SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán dạng Tìm hai số khi biết tổng hiệu và tỉ số của hai số cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán dạng Tìm hai số khi biết tổng hiệu và tỉ số của hai số cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán dạng Tìm hai số khi biết tổng hiệu và tỉ số của hai số cho học sinh Lớp 4
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến: Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM. Vì vậy, giải toán có thể coi là một trong những hoạt động trí tuệ năng động, sáng tạo, bổ ích nhất của học sinh. Trong thực tế giảng dạy chúng ta gặp khó khăn nhiều với những em học sinh nhận thức chậm. Phải nói rằng các em này bị hổng kiến thức cơ bản rất nhiều, trình độ tiếp thu thì hạn chế, ý thức học tập chưa cao, nhiều gia đình còn nhiều khó khăn nên các em chưa thể toàn tâm chú ý cho việc học của các em, Có rất nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan làm ảnh hưởng đến học tập của học sinh. Cụ thể trong quá trình giảng dạy lớp 4 tôi phát hiện nhiều em làm sai bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”. Mục tiêu hàng đầu của giáo dục đó là nâng cao chất lượng học sinh. Và đối tượng cần quan tâm sâu sắc đó là các em học sinh nhận thức chậm. Mà dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó” là một dạng toán điển hình. Nhưng thực tế khi gặp dạng toán này các em vẫn rất lúng túng. Đối với học sinh nhận thức nhanh hơn một chút thì không nhớ các bước giải, xác định sai các dữ kiện... Đối với học sinh có năng khiếu gặp những dạng toán phát triển khó hơn lại vướng mắc không biết làm. Vì thế khi giảng dạy chương trình toán 4, tôi đã nghiên cứu đưa ra một số cách giải dạng toán này. Trước hết là giúp các em tiếp thu chậm giải được các bài “Tìm hai số khi biết tổng( hiệu) và tỉ số của hai số đó” đơn giản, sau đó phát triển sao cho phù hợp với các đối tượng học sinh khá hơn và năng khiếu. Đây là một trong số dạng toán yêu cầu kĩ năng tính toán, suy luận, tư duy lôgic cho học sinh. Vì vậy thường gặp trong các bài toán bài thi định kì. Với thực trạng học sinh và những lí do trên tôi quyết định nghiên cứu vấn đề: “Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán dạng Tìm hai số khi biết tổng hiệu và tỉ số của hai số cho học sinh lớp 4”. 2. Mục đích nghiên cứu. 3 II. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan 1. Cơ sở lý luận Cũng như các ngành khoa học khác, Toán học nghiên cứu một số mặt hoạt động của thế giới vật chất. Các ngành khoa học tự nhiên như Vật lý học, Hoá học, Sinh học nghiên cứu những dạng riêng biệt của vận động vật chất. Toán học không nghiên cứu một dạng riêng biệt nào của vật chất như nặng, nhẹ, rắn mềm, nóng lạnh, sắc mầu mà nghiên cứu cái chung, để giữ lại những cái chung tồn tại khách quan ở các sự vật hiện tượng về hình dạng (trong không gian) về quan hệ (về lượng). Ăng gen nói "Đối tượng của Toán học thuần tuý là những hình học không gian và những quan hệ số lượng của thế giới hiện thực". Vậy nên, Toán học là một khoa học nghiên cứu những mặt xác định của thế giới hiện thực có nguồn gốc thực tiễn. Môn Toán học ở trường phổ thông nói chung, ở trường Tiểu học nói riêng, luôn được coi là môn học cơ bản, chiếm giữ vị trí quan trọng, trong đó việc giải toán là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình học Toán. Trong hoạt động giải toán, học sinh phải tư duy tích cực, linh hoạt, phải huy động tư duy tổng hợp, tích hợp các kiến thức, năng lực, khả năng, các kỹ năng sẵn có vào các tình huống khác nhau. Trong nhiều trường hợp, học sinh phải biết phát hiện những dữ kiện hoặc những điều kiện chưa được đưa ra một cách tường minh. Trong quá trình giải toán, đòi hỏi học sinh phải luôn luôn tư duy năng động, sáng tạo. Vì vậy, giải toán có thể coi là một trong những hoạt động trí tuệ năng động, sáng tạo, bổ ích nhất của học sinh. Giải toán giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng thực hành các kiến thức. Giải toán còn giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng tính toán, từng bước tập dượt vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế hàng ngày. Thông qua việc giải toán, học sinh được rèn luyện các đức tính cần thiết như: tính kiên trì, biết khắc phục khó khăn để làm việc, tính chu đáo, cẩn thận, làm việc có kế hoạch, công việc mình làm thường xuyên được kiểm tra Thực tế cho thấy việc dạy và học dạng toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó đang còn nhiều bất cập. Giáo viên chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của mỗi phương pháp dạy học, chưa nắm được mặt mạnh, mặt yếu của từng phương pháp, chính vì vậy mà việc áp dụng các phương pháp một cách máy móc gây ra nhiều hạn chế cho quá trình nhận thức của học sinh. Giáo viên chưa thực sự nghiên cứu kĩ bài dạy, trong lúc dạy còn thiếu sự năng động sáng tạo, còn lệ thuộc vào tài liệu có sẵn. Kiến thức truyền thụ chưa trọng tâm, tiết học còn kéo dài mà học sinh thì không còn hứng thú trong học tập, đồng thời giáo viên chưa cung cấp đầy đủ cho học sinh hiểu về thuật ngữ toán học, dẫn đến học sinh rất khó khăn trong việc phân tích các dữ kiện của bài toán. Đặc biệt các em chưa đặt được đề toán cho phù hợp với thực tế và sơ đồ đoạn thẳng cho trước. Do quan niệm của một số giáo viên 5 riêng đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy toán sao cho học sinh phát huy được óc sáng tạo, tính độc lập và tư duy trừu tượng. Mặt khác tôi nhận thấy học sinh tiểu học kém phát triển về tư duy trừu tượng mà tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế. Vì vậy người giáo viên phải giúp học biến những nội dung trừu tượng khó hiểu của bài toán thành những cái trực quan cụ thể như bằng sơ đồ, bằng hình vẽ để học sinh dễ hiểu, dễ tìm ra được lời giải và các bước giải bài toán. Chương 2: Nội dung và vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng - Do tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp. Học sinh học trực tiếp ở trường diễn ra không thường xuyên. Việc học trực tuyến có nhiều hạn chế như: đường truyền kém, học sinh vào học không đúng giờ, nhiều học sinh không tập trung chú ý nghe giảng nên không lắm bắt được hết kiến thức giáo viên truyền thụ. - Học sinh chưa đặt được đề toán cho phù hợp với thực tế và sơ đồ đoạn thẳng cho trước. Học sinh còn hay nhầm lẫn ở những bài toán ẩn tổng hiệu – tỉ số. - Đối với học sinh lớp 4 là năm đầu tiên các em được tiếp cận với dạng toán này nên còn có phần bỡ ngỡ. Vì ở lớp 1, 2, 3 các em chỉ mới được giải các bài toán đơn và hợp ở mức độ đơn giản. - Mặt khác tôi nhận thấy học sinh tiểu học tư duy trừu tượng còn hạn chế, tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế. * Với thực trạng học sinh và những lí do trên tôi thấy đây là một vấn đề rất thiết thực khi hướng dẫn học sinh giải toán và gắn với nhiệm vụ được phân công. Hơn thế qua khảo sát chất lượng khi dạy dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó của lớp 4D có kết quả như sau: Chọn và thực hiện Sĩ số Tóm tắt bài toán Lời giải và đáp số đúng phép tính Đạt Chưa đạt Đúng Sai Đúng Sai 35 19 em = 16 em = 16 em = 19 em = 17 em = 18 em = 54,3% 45,7% 45,7% 54,3% 48,6% 51,4% Xét thực trạng giải toán có lời văn của học sinh còn yếu hơn so với các bài toán vận dụng quy tắc. Trước thực tế học tập của học sinh như vậy, với kinh nghiệm của bản thân, kết hợp qua nghiên cứu tài liệu, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán dạng Tìm hai số khi biết tổng hiệu và tỉ số của hai số cho học sinh lớp 4 và cụ thể là ở lớp 4D tôi đang dạy để tìm ra biện 7 Các yếu tố này có lúc cho tường minh có lúc không tường minh. Vì thế, việc xác định dạng toán là vô cùng quan trọng. Tôi sẽ đi vào cụ thể vấn đề nhận dạng và phương pháp đặc thù của từng loại mà tôi cho là sẽ đạt hiệu quả cao trong việc dạy học và trong việc giải toán có lời văn trong phạm vi nghiên cứu. Bước 1: Cung cấp mẫu: + Việc đầu tiên cần làm là đưa ra các bài toán mẫu giúp học sinh nhận