SKKN Một số kinh nghiệm nhằm phát triển phẩm chất chăm học và tự tin cho học sinh Lớp 4, 5 thông qua một số trò chơi toán học

doc 23 trang lop4 23/02/2024 3942
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nhằm phát triển phẩm chất chăm học và tự tin cho học sinh Lớp 4, 5 thông qua một số trò chơi toán học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nhằm phát triển phẩm chất chăm học và tự tin cho học sinh Lớp 4, 5 thông qua một số trò chơi toán học

SKKN Một số kinh nghiệm nhằm phát triển phẩm chất chăm học và tự tin cho học sinh Lớp 4, 5 thông qua một số trò chơi toán học
 PHỤ LỤC
1. Đặt vấn đề 4
2. Giải quyết vấn đề 5
2.1. Cơ sở lý luận 5
2.2. Thực trạng của vấn đề 7
2.3. Các giải pháp 11
2.3.1. Nhận thức về tác dụng của trò chơi Toán học 11
2.3.2. Nguyên tắc khi sử dụng trò chơi Toán học 12
2.3.3. Cấu trúc của trò chơi học tập 14
2.3.4. Giới thiệu một số trò chơi nhằm gây hứng thú học tập trong 15
 môn Toán lớp 4, 5
2.4. Hiệu quả từ việc tổ chức các trò chơi Toán học 21
3. Kết luận 23
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến 23
3.2. Kiến nghị - đề xuất 24
 3 Muốn học sinh tiểu học chăm học thì mỗi người giáo viên không phải chỉ 
truyền đạt nội dung kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng và các tài liệu đã có 
sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và sách thiết kế bài giảng 
một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu 
chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ 
nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây 
ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo 
sẵn sàng thích ứng với hội nhập thế giới.
 Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học 
môn toán nói riêng và các môn học khác ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính 
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được 
hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt 
động học tập. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với 
nhận thức của các em. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú 
nhất. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, 
khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày càng được nâng 
cao. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách 
dễ dàng; kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các 
em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. 
 Xuất phát từ lí do trên, qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu, tôi mạnh dạn 
chọn sáng kiến “Một số kinh nghiệm nhằm phát triển phẩm chất chăm học 
và tự tin cho học sinh lớp 4, 5 thông qua một số trò chơi toán học” nhằm góp 
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tại Trường Tiểu học Ngô 
Sĩ Liên. 
 2. Giải quyết vấn đề
 2.1. Cơ sở lý luận
 Học sinh tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi thích cái mới lạ nhưng 
lại nhanh chóng chán. Đối với trẻ trò chơi là một phát hiện mới, kích thích tò 
mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Trò chơi toán học nhằm mục đích là thông qua 
 5 pháp dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ 
chức các trò chơi xen kẽ... để củng cố khắc sâu kiến thức.
 2.2. Thực trạng của vấn đề
 100% số cán bộ giáo viên trong trường có trình độ đạt chuẩn: trong đó 
trên chuẩn chiếm 98,5%.
 Đa số đội ngũ giáo viên đều có thâm niên trong nghề từ 10 năm trở lên 
nên có kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ và sức khỏe tốt và luôn có tinh thần 
đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm 
chất đạo đức tốt, tinh thần kỷ luật cao, nhiệt tình, yêu nghề và thẳng thắn trong 
đấu tranh phê bình, luôn cầu tiến bộ và ý thức phấn đấu. Nhiều giáo viên có kiến 
thức vững chắc, có phương pháp giảng dạy tốt, có kinh nghiệm rèn bồi dưỡng 
học sinh giỏi, có hướng phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, 100% giáo viên thực 
hiện đúng quy chế chuyên môn. Nhiều giáo viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng 
nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến đổi mới phương pháp. 100% giáo viên 
tham dự hội giảng các đợt trong năm. Sinh hoạt chuyên môn luôn được giáo 
viên và nhà trường coi trọng. Mặt khác, đội ngũ giáo viên nhà trường rất tích 
cực sưu tầm, làm và sử dụng đồ dùng dạy học.
