SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 4

doc 30 trang lop4 09/11/2023 1830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 4

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 4
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài
 Để học tốt các môn học trong chương trình Tiểu học nói chung và lớp 4 nói 
riêng, ngay từ lớp 1, học sinh phải học tốt môn Tiếng Việt. Đây là giai đoạn quan 
trọng nhất , làm tiền đề để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên.
 Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học là: 
 * Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, 
nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
 * Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những 
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt 
Nam và nước ngoài.
 * Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen gìn giữ sự trong 
sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam 
xã hội chủ nghĩa.
 Trong bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu là một 
trong những phân môn chiếm thời lượng khá lớn. Nó tách thành một phân môn độc 
lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn... song song tồn tại 
với các môn học khác. Để viết, nói, nghe hiểu, và sử dụng Tiếng Việt thành thạo, 
có kĩ năng thì học sinh phải biết dùng từ, đặt câu đúng, viết được một đoạn văn, 
bài văn...
 Hằng ngày việc tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, cha mẹ cũng như với mọi người 
đòi hỏi các em phải có vốn ngôn ngữ đồng thời qua việc tiếp xúc đó các em cũng 
bổ sung thêm cho mình những gì bị thiếu hụt. Hay khi tiếp xúc với một tác phẩm 
văn học ta phải biết những từ ngữ tác giả sử dụng trong đó với dụng ý gì, cấu trúc 
câu như thế nào. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần thiết 
và mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở hình thành ngôn 
ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức mới trong các môn 
học khác. 
 Mặt khác học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế, 
vốn từ của các em còn nghèo nàn, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chưa cao. Do đó phải 
làm sao nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện từ và câu ở Tiểu học nói 
chung và lớp 4 nói riêng. Đây là vấn đề khiến tôi rất băn khoăn trăn trở và thôi 
thúc tôi hăng say nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng 
giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4”.
2. Mục đích nghiên cứu
 1/30 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Phân môn Luyện từ và câu lớp 4 có nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ 
giản về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu cho học sinh. Cụ thể là: 
 a) Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản 
 về từ và câu. 
 b) Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu 
 c) Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nói và viết thành câu, có ý 
 thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giáo tiếp.
 Phân môn Luyện từ và câu giúp các em nắm vững tiếng mẹ đẻ, tạo vốn từ 
của học sinh. Qua đó làm cho học sinh nắm vững phạm vi sử dụng chúng nắm 
được tính nhiều nghĩa và sự chuyển đổi nghĩa của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa. 
Phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp các em hình thành căn bản về từ và câu Tiếng 
Việt để các em ứng dụng trong các phân môn khác như: Tập làm văn, Tập đọc
 Như vậy để đạt được các yêu cầu trên và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học đòi hỏi mỗi giáo viên cần đẩy 
mạnh đổi mới phương pháp dạy học sao cho hiệu quả. 
1. Nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kỹ năng của phân môn Luyện từ 
và câu 
1.1. Nội dung chương trình 
 Phân môn Luyện từ và câu lớp 4 gồm 62 tiết, trong đó 32 tiết ở học kỳ I và 30 
tiết ở học kỳ II bao gồm các chủ điểm sau:
 Học kỳ I: 5 chủ điểm 
 Chủ điểm 1: Thường người như thể thương thân: "Nhân hậu - Đoàn kết''
 Chủ điểm 2: Trung thực - Tự trọng 
 Chủ điêm 3: Trên đôi cánh ước mơ: ước mơ. 
 Chủ điểm 4: Có chí thì nên - "ý chí - nghị lực". 
 Chủ điểm 5: Tiếng sáo diều – “Đồ chơi - Trò chơi.” 
 Học kỳ II: 5 chủ điểm 
 Chủ điểm 1: Người ta là hoa là đất- “Tài năng - Sức khoẻ” 
 Chủ điểm 2: Vẻ đẹp muôn màu - Cái đẹp 
 Chủ điểm 3: Những người quả cảm - Dũng cảm 
 Chủ điểm 4: Khám phá thế giới “ Du lịch - Thám hiểm” 
 Chủ điểm 5: Tình yêu cuộc sống - Lạc quan yêu đời.
