử dụng những kiến thức sẵn có vào hình thành kiến thức mới 
cho học sinh:
 Ví dụ 1: Khi dạy bài “Yến, tạ, tấn” để hình thành cho học biết về đơn vị đo 
yến trên cơ sở đã biết về ki-lô-gam. Tôi có thể dẫn dắt cho học như sau: Ở nhà 
mẹ bảo em đi mua một bao gạo 10kg, nhưng ở miền Bắc cũng với bao gạo đó 
nhưng mẹ bạn Lan lại nói là bao gạo 1 yến. GV hỏi 1 yến bằng bao nhiêu kg? 
 Bước 2: Sử dụng kiến thức thực tế vào hướng dẫn học sinh làm bài 
thực hành, luyện tập:
 Ví dụ 1: Gia đình em xây nhà, mẹ em bảo em: Con hãy tính xem nhà mình 
xây 4 phòng, mỗi phòng lắp 2 bóng đèn. Giá tiền mỗi bóng là 38000 đồng. Vậy 
mẹ cần phải trả bao nhiêu tiền hả con? Học sinh cần liên hệ ngay đến bài toán 
sau: “Nhà trường dự định lắp bóng đèn cho 32 phòng học, mỗi phòng 8 bóng. 
Trang 9 một cách tự nhiên và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những 
mệt mỏi căng thẳng trong quá trình học tập. Nội dung GV truyền đạt được các 
em tiếp thu dễ dàng hơn và giúp những HS nhút nhát hòa mình được vào tập thể. 
Số lượng HS yêu thích môn Toán sẽ tăng lên.
 Các GV trước đây chỉ thường chú trọng đến việc hình thành các kĩ năng 
tính toán của học sinh, chưa chú trọng nhiều đến việc cho HS vận dụng những 
kiến thức đã học vào thực tế. Với giải pháp này học sinh có thể nắm chắc kiến 
thức và nhớ lâu hơn và xử lí được các tình huống gặp phải trong cuộc sống tốt 
hơn.
 Tuy vậy với bản thân tôi, nhờ các thay đổi từ việc áp dụng các biện pháp 
phát huy tính tích cực và các năng lực của học sinh khi học Toán lớp 4 đã mang 
lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán cho học 
sinh lớp 4/1 do tôi trực tiếp giảng dạy.
 Những con số dưới đây đã thể hiện rõ điều đó:
 Thời điểm Mức đạt được
 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
 Đầu năm 5 13,8% 25 69,4% 6 16,8%
 Cuối HKI 9 25% 25 69,4% 2 5,6%
Cuối HKII 15 41,6% 21 58,4%
b) Hiệu quả áp dụng: 
 Với kết quả trên, tôi thấy việc dạy học Toán có kết quả giảng dạy cao thì 
người thầy phải không ngừng tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học để tạo 
được cách dạy lấy học sinh làm trung tâm.
 Với kết quả này, tôi không thể lấy đó làm bằng lòng để rồi dừng lại ở đó. 
Theo tôi, đã là giáo viên thì việc học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong cách dạy là 
một nhiệm vụ mỗi ngày của người thầy, hoạt động đó phải được diễn ra thường 
xuyên, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với môn Toán 
và đặc biệt có thể tạo điều kiện vững vàng cho học sinh bước vào chương trình 
Toán ở những lớsp tiếp theo.
 Sau khi áp dụng các giải pháp vào thực tế giảng dạy, kết quả thu được thật 
đáng khích lệ, không còn học sinh xếp loại chưa hoàn thành nữa, mà ở mức 
hoàn thành tốt và hoàn thành đạt tỉ lệ rất cao. Ngoài những kết quả trên, điều tôi 
thấy rất thành công đó là các em tự tin học môn Toán hơn và nhất là các em đã 
phát huy được các năng lực của bản thân và hứng thú hơn với môn Toán. 
 Bảng so sánh kết quả khảo sát về mức độ hoàn thành môn Toán của lớp 
4/1 và một lớp cùng khối không áp dụng các giải pháp thời điểm cuối năm học 
2022 – 2023 như sau:
 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Lớp Sĩ số
 Số Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Trang 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_va_ca.docx