Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập luyện từ và câu cho học sinh Lớp 4 Trường TH Nghĩa Hồng

docx 15 trang lop4 06/02/2024 530
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập luyện từ và câu cho học sinh Lớp 4 Trường TH Nghĩa Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập luyện từ và câu cho học sinh Lớp 4 Trường TH Nghĩa Hồng

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập luyện từ và câu cho học sinh Lớp 4 Trường TH Nghĩa Hồng
 PHÒNG GD - ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HỒNG
 ---  ---
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY
CÁC DẠNG BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 CHO HỌC SINH LỚP 4
 Lĩnh vực / Cấp học : Tiếng việt / Tiểu học
 Tác giả : TRƯƠNG LAN HƯƠNG
 Trình độ chuyên môn : Cao đẳng
 Chức vụ : Giáo viên
 Nơi công tác : Trường Tiểu học Nghĩa Hồng
 Nam Định, ngày 15 tháng 5 năm 2021 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 1.Cơ sở lí luận.
 Nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Việt trong sự nghiệp giáo dục 
con người. Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng nó một cách tự giác nhằm để giáo 
dục trẻ nhỏ.
 Khi chưa có nhà trường, trẻ được giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội. 
Từ thuở nằm nôi, các em được bao bọc trong tiếng hát ru của mẹ, của bà, lớn lên 
chút nữa những câu chuyện kể có tác dụng to lớn, là dòng sữa ngọt ngào nuôi 
dưỡng tâm hồn trẻ, rèn luyện các em thành con người có nhân cách, có bản sắc 
dân tộc góp phần hình thành con người mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với 
những thành viên của mình.
 Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục nhà trường xuất hiện như một 
điều tất yếu, đón bước thiếu nhi cắp sách tới trường. Cả thế giới đang mở trước 
mắt các em. Kho tàng văn minh nhân loại được chuyển giao từ những điều sơ 
đẳng nhất. Quá trình giáo dục được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, tất cả các môn 
học. Các môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn 
diện học sinh phải kể đến Luyện từ và câu, một phân môn chiếm thời lượng khá 
lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó tách thành một phân môn độc lập, có vị 
trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn...song song tồn tại với các 
môn học khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần thiết 
và nó có thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở hình 
thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức mới 
trong các môn học khác. Tầm quan trọng đó đã được rèn giũa luyện tập nhuần 
nhuyễn trong quá trình giải quyết các dạng bài tập trong phân môn Luyện từ và 
câu lớp 4.
 2. Cơ sở thực tiễn.
 Việc giải quyết các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4 có hiệu quả đặt ra 
cho các Giáo viên Tiểu học là một vấn đề không phải đơn giản. Qua thực tế dạy 
tôi đã gặp phải không ít những khó khăn. Việc hướng dẫn làm các bài tập Luyện 
từ và câu mang tính chất máy móc, không mở rộng cho học sinh nắm sâu kiến 
thức của bài. Về phía học sinh, làm các bài tập chỉ biết làm mà không hiểu tại sao 
làm như vậy, học sinh không có hứng thú trong việc giải quyết kiến thức. Do vậy 3. Phương pháp điều tra.
 4. Phương pháp thực nghiệm
 5. Phương pháp đàm thoại.
 6. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
 PHẦN II: NỘI DUNG
 I. THỰC TRẠNG DẠY – HỌC CÁC DẠNG BÀI TẬP “LUYỆN TỪ 
VÀ CÂU”.
 1. Đối với chương trình sách giáo khoa.
 Số tiết Luyện từ và câu của chính sách giáo khoa lớp 4 gồm 2 tiết/tuần. Sau 
mỗi tiết hình thành kiến thức là một loạt các bài tập củng cố bài. Mà việc xác định 
phương pháp tổ chức cho một tiết dạy như vậy là hết sức cần thiết. 
 2. Đối với giáo viên.
 Phân môn “Luyện từ và câu” tạo cho học sinh môi trường giao tiếp để học 
sinh mở rộng vốn từ có định hướng, trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản 
về Tiếng Việt gắn với các tình huống giao tiếp thường gặp. Từ đó nâng cao các 
kỹ năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh. Giáo viên là một trong 3 nhân tố cần 
được xem xét của quá trình dạy học “Luyện từ và câu”, là nhân tố quyết định sự 
thành công của quá trình dạy học này. Khi nghiên cứu quá trình dạy hướng dẫn 
học sinh làm các dạng bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4, tôi thấy thực 
trạng của giáo viên như sau:
 - Phân môn “Luyện từ và câu” là phần kiến thức khó trong khi hướng dẫn 
học sinh nắm được yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập nên dẫn đến tâm 
lý giáo viên ngại bởi việc vận dụng của giáo viên còn lúng túng gặp khó khăn.