1.2. Yêu cầu kiến thức 
 a) Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: 
 3/30 - Nhận biết từ loại 
 - Đặt câu với những từ đã cho 
 - Xác định tình huống sử dụng Thành ngữ - Tục ngữ 
 b) Câu 
 - Nhận biết các kiểu câu 
 - Đặt câu theo mẫu 
 - Nhận biết các kiểu trạng ngữ. 
 - Thêm trạng ngữ cho câu 
 - Tác dụng của dấu câu 
 - Điền dấu câu thích hợp
 - Viết đoạn văn với dấu câu thích hợp 
 c). Dạy Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp
 Thông qua nội dung dạy Tiếng Việt 4, bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói 
quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp 
phù hợp với các chuẩn mực văn hoá. 
 - Chữa lỗi dấu câu 
 - Lựa chọn kiểu câu: kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt đuợc và cũng như là 
nhiệm vụ mà người giáo viên cần nắm vững khi giảng dạy phân môn này. 
2.Quy trình dạy Luyện từ và câu 
Dạy bài lí thuyết Dạy bài thực hành
1. Kiểm tra bài cũ: (3-5') 1. Kiểm tra bài cũ: (3-5') 
2. Bài mới 2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: 1 - 2' a. Giới thiệu bài (1-2') 
b. Hình thành kĩ năng: 10-12' b. Hướng dẫn thực hành (32-34') 
- Giáo viên sẽ phân tích ngữ liệu - Đọc và xác định yêu cầu của BT 
c. Hướng dẫn luyện tập: 20 - 22' - Hướng dẫn 1 phần BT mẫu 
- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập - Học sinh làm BT 
- Hướng dẫn giải 1 phần bài tập mẫu - Chấm chữa - nhận xét ->Chốt kiến 
 thức
- Học sinh làm bài tập 
- Chữa, chấm nhận xét -> chốt kiến thức
d. Củng cố -dặn dò (2-3') c. Củng cố - dặn dò (2-3') 
3. Phương pháp giảng dạy
3.1.Phương pháp trực quan 
 5/30 * Tóm lại: Với phương pháp này giáo viên nên hiểu rằng trong cùng tình 
huống sẽ có thể có nhiều cách giải quyết hay nhất để ứng dụng trong học tập, trong 
cuộc sống. 
3.3. Phương pháp vấn đáp 
 Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra 
những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn cho học sinh tư duy từng bước một 
để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. 
 Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kĩ năng suy nghĩ sáng tạo trong 
quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có 
của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó 
học sinh ghi nhớ tốt hơn sâu sắc hơn. 
 Yêu cầu khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung 
bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng học sinh 
trong cùng 1 lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ. Sau đó cho học 
sinh trả lời các em khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này phù hợp với cả 2 loại 
bài lý thuyết thực hành 
 VD: Khi dạy bài Động từ (Tuần 9) yêu cầu tối thiểu của bài là học sinh phải 
nắm được động từ là gì - Nhận biết động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ. 
 VD: 
 Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai
 Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, 
dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao 
vàng phấp phới bay rên những con tàu lớn.
 + Hỏi: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của anh chiến sĩ hoặc của thiếu 
nhi?
 + Hỏi: Tìm các từ chỉ trạng thái của các sự vật:
 - Dòng thác
 - Lá cờ
 + Hỏi: Những từ đó thuộc loại từ gì? (động từ)
 ( Nếu học sinh không biết giáo viên có thể cho học sinh biết: Những từ chỉ 
hoạt động, trạng thái sự vật mà các em vừa tìm được chính là động từ.)
 + Hỏi: Vậy động từ là gì? (Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của 
sự vật). 
 Vậy qua 4 câu hỏi gợi mở cho các em đã kết thúc một khái niệm ngữ pháp 
mà nội dung của bài đề ra. 
 * Tóm lại phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả tiết học và 
phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. 
 7/30 yếu của nó mặt mạnh của phương pháp này sẽ hỗ trợ cho mặt yếu của phương 
pháp kia. Cho nên để tránh nhàm chán cần phối kết hợp nhiều phương pháp giảng 
dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Có như vậy tiết học mới đạt kết quả 
cao. 
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 
1. Thuận lợi 
 a. Giáo viên: 
 Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm.Nhà trường luôn tạo điều kiện 
cho việc tiếp thu các chuyên đề. 
 Có đầy đủ SGK, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy 
học hiện đại. 
 Phân môn Luyện từ và câu của lớp 4 nhìn chỉ rõ 2 dạng bài: Bài lý thuyết và bài 
tập thực hành, thuận lợi cho việc giảng dạy.
 b. Học sinh: 
 - Nhìn chung học sinh ngoan, có ý thức học tập, nhiều em học rất say mê.
 - Học sinh đã quen với phương pháp học tập từ lớp 1,2,3 nên các em đã biết 
cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn 
học nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. 
2. Khó khăn 
 a. Giáo viên: 
- Thời gian dành cho việc nghiên cứu bài của nhiều giáo viên chưa được coi trọng, 
chưa phân chia kiến thức thành các mảng để dạy cho học sinh.
- Nhiều giáo viên lập kế hoạch bài học chưa thật cụ thể, chưa hướng dẫn kĩ sự 
chuẩn bị bài cho học sinh, chưa có ý thức tự học để tìm hiểu và nâng cao kiến thức 
cho bản thân mình nên nhiều lúc cũng không hiểu hết dụng ý của sách giáo khoa, 
đào chưa sâu kiến thức ở sách giáo khoa.
b. Học sinh: 
 + Năng lực học tập của học sinh trong lớp không đồng đều làm ảnh hưởng đến 
thời gian lĩnh hội tri thức của cả lớp.
 + Đa số các em tiếp thu bài học một cách thụ động, chưa có phương pháp học 
tập một cách đúng đắn, sự chuẩn bị bài chưa chu đáo,Nếu Giáo viên có dẫn dắt, tổ 
chức dạy học theo hướng đổi mới thì hiệu quả học tập cũng chưa cao, chưa phát 
huy được năng lực học của các đối tượng học sinh.
 + Trong giờ học , học sinh chưa thật mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình, còn 
sợ sai, sợ các bạn cười, bởi vậy năng lực học của các em chưa được bộc lộ, nếu 
Giáo viên sợ mất thời gian không để ý đến thì càng học các em càng chán, càng 
 9/30 Sau khi khảo sát chất lượng học sinh hoàn thành còn nhiều và số học sinh hoàn 
thành tốt chưa cao. 
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÂN 
MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
Để có thể thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của phân môn luyện từ và 
câu, trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc kết được một số biện pháp sau: 
1.Biện pháp 1: Lập kế hoạch bài học.
*Mục tiêu
 Giáo viên đưa ra nội dung kiến thức, quy trình và yêu cầu cần đạt của bài học.
*Giải pháp 
- Giáo viên tạo ra cho mình một cẩm nang cho việc dạy học. 
-Việc lập kế hoạch bài học của giáo viên phải logic, tích hợp đầy đủ các nội dung 
dạy học ở trong đó phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như qui trình một bài 
dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy, người học. 
- Khi lập kế hoạch bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống trong giờ dạy 
ngoài dự kiến của mình để có thể kịp thời xử lý, đồng thời tạo cho giờ học sinh 
động, hấp dẫn.
2.Biện pháp 2 : Chuẩn bị đồ dùng.
*Mục tiêu
 Giáo viên và học sinh phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trong bài học như bảng 
phụ, hình ảnh trực quan, phiếu học tậpphục vụ cho bài học.
*Giải pháp 
 Dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng động, 
sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao chất 
lượng học tập của học sinh. Vì vậy việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy 
là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như : Phiếu học 
tập, bảng phụ, hình ảnh trực quan, băng đĩa hình, vi đeo clip.. đồ dùng dạy 
học sẽ đóng góp phần lớn cho hiệu quả cũng như thành công của tiết dạy.
Ví du : Khi dạy bài « Câu kể Ai là gì ? » với yêu cầu dùng câu kể Ai là gì ? viết 
đoạn văn giới thiệu về gia đình mình hoặc tập thể lớp mình. Chắc chắn rằng, giờ 
học này sẽ sinh động hơn khi học sinh có tấm ảnh chụp cả gia đình, các em sẽ nhìn 
vào đó để giới thiệu thành viên của gia đình mình cho cả lớp nghe qua tấm ảnh đó.
3.Biện pháp 3: Hướng dẫn sự chuẩn bị bài của học sinh
*Mục tiêu 
 Hướng dẫn học sinh xem trước bài và định ra những yêu cầu cần chuẩn bị về 
kiến thức cũng như đồ dùng cho bài học sắp tới.
*Giải pháp 
 11/30

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_phan_mon.doc