Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy - Học các dạng bài tập Luyện từ và câu Lớp 4

doc 22 trang lop4 16/02/2024 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy - Học các dạng bài tập Luyện từ và câu Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy - Học các dạng bài tập Luyện từ và câu Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy - Học các dạng bài tập Luyện từ và câu Lớp 4
 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.
 Học sinh tiểu học là thế hệ măng non của đất nước, các em "Học vì ngày 
mai lập nghiệp". Học để hiểu biết, học để trau dồi tri thức và học để trở thành 
những người công dân có ích cho xã hội. Vì vậy việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành 
những người năng động sáng tạo độc lập tiếp thu tri thức để trở thành một công 
dân thực thụ là một vấn đề quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nước ta. Để thực 
hiện tốt nhiệm vụ này nhà trường Tiểu học phải bước đầu cung cấp cho học sinh 
những tri thức ban đầu để hình thành và phát triển các năng lực nhận thức và 
trang bị các phương pháp kĩ năng về hoạt động nhận thức, bồi dưỡng và phát 
triển tình cảm thói quen, đức tính tốt đẹp của con người thông qua việc dạy các 
môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.
 Môn Tiếng Việt trong chương trình bậc Tiểu học giúp học sinh biết đọc 
thông viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác và có kĩ năng giao tiếp 
trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những kiến thức của môn Tiếng Việt là 
tiền đề là cơ sở cho học sinh tiếp cận với các môn học khác. Việc dạy và học 
môn Tiếng Việt trong nhà trường luôn được chú trọng ngay từ lớp đầu cấp. Đặc 
biệt trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu có một vị trí rất quan 
trọng là chìa khoá mở ra kho tàng văn hoá trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của 
con người. Hơn nữa phân môn Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ cung cấp 
những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu 
(nói-viết), kĩ năng đọc cho học sinh.Cụ thể là:
 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ 
giản về từ và câu.
 - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
 - Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng và nói thành câu, có ý 
thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
 Nhận thức được tầm quan trọng đó của phân môn Lyuện từ và câu, tôi đã 
mạnh dạn nghiên cứu đề tài "Đổi mới phương pháp dạy - học các dạng bài 
tập Luyện từ và câu lớp 4".
 II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
 1. Mục đích.
 Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn Luyện từ và 
câu lớp 4, dự giờ, học hỏi đồng nghiệp, đồng thời điều tra khảo sát việc dạy và 
học phân môn Luyện từ và câu của giáo viên và học sinh lớp 4. Từ đó thấy 
được những khó khăn, vướng mắc của giáo viên và học sinh thông qua các giờ 
dạy và bài tập Luyện từ và câu để tìm ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao 
chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu 
nói riêng ở Tiểu học.
 2. Nhiệm vụ .
 1 Dạy phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 4 
nói riêng có nhiệm vụ cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản ban đầu và 
cần thiết về từ, câu, các kiểu từ, các kiểu câu...nhưng phải vừa sức đối với lứa 
tuổi các em. 
 Dạy Luyện từ và câu có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số hệ thống 
khái niệm, sự hiểu biết về cấu trúc ngôn ngữ và những quy luật của nó. Cụ thể là 
Luyện từ và câu ở tiểu học giúp cho học sinh hiểu về cấu tạo của từ, khái niệm 
về từ và câu.
 Những kĩ năng mà học sinh cần đạt trong giờ Luyện từ và câu: Biết dùng 
từ, câu trong nói và viết, nói đúng, dễ hiểu và sử dụng các câu văn hay, nhận ra 
những từ và câu không có văn hoá để loại ra khỏi vốn từ, ngoài ra học còn nắm 
được văn hoá chuẩn của lời nói.
 Hơn nữa phân môn Luyện từ và câu còn rèn cho học sinh khả năng tư duy 
logic cao và khả năng thẩm mĩ. 
 Nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy từ và câu giúp học sinh mở rộng, phát triển
vốn từ (phong phú hoá vốn từ), nắm được nghĩa của từ(chính xác hoá vốn từ), 
quản lí phân loại vốn từ (hệ thống hoá vốn từ và luyện tập sử dụng từ), tích cực 
hoá vốn từ.
 3. Tác dụng của phân môn luyện từ và câu .
 Xuất phát từ nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu đã được trình bày ở 
trên, giúp học sinh phân biệt câu và từ, từ và tiếng, các kiểu câu...trong đó biết 
dùng từ đặt câu, biết mở rộng vốn từ và giải nghĩa từ, biết dùng dấu câu phù 
hợp, góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho 
học sinh( Thông qua các kĩ năng các em dùng từ để đặt câu).