 - Giáo viên một số ít không chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để 
khai thác kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp với học sinh, lệ thuộc vào đáp 
án, gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này.
 - Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách 
giáo khoa, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh.
 - Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn 
từ cho học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt.
 3. Đối với học sinh. Đặc biệt tôi cũng mạnh dạn đưa ra từng bước hướng dẫn các phương pháp 
rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài tập “Luyện từ và câu”. Muốn học sinh làm 
bài một cách có hiệu quả, trước hết các em phải nắm chắc kiến thức, vì đó là bước 
quan trọng cho cả giáo viên và học sinh.
 Mỗi một dạng bài tập cụ thể, bài tập riêng đều có một hình thức tổ chức 
riêng. Có thể theo nhóm, làm việc cả lớp hoặc làm việc cá nhân. Song song với 
các hình thức đó là phương pháp hình thành giải quyết vấn đề cho học sinh.
 Muốn làm được việc đó trước tiên học sinh phải hiểu rõ đặc điểm của nội 
dung các chủ điểm mà phân môn “ Luyện từ và câu” cần cung cấp.
 - Qua các bài mở rộng vốn từ học sinh được:
 Cung cấp thêm các từ ngữ mới theo chủ điểm hoặc nghĩa, các yếu tố hán 
việt; rèn luyện khả năng huy động vốn từ theo chủ điểm ; rèn luyện sử dụng từ, 
sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
 - Thông qua các bài tập cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từng học sinh 
được:
 Tìm hiểu về cấu tạo của tiếng, nhận diện được hiện tượng bắt đầu từ vấn đề 
trong thơ, tìm hiểu phương thức tạo từ mới để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp. Học 
sinh cần tìm hiểu được:
 Có 2 cách để tạo từ phức:
 1. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau là từ ghép.
 2. Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống 
nhau đó là từ láy.
 - Thông qua các bài tập về từ loại: Học sinh được cung cấp kiến thức 
sơ giản về danh từ, động từ, tính từ gắn bó với các tình huống sử dụng. Cần lưu ý:
 + Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
 + Thêm vào các từ rất, quá, lắm...vào trước hoặc sau tính từ.
 + Tạo ra phép so sánh. 
 Thông qua các bài tập về câu, học sinh được rèn luyện năng lực sử dụng 
các kiểu câu tuỳ theo nhu cầu, lĩnh vực giao tiếp.
 Ví dụ: Nhiều khi ta có thể sử dụng câu hỏi để thực hiện:
 1. Thái độ khen, chê.
 2. Sự khẳng định, phủ định
 3. Yêu cầu, mong muốn... Đối với các dạng bài tập này tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm trong 
phiếu. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não thu nạp rất nhiều từ, từ 
quá trình học sinh, mỗi nhóm hoạt động một nhiệm vụ với từ (Ngay, thẳng, thật).
 Từ Từ láy Từ ghép
 Ngay Ngay ngáy Ngay thẳng, 
 ngayngắn..
 Thẳng Thẳng thắn Ngay thẳng, thẳng 
 tắp...
 Thật Thật thà Sự thật, thẳng 
 thật...
 Cùng yêu cầu của bài đã cho học sinh chọn từ để đặt câu với từ đó. Giáo 
viên cho học sinh làm việc cá nhân.
 * Cho học sinh so sánh từ láy, từ ghép, sau đó giáo viên chốt:
 Từ bao giờ cũng có nghĩa vì nó là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu. Từ láy, từ 
ghép đều là từ có nghĩa. Từ láy là phối hợp những tiếng có phụ âm đầu, vần hoặc 
cả âm đầu và giống nhau gọi là từ láy. Từ ghép là ghép những tiếng có nghĩa lại 
với nhau, đó là từ ghép. Dựa vào cấu tạo trên mà học sinh có thể xác định từ ghép 
và từ láy.
 Giáo viên có thể lấy thêm ví dụ:
 + Từ ghép: Cơn mưa, nhà cửa, bông hoa...
 + Từ láy: Luộm thuộm, chăm chỉ...
 c. Luyện tập các bài có dạng về tính từ, động từ, danh từ.
 Trong đó chương trình sách giáo khoa cũng lựa chọn những tình huống giao 
tiếp gắn bó với cuộc sống gần gũi của học sinh.
 Ví dụ 1: Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các 
bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? vì sao?