 Bên cạnh những mặt tích cực, giáo viên nhà trường cũng còn những mặt 
hạn chế nhất định. Một số giáo viên có tư tưởng tự bằng lòng với trình độ 
chuyên môn của mình, ngại học, ngại tìm tòi sáng tạo, do đó những giờ dạy trở 
nên đơn điệu, ít hấp dẫn học sinh. 
 * Thực trạng công tác bồi dường đội ngũ giáo viên
 Hệ đào tạo:
 SỐ HỆ ĐÀO TẠO
 GIÁO NỮ TRUNG CAO ĐẠI SAU ĐẠI 
 SƠ CẤP
 VIÊN CẤP ĐẲNG HỌC HỌC
 56 55 0 0 16 39 01
 Một số các đồng chí giáo viên trẻ đang theo học các lớp đại học tại chức 
Tiểu học, sau đại học.
 7 - Chuẩn bị đồ dùng thực hiện trò chơi như phiếu bài tập, bảng kẻ, bảng 
phụ, thẻ chữ...
 - Đánh giá đúng thực chất kết quả sau mỗi lần chơi, giáo viên nên có 
những nhận xét kịp thời đầy đủ, cụ thể về ưu khuyết điểm của các nhóm hay cá 
nhân tham gia trò chơi.
 Trò chơi một khi thâm nhập vào lớp học nhất thiết phải là một nội dung 
của bài học, phải là một thành phần cấu tạo nên tiết học, phải góp phần vào 
việc hình thành kiến thức cơ bản hoặc rèn luyện kỹ năng cơ bản của tiết học. 
Nội dung của trò chơi phải là một phần nội dung của bài học. Bởi vì mỗi một 
tiết học bao giờ cũng có yêu cầu cần đạt được chương trình qui định rất chặt 
chẽ về kiến thức cơ bản cũng như về kỹ năng thực hành. Trò chơi được sử 
dụng tùy thuộc vào cách tổ chức giờ học của người đứng lớp. Có thể sử dụng 
vào lúc kiểm tra đầu giờ để xem học sinh có nắm vững kiến thức hay không, có 
thể sử dụng trò chơi để hình thành bài học, có thể sử dụng để củng cố bài học. 
 Từ thực trạng trên, bản thân tôi tự lồng ghép các trò chơi trong giờ học 
Toán. Đây là một số trò chơi được sử dụng trong giờ học Toán ở lớp 4,5:
 Trong quá trình giảng dạy, quản lí và nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại 
trường tiểu học Ngô Sĩ Liên, tôi thấy việc tổ chức trò chơi Toán học trong các 
giờ học, đặc biệt là trong tiết toán được đa số giáo viên vận dụng với mong 
muốn đổi mới phương pháp dạy học, góp phần đảm bảo mục tiêu tiết học, thay 
đổi không khí học tập cho học sinh. Tuy nhiên, không phải mọi giáo viên vận 
dụng đều đạt hiệu quả. 
 Để vận dụng có hiệu quả trò chơi Toán học trong dạy học Toán, đa phần 
giáo viên còn lúng túng chưa phát huy hết tác dụng của mỗi trò chơi do nhiều 
nguyên nhân. Việc đa dạng hoá trò chơi trong tiết học còn hạn chế. Giáo viên 
còn vận dụng máy móc, rập khuôn một số trò chơi nhất định từ tiết này qua tiết 
khác gây nên sự khập khiễng với mục tiêu từng hoạt động và sự nhàm chán, 
thiếu hứng thú ở học sinh. Đa số giáo viên tổ chức trò chơi nhằm củng cố tiết 
học, không linh hoạt trong tiến trình dạy. Đôi khi giáo viên không làm chủ tốt 
 9 (Học sinh tự tin chia sẻ)
 2.3. Các biện pháp 
 2.3.1. Nhận thức về tác dụng của trò chơi Toán học
 Như chúng ta đã biết, hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó 
nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả 
chơi. Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của 
trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động 
trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không.
 Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với 
kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, 
giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi 
học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò 
chơi. Do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ 
năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào 
trò chơi.
 Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó 
quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em 
luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi 
các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình 
 11 kỳ giúp học sinh nắm bắt nhanh chóng luật chơi và cách chơi, đảm bảo thời gian 
tiết học, không ảnh hưởng tới lớp khác hay ảnh hưởng tới vệ sinh sức khoẻ của 
học sinh. 
 2.3.2.3. Điều kiện, phương tiện tổ chức trò chơi phong phú hấp dẫn
 Trò chơi phải phù hợp với lớp học, phương tiện đơn giản, dễ làm, tránh 
cầu kỳ, tốn kém nhưng vẫn đảm bảo phong phú và hấp dẫn. Một số phương tiện 
giáo viên có thể dặn học sinh chuẩn bị từ tiết trước. Do vậy, khi thiết kế trò chơi, 
giáo viên cần chú ý đến điều kiện, phương tiện tổ chức trò chơi.
 2.3.2.4. Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ
 Trò chơi có thể sử dụng ở bất cứ hoạt động nào của tiết học nhưng phải 
phù hợp với mục tiêu của hoạt động đó. Sử dụng trò chơi học tập quá lạm dụng 
sẽ tác dụng trái ngược với mong muốn. Do đó cần căn cứ vào từng hoạt động để 
tổ chức những trò chơi phù hợp. 
 2.3.2.5. Trò chơi phải kích thích được sự hứng thú của từng học sinh
 Mỗi trò chơi phải đảm bảo kích thích được sự thi đua dành phần thắng 
giữa các đội tham gia. Trò chơi đảm bảo được nhiều học sinh hay nhiều lượt học 
sinh tham gia. Tránh chỉ thiết kế cho học sinh thích môn Toán bởi nội dung trò 
chơi quá khó so với trình độ chung của lớp. 
 2.3.2.6. Đánh giá kết quả của trò chơi 
 Khi đánh giá kết quả trò chơi cần đánh giá với thái độ nhẹ nhàng mang 
tính chất khích lệ, động viên nhưng phải công bằng.
 Sau mỗi trò chơi phải có thưởng phạt phân minh. Tuy nhiên, nên tránh xử 
phạt đối với đội thua, người thua, mà tập trung tuyên dương, khen thưởng (nếu 
có) đối với người thắng, đội thắng.
 2.3.3. Cấu trúc của trò chơi học tập
 + Tên trò chơi
 + Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến 
thức, kỹ năng nào. Mục đích trò chơi sẽ quy định hành động trò chơi được thiết 
kế trong trò chơi.
 13 Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở 
đội mình. Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong 
nhóm với nhau (trong 1, 2 phút ). Khi GV hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay 
về hai phía (sang ngang) yêu cầu các em nghe, giơ biển lên cao và xếp mỗi đội 
một hàng ngang, bắt đầu từ GV. Khi thầy đưa 2 lá cờ song song về phía trước 
các em tập hợp hàng dọc. 
 Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé 
đến lớn”; “Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” sau hai ba lần thi thay đổi các biển 
giữa hai đội.
 Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, 
nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, ghi 10 điểm. Xếp chậm, không thẳng 
hàng, mất trật tự trừ 2 điểm . Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau 3 phút kết 
thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc .
 * Trò chơi 2: Truyền điện (Áp dụng cho các tiết học: Nhân (chia) nhẩm 
với 10 , 100 , 1000 , ... ; 0,1 , 0,01 , 0,001 , ...)
 Mục đích: Luyện tập và củng cố kỹ năng nhân chia nhẩm; uyện phản xạ 
nhanh ở các em.
 Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào 
 Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ một em xung 
phong. 
 Ví dụ em xướng to 1 số nhân (hoặc chia) với 10 chẳng hạn “358 và chỉ 
nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 
142 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 216”. Nếu 
C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để 
“truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “358 
truyền cho B, mà B nói trừ “149 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính 
sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và 
thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
 * Lưu ý: 
 15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_phat_trien_pham_chat_cham_hoc_v.doc