 Qua phân môn Luyện từ và câu các em nắm được cấu tạo từ và mở rộng 
vốn từ, giải nghĩa của từ, nắm được các kiểu câu, các dấu câu ( dấu chấm hỏi, 
dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn), biết cách sử dụng 
từ và câu phù hợp với ngữ cảnh và lời nói.
 Ngoài ra, nội dung chương trình của phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học 
được xây dựng phù hợp với yêu cầu phát triển lời nói của học sinh, giúp các em 
mở rộng thêm kiến thức trong quá trình học tập, lao động và giao tiếp ngày một 
tốt hơn, tiến bộ hơn, đạt kết quả cao hơn. Như vậy phân môn Luyện từ và câu có 
tác dụng to lớn trong quá trình phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh.
 II. Thực trạng của việc dạy và học phân môn luyện từ và câu.
 1. Khảo sát nội dung chương trình sách giáo khoa.
 Môn Luyện từ và câu lớp 4 cả năm có 62 tiết và được bố trí dạy 2tiết/ 
1tuần. Nội dung chương trình gồm: 
 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm ( Gồm 10 chủ điểm ). 
 3 b. Khó khăn.
 *Đối với giáo viên. 
 - Phân môn Luyện từ và câu là phần kiến thức khó nên một số giáo viên 
còn lúng túng và gặp khó khăn trong khi hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu 
và vận dụng vào việc làm các bài tập .
 - Một số giáo viên chưa chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai 
thác kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp với học sinh còn lệ thuộc vào đáp 
án, gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này.
 - Hình thức tổ chức dạy học của một số giáo viên còn đơn điệu, hầu như ít 
sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh.
 - Một số giáo viên còn chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển 
vốn từ cho học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng 
Việt.
 * Đối với học sinh.
 - Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân 
môn Luyện từ và câu nên ít có hứng thú học tập, chưa dành nhiều thời gian để 
học môn này.
 - Nhiều học sinh chưa nắm rõ khái niệm của từ, câu...Từ đó việc nhận 
diện phân loại, xác định hướng làm bài lệch lạc. Việc xác định còn nhầm lẫn .
 - Học sinh chưa có thói quen phân tích dữ kiện của đầu bài, thường hay 
bỏ sót, làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài.
 - Học sinh thường nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động và tỏ ra 
yếu kém thiếu chắc chắn.
 Trong quá trình dạy học, sau khi học bài: "Từ ghép, từ láy", SGKTV4 - 
Trang 38), tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp bằng bài tập sau :
 Đề bài : Xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau.
 Dáng tre mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo 
dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
 Kết quả khảo sát như sau:
 Số Giỏi Khá Trung bình Yếu
 HSKS
 21 SL TL SL TL SL TL SL TL
 2 9,4 4 18,8 10 47,0 5 24,8
 Qua bảng số liệu cho thấy. Số học sinh đạt điểm giỏi (9,10) là những em 
nắm vững cấu tạo từ, phân biệt và xác định đúng từ ghép, từ láy đạt 9,4%.Số học 
sinh đạt điểm khá đạt 18,8% là những học sinh đã nắm được cấu tạo từ nhưng 
xác định từ ghép, từ láy chưa đầy đủ, Số học sinh đạt điểm trung bình đạt 47,0% 
đây là những học sinh chưa nắm vững cấu tạo từ,chỉ biết tìm từ láy dựa vào hình 
thức ( Từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần hoặc cả âm đầu và vần giống 
nhau là các từ láy), học sinh không căn cứ vào nghĩa của từ. Số học sinh yếu 
chiếm 24,8%, là những học sinh chưa nắm vững cấu tạo từ, không xác định 
 5 4.Ruộng đồng
 5. Chào mào.
 * Thời gian : 3 phút.
 * Cách tổ chức : GVchia lớp thành 3 đội, mỗi đội có 5 em tham gia. Giáo 
viên cho các em từng đội nhận giấy bìa, trong thời gian 3 phút các em đính kí 
hiệu đúng vào kiểu từ ở bảng phụ. Hết thời gian đội nào phân biệt đúng nhất, 
nhanh nhất thì đội đó thắng cuộc . 
