Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Luyện từ và câu Lớp 4

doc 18 trang lop4 20/10/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Luyện từ và câu Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Luyện từ và câu Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Luyện từ và câu Lớp 4
 Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh củng cố ngữ pháp môn Luyện từ và câu lớp 
 4
 I. TÊN ĐỀ TÀI
 Một số biện pháp giúp học sinh củng cố ngữ pháp môn Luyện từ và câu lớp 4
 II. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 
1.1 Cơ sở lí luận:
 Nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Việt trong sự nghiệp giáo dục con 
người. Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng nó một cách tự giác nhằm để giáo dục 
trẻ nhỏ.
 Khi chưa có nhà trường, trẻ được giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội. Từ 
thuở nằm nôi, các em được bao bọc trong tiếng hát ru của mẹ, của bà, lớn lên 
chút nữa những câu chuyện kể có tác dụng to lớn, là dòng sữa ngọt ngào nuôi 
dưỡng tâm hồn trẻ, rèn luyện các em thành con người có nhân cách, có bản sắc 
dân tộc góp phần hình thành con người mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với 
những thành viên của mình.
 Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục nhà trường xuất hiện như một 
điều tất yếu, đón bước thiếu nhi cắp sách tới trường. Cả thế giới đang mở trước 
mắt các em. Kho tàng văn minh nhân loại được chuyển giao từ những điều sơ 
đẳng nhất. Quá trình giáo dục được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, tất cả các môn 
học.
 Những điều sơ đẳng nhất đã góp phần rất quan trọng trong việc sử dụng 
ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp của học sinh. Ngôn ngữ là thứ công cụ có tác 
dụng vô cùng to lớn. Nó có thể diễn tả tất cả những gì con người nghĩ ra, nhìn 
thấy biết được những giá trị trừu tượng mà các giác quan không thể vươn tới 
được. Các môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn 
diện học sinh phải kể đến Luyện từ và câu, một phân môn chiếm thời lượng khá 
lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó tách thành một phân môn độc lập, có 
vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn...song song tồn tại với các 
môn học khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần 
thiết và nó có thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở 
hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức 
mới trong các môn học khác. Tầm quan trọng đó đã được rèn giũa luyện tập 
nhuần nhuyễn trong quá trình giải quyết các dạng bài tập trong môn Luyện từ và 
câu lớp 4.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
 Việc giải quyết các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4 có hiệu quả đặt ra 
cho các Giáo viên Tiểu học là một vấn đề không phải đơn giản. Qua thực tế dạy 
tôi đã gặp phải không ít những khó khăn. Bởi đây là chương trình thay sách lớp 
4. Cùng tồn tại với nó là từ ngữ và ngữ pháp của chương trình cải cách đều đảm 
nhiệm cung cấp vốn từ cho học sinh, việc hướng dẫn làm các bài tập Luyện từ 
và câu mang tính chất máy móc, không mở rộng cho học sinh nắm sâu kiến thức 
 Nguyễn Thị Hóa – Giáo viên Trường tiểu học Hướng Phùng - Trang: -1- Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh củng cố ngữ pháp môn Luyện từ và câu lớp 
 4
 Tìm hiểu tình hình học tiếng việt phân môn Luyện từ và câu thực hành xác 
định phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập luyện từ và câu. Đề xuất một số 
biện pháp thực hiện trong khi dạy học sinh dạng bài này. Đối tượng nghiên cứu: 
Học sinh lớp 4.
 1. Dự giờ thăm lớp, tiếp xúc gần gũi với học sinh và hiểu tình trạng giải 
quyết làm các bài tập Luyện từ và câu của giáo viên và học sinh lớp 4.
 2. Đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng làm các bài tập có hiệu 
quả hơn.
 3. Dạy thực nghiệm, áp dụng trên lớp đối chứng, phân tích các kết quả 
bằng số liệu thống kê.
 II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
 Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Chính vì thế để hiểu và sử dụng 
được nó quả là vấn đề khômg đơn giản. Đặc biệt đối tượng là học sinh tiểu học, 
các em bắt đầu làm quen với với cách hiểu nghĩa của từ mà vốn từ về sự hiểu 
biết về xã hội bên ngoài còn rất ít, nên mục tiêu của việc dạy mở rộng vốn từ là 
giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ để lĩnh hội hệ thống tri thức bài học, làm 
phong phú vốn từ cho học sinh, không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng, 
giúp các em tích lũy dần kho từ vựng của mình.
 Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh còn giúp cho học sinh hiểu được nghĩa 
của từ, từ đó có thể hiểu được bài và nắm nội dung của bài chắc hơn, bên cạnh 
đó giúp học sinh dùng từ một cách chính xác hơn. Chính vì vậy mà chúng ta 
không chỉ cung cấp cho học sinh một hệ thống từ mới mà còn giúp học sinh hiểu 
được cả ý nghĩa của các từ mới.Từ chỗ hiểu được nghĩa của từ mà học sinh sẽ 
biết cách sử dụng từ ngữ một cách chính xác, linh hoạt, có thể trau dồi và phát 
triển ngôn ngữ, sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hàng ngày, rèn 
luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tăng khả năng tư duy và diễn đạt, từ đó góp 
phần nâng cao khả năng tư duy cho học sinh, giúp các em bày tỏ được những tư 
tưởng, tình cảm của bản thân một cách dễ dàng.
 Chương trình Tiểu học mới xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt nói 
chung và của phân môn Luyện từ và câu lớp 4 nói riêng là:
 Phải hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt 
(nghe, nói, đọc và viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động 
của lứa tuổi.
 Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của 
tư duy.
 Bên cạnh đó cần cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng 
Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, 
văn học của Việt Nam và nước ngoài,...
 Chúng ta cũng không quên việc bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình 
thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình 
 Nguyễn Thị Hóa – Giáo viên Trường tiểu học Hướng Phùng - Trang: -3- Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh củng cố ngữ pháp môn Luyện từ và câu lớp 
 4
 Cấu tạo tiếng: Ngoài những vốn từ mà các em đã tích lũy được từ lớp 
1,2,3 thì giáo viên cần phải giúp học sinh thêm khoảng trên bảy trăm từ mới. 
Nắm được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt, một số thành ngữ, tục ngữ thông 
dụng. Nắm được nghĩa bóng của một số từ trong tác phẩm văn học, nắm được 
cấu tạo tếng (âm đầu, vần, thanh). Ví dụ: Như tiếng Nhiễu âm đầu là: Nh; Vần: 
iêu; thanh: ngã.
 Cấu tạo từ đơn và từ phức; Từ ghép và từ láy.
 Từ loại dạy học về danh từ, động từ, tính từ
 Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu 
câu.
 Các kiểu câu được giảng dạy ở lớp 4: Câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu 
cảm.
 Các dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, 
dấu ngoặc đơn.
 Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hóa 
trong giao tiếp. Thông qua nội dung dạy học và cách tổ chức hoạt động trên lớp, 
phân môn Luyện từ và câu góp phần bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ 
đúng trong nói, viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù 
hợp với các chuẩn mực văn hóa.
 Kỹ năng tích cực hóa vốn từ có nghĩa là chuyển vốn từ tiêu cực của học 
sinh thành vốn từ tích cực( vốn từ tiêu cực của một cá nhân có thể hiểu gồm 
những từ người đó hiểu nhưng không hoặc ít sử dụng trong thực tiễn nói năng. 
Còn vốn từ tích cực gồm những từ thường xuyên được dùng trong nói năng, 
trong quá trình giao tiếp ngôn từ). Thực tế cho thấy những từ học sinh hiểu được 
nhưng chúng không đi vào vốn từ tích cực, không đi vào hoạt động giao tiếp của 
học sinh. Vì vậy, việc rèn kỹ năng mở rộng vốn từ trong nhà trường có nhiệm vụ 
quan trọng, là giúp học sinh chuyển hóa vốn từ tiêu cực thành vốn từ tích cực. 
Nói cách khác, hướng dẫn học sinh tập tích cực hóa vốn từ chính là hướng dẫn 
học sinh luyện tập sử dụng từ, hình thành và phát triển kỹ năng mở rộng vốn từ 
cho học sinh.
 Sử dụng từ chính là lựa chọn từ ngữ trong vốn từ của mình rồi kết hợp 
các từ ngữ với nhau để tạo thành câu, thành lời theo những nguyên tắc nhất định. 
Như vậy ở đây chủ thể nói năng tiến hành hai thao tác hết sức cơ bản là:
 Thao tác lựa chọn, thay thế và thao tác kết hợp, ghép nối. Cụ thể để dùng 
từ đúng và đạt hiệu quả giao tiếp cao chủ thể nói năng cần tiến hành cho lựa từ 
và thay thế từ khi chưa phù hợp, thích hợp. Việc lựa chọn, thay thế ở đay không 
phải là việc làm tùy tiện, dễ dãi mà phải dựa trên những nguyên tắc nhất định.
 Ví dụ: Từ dùng phải đúng về âm thanh, về nghĩa, đúng với các từ khác 
trong câu, phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản có giá trị biểu hiện, 
biểu cảm cao phù hợp với các nhân tố của hoạt động giao tiếp.
 Hoạt động mở rộng vốn từ được thực hiện một cách thường xuyên trong 
 Nguyễn Thị Hóa – Giáo viên Trường tiểu học Hướng Phùng - Trang: -5- Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh củng cố ngữ pháp môn Luyện từ và câu lớp 
 4
3.2 Khó khăn
 Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân 
môn “Luyện từ và câu” nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn này.
 Học sinh không có hứng thú học phân môn này. Các em đều cho đây là 
phân môn vừa “khô” vừa “khó”.
 Nhiều học sinh chưa nắm rõ khái niệm của từ, câu...Từ đó dẫn đến việc 
nhận diện phân loại, xác định hướng làm bài lệch lạc. Việc xác định còn nhầm 
lẫn nhiều.
 Học sinh chưa có thói quen phân tích dữ kiện của đầu bài, thường hay bỏ 
sót, làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài.
 Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi 
chảy, chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không 
đạt yêu cầu. Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ 
động và tỏ ra yếu kém thiếu chắc chắn.
4. Các biện pháp thực hiện
 Với đặc trưng của môn “Luyện từ và câu” cùng các mâu thuẫn giữa yêu cầu 
của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của giáo viên, 
việc học của học sinh trường tôi, đồng thời để củng cố nâng cao kiến thức, kỹ 
năng làm các bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4. Tôi đã nghiên cứu 
và rút ra được nhiều kinh nghiệm thông qua các bài học trên lớp, trước hết tôi 
yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau.
 1. Đọc thật kỹ đề bài.
 2. Nắm chắc yêu cầu của đề bài. Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã 
cho và yếu tố phải tìm.
 3. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của đề 
bài.
 4. Kiểm tra đánh giá.
 Đặc biệt tôi cũng mạnh dạn đưa ra từng bước hướng dẫn các phương pháp 
rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài tập “Luyện từ và câu”. Muốn học sinh làm 
bài một cách có hiệu quả, trước hết các em phải nắm chắc kiến thức, vì đó là 
bước quan trọng cho cả giáo viên và học sinh.
 Mỗi một dạng bài tập cụ thể, bài tập riêng đều có một hình thức tổ chức 
riêng. Có thể theo nhóm, làm việc cả lớp hoặc làm việc cá nhân. Song song với 
các hình thức đó là phương pháp hình thành giải quyết vấn đề cho học sinh.
 Muốn làm được việc đó trước tiên học sinh phải hiểu rõ đặc điểm của nội 
dung các chủ điểm mà phân môn “ Luyện từ và câu” cần cung cấp.
 Qua các bài mở rộng vốn từ học sinh được:
 Cung cấp thêm các từ ngữ mới theo chủ điểm hoặc nghĩa, các yếu tố hán 
việt; rèn luyện khả năng huy động vốn từ theo chủ điểm; rèn luyện sử dụng từ, 
sử dụng thành ngữ tục ngữ.
 Nguyễn Thị Hóa – Giáo viên Trường tiểu học Hướng Phùng - Trang: -7- Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh củng cố ngữ pháp môn Luyện từ và câu lớp 
 4
 Trái nghĩa với với đùm bọc hoặc giúp đỡ.
 Ngoài việc sử dụng hướng mẫu trong sách giáo khoa. Giáo viên yêu cầu 
học sinh làm việc theo nhóm (4 nhóm). Mỗi nhóm một yêu cầu, sau khi đại diện 
nhóm trả lời cho học sinh làm việc ở lớp. 
 Nhóm 1: Lòng thương người, đùm bọc, giúp đỡ...
 Nêu ý