dạng loại toán: ở bước này cần cho học sinh nắm chắc được các đối tượng đã cho, phải tìm vì chính các đối tượng này với những tính chất toán học của nó sẽ làm nên những dạng toán điển hình. + Sau khi đưa các bài toán mẫu, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, rút ra quy trình giải. * Toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó. - Tìm tổng số phần bằng nhau. - Tìm giá trị một phần bằng nhau đó. 1 phần bằng nhau = tổng : tổng số phần bằng nhau. - Tìm hai số: Lấy giá trị của một phần nhân với số phần bằng nhau của mỗi số. * Toán tìm hai số biết hiệu và tỉ số đó. - Tìm hiệu số phần bằng nhau. - Tìm giá trị một phần bằng nhau: Một phần bằng nhau = hiệu : cho hiệu số phần bằng nhau của một số. - Tìm hai số: Lấy giá trị một phần bằng nhau x số phần bằng nhau của mỗi số. Bước 2: Luyện tập Đưa ra các bài tập từ dễ đến khó để học sinh củng cố, khắc sâu dần các thuật ngữ toán học của mỗi dạng. Từ những bài toán đòi hỏi chỉ áp dụng công thức đến những bài toán đòi hỏi phải suy luận, phải qua bước trung gian mới áp dụng được công thức. Biện pháp này theo tôi là biện pháp nền tảng cơ sở và đem lại hiệu quả rất lớn cho việc giải toán có lời văn dạng “tổng - tỉ”, “hiệu – tỉ”. Biện pháp 2: Dạy học theo cách phân hoá đối tượng. * Mục tiêu: Phân loại đối tượng học sinh để giáo viên có kế hoạch và biện pháp giáo dục. * Cách tiến hành: Từ đầu năm học tôi đã phân loại theo trình độ nhận thức: - Phân loại học sinh theo lực học. - Phân loại học sinh nhận thức chậm theo các nguyên nhân chủ yếu như: Tiếp thu chậm, kiến thức có lỗ hổng, thái độ học tập, hoàn cảnh gia đình, khả năng diễn đạt (đúng, trôi chảy, lưu loát ); kĩ năng tính toán (nhanh, chậm), kĩ năng 9 + Học sinh không nhận ra dạng toán, do học sinh không hiểu đề bài nên không có cách giải đúng, bài toán giải sai. + Học sinh nhận ra dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" nhưng do không nhớ trình tự cách giải chung nên các bước giải bị đảo lộn dẫn đến bài giải sai. Cũng có những em tiến hành các bước giải đúng nhưng khi thực hiện phép tính toán thì lại sai. Số này chiếm đa số. + Học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán chưa đúng, nhiều học sinh vẽ sai cơ bản so với nội dung của bài toán. - Nguyên nhân dẫn đến những sai lầm chủ yếu vẫn là khi học bài mới, các em chưa thật tập trung để nắm chắc lý thuyết bài mới. Nắm bài còn hời hợt, chung chung, chưa sâu sắc. - Vì vậy, tôi thường hướng dẫn HS nhớ dạng toán qua (mẹo) một số cụm từ cụ thể: + Có, bán được, tất cả, trồng được, nửa chu vi là tổng. + Cái này hơn cái kia, kém, bớt đi được số lớn (số bé) là hiệu. + Gấp, kém số lần, cái này bằng ../.. . là tỉ số. * Thường xuyên nhận xét bài, động viên các em để tìm ngay ra lỗ hổng kiến thức hay kĩ năng HS còn chưa nắm được. - Đối với đối tượng HS nhận thức chậm GV giúp đỡ các em trong các giờ học để các em hiểu bài hơn, ham học hơn. - Đối với những đối tượng học sinh đã giải được và giải thành thạo các bài toán đơn cơ bản, thì việc đưa ra hệ thống bài tập nâng cao là rất quan trọng và cần thiết để cho học sinh có điều kiện phát huy năng lực trí tuệ của mình, vượt xa khỏi tư duy cụ thể mang tính chất ghi nhớ và áp dụng một cách máy móc trong công thức. Qua đó phát triển trí thông minh cho học sinh. * Phân chia lớp thành nhiều nhóm học tập. - Các nhóm có thể hỗ trợ nhau trong học tập ngoài lớp vào các giờ ôn bài đầu giờ. - Trong lớp, sắp xếp chỗ ngồi xen kẽ học sinh theo năng lực, em có năng khiếu ngồi kèm với em nhận thức chậm (Đôi bạn cùng tiến). - Tạo và xây dựng cho HS trong lớp có mối quan hệ học tập. Mối quan hệ học tập là mối quan hệ bằng giao tiếp tự nhiên. Biện pháp 4: Tuyên dương khích lệ, tạo động lực cho học sinh: * Mục tiêu: Giúp học sinh có động lực hơn trong học tập. * Cách tiến hành: - Giáo viên luôn tạo ra trong lớp một không khí thi đua học tập tốt, sôi nổi trong mọi tiết dạy.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_giai_toan_dang_tim_hai_so.docx