 Từ Kí hiệu
 1.Lung linh L
 2.Thông minh G
 3. Bờ bãi G
 4.Ruộng đồng G
 5. Chào mào. G
 Tóm lại vì Luyện từ và câu được đánh giá là môn học hơi khô nên việc gây
 hứng thú đối với học sinh là rất quan trọng. Tuy nhiên phải làm sao trong lúc 
học mà chơi, không biến giờ học thành giờ chơi. 
 2. Giáo viên cần phân ra các kiểu bài trong phân môn luyện từ và 
câu.
 Với mỗi loại bài đều có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác 
nhau. Vì vậy để tiết học đạt hiệu quả cao giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung 
chương trình, xác định các loại bài cụ thể trong phân môn để từ đó vận dụng các 
phương pháp, hình thức dạy học phù hợp.
 a. Đối với dạng bài mở rộng vốn từ.
 Cơ sở của việc hệ thống hoá vốn từ là sự tồn tại của từ trong ý thức con 
người, từ tồn tại trong đầu óc con người không phải là những yếu tố rời rạc mà 
là một hệ thống. Chúng được sắp xếp theo một hệ thống liên tưởng nhất định 
giữa các từ này với từ khác có một nét gì chung khiến ta phải nhớ đến từ kia nên 
từ được tích luỹ nhanh chóng hơn. Từ mới có thể được sử dung trong lời nói và 
khi sử dụng nhờ hệ thống liên tưởng, học sinh nhanh chóng huy động lựa chọn 
từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
 Với mục đích tích luỹ nhanh chóng vốn từ và tạo điều kiện để sử dụng từ 
một cách dễ dàng, giáo viên nên đưa ra những từ theo một hệ thống và sử dụng 
linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức dạy học ( Thảo luận nhóm, trò chơi, 
đàm thoại, hỏi đáp...) có sự hỗ trợ tích cực của đồ dùng dạy học.
 Ví dụ : Khi tổ chức làm bài tập2 trang 17, tiết Luyện từ và câu bài " Mở 
rộng vốn từ: Nhân hậu. - Đoàn kết" tuần 2.Giáo viên xác định mục tiêu bài học 
và chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy như sau:
 - Mục tiêu :Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm. Nắm 
được cách dùng từ ngữ đó.
 7 * Chuẩn bị: Chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
 * Thời gian : 3 phút 
 * Cách chơi: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo đội, mỗi nhóm học tập 
là một đội, giáo viên giao việc cho các đội trong thời gian 3 phút, học sinh tìm 
tìm các từ miêu tả tình cảm thái độ của con người khi tham gia các trò chơi và 
ghi vào bảng nhóm các từ đúng theo yêu cầu thuộc chủ điểm. Hết thời gian các 
đội trình bày. Đội nào tìm được nhiều từ đúng thì đội đó thắng .
 Kết quả học sinh sẽ tìm được các từ như: hào hứng, say mê, say sưa, đam mê, 
mê, ham thích ...
 b. Dạng bài tập về cấu tạo từ- Tìm từ ghép, từ láy.
 Dạy nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh 
đối tượng của hiện thực trong nhận thức được ghi lại bằng tổ hợp âm thanh xác 
định. Để làm tăng vốn từ cho học sinh, công việc đầu tiên giáo viên cần phải làm 
cho học sinh hiểu nghĩa của từ.
 Muốn thực hiện được điều này người giáo viên phải hiểu được nghĩa của 
từ, phải biết vận dụng các phương pháp cũng như hình thức dạy học phù hợp với 
đối tượng học sinh.
 Đối với các dạng bài tập này giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo 
nhóm. Các nhóm thi làm bài và trình bày kết quả.
 Đối với hình thức chia nhóm, giáo viên nên sử dụng theo nhiều cách khác 
nhau tạo điều kiện cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác trong 
lớp. Giáo viên có thể chia nhóm theo số điểm danh, theo màu sắc, theo tên các 
loại trái cây các em yêu thích...Yêu cầu học sinh có cùng số điểm danh, cùng 
một màu, cùng một loại trái cây yêu thích sẽ cùng vào một nhóm.
 Ví dụ : Bài tập 2 trang 40 SGK tiết Luyện từ và câu " Từ ghép và từ láy".
 - Tìm từ láy, từ ghép chứa các tiếng sau đây:
 a) Ngay
 b) Thẳng
 c) Thật
 *Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép 
với từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó.
 *Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị phiếu bài tập sau:
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_cac_dang_b.doc