 Với bài này tôi đã gợi ý cho học sinh: Xác định tên của bạn mình, viết, ghi 
rõ họ, tên. Lưu ý đó là danh từ chung hay danh từ riêng.
 Cho học sinh làm việc cá nhân, nêu miệng. Phần học này học sinh thường 
hay mắc lỗi ở tìm danh từ chung.
 Tôi yêu cầu các em nêu lại danh từ chung là gì? Dùng phép “suy” để học 
sinh áp dụng vào bài của mình.
 Ví dụ 2: Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau:
 Yiết Kiêu đến kinh đô yết kiến vua Trần Nhân Tông 2. Câu hỏi:
 Đối với việc giữ lịch sự khi đặt câu hỏi, dạng bài tập cho phần này cũng rất 
cụ thể:
 Ví dụ: So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau: Em thấy câu các bạn nhỏ 
hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao?
 Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các bạn 
dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp 
mắt lộ rõ vẻ u sầu.
 - Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Một em trai hỏi, - Đám trẻ tiếp 
lời bàn tán sôi nổi:
 - Chắc là cụ bị ốm?
 - Hay là cụ đánh mất cái gì?
 - Chúng mình thử hỏi xem đi?
 Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:
 - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ không?
 Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Trước hết học sinh phải 
xác định câu nào là câu hỏi, câu nào là câu các bạn phỏng đoán với nhau: cho học 
sinh so sánh.
 Các câu các em hỏi nhau:- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
 - Chắc là cụ bị ốm
 - Hay cụ đánh mất cái gì?
 Câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già:
 - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không?
 Hướng dẫn học sinh nhận xét về câu hỏi của các bạn nhỏ với cụ già là rất 
phù hợp trong trường hợp đó vì: Nếu không biết nguyên nhân của ông cụ như thế 
nào mà hỏi cụ bị ốm hay cụ đánh mất cái gì... sẽ làm tổn thương đến ông cụ (chẳng 
may ông cụ rơi vào hoàn cảnh như vậy). Qua bài tập này củng cố khắc sâu cho 
học sinh về cần đặt những câu hỏi lịch sự, tránh những câu hỏi làm phiền lòng 
người khác.
 Học sinh còn bỡ ngỡ trong việc phân tích các câu hỏi. Tôi đã dướng dẫn 
các em phải đặt nó trong văn cảnh cụ thể. b. Dùng để yêu cầu, đề nghị.
 c. Dùng thay lời chào.
 4) Trong câu “ Sự im lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ” bộ 
phận nào là chủ ngữ?
 a. Thanh
 b. Sự yên lặng 
 c. Sự yên lặng làm Thanh.
 KẾT LUẬN
 I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC.
 Thực hiện đề tài này, khi học sinh đã được củng cố, khắc sâu, mở rộng và 
rèn kĩ năng luyện tập thực hành về các dạng bài tập “Luyện từ và câu” lớp 4 tôi 
thấy kết quả của việc làm đó như sau:
 - Học sinh được tổ chức hoạt động một cách độc lập, tìm tòi kiến thức, tầm 
nhận thức đối với mọi đối tượng học sinh là phù hợp, nên học sinh tiếp thu một 
cách có hiệu quả.
 - Các em biết dựa vào kiến thức lý thuyết để vận dụng làm các bài tập một 
cách chủ động.
 - Các em đã hình thành được thói quen đọc kỹ bài, xác định yêu cầu của 
bài. Không còn tình trạng bỏ sót yêu cầu của đề bài.
 - Học sinh có ý thức rèn cách trình bày sạch sẽ, khoa học, biết dùng từ đặt 
câu hợp lý. Ngoài ra học sinh còn có thêm thói quen kiểm tra, soát lại bài của 
mình.
 - Qua việc giảng dạy theo dõi kết quả của học sinh qua các giờ kiểm tra, bài 
kiểm tra định kỳ của học sinh tôi thấy: Học sinh sẵn sàng đón nhận môn “Luyện 
từ và câu” bất kỳ lúc nào. Đó cũng nói lên học sinh đã bắt đầu yêu thích môn học, 
mạnh dạn nêu ý kiến của mình.
 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
 Dạy học các dạng bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4 giúp học 
sinh nắm được kiến thức trong phân môn “Luyện từ và câu” cung cấp: Học sinh 
hiểu được từ mới, phát triển kĩ năng, kỹ xảo sử dụng từ ngữ, học sinh còn biết 
nhận diện xác định các dạng bài tập, phân tích kỹ, chính xác yêu cầu của đề bài, 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_to_chuc_day_cac_dang_bai_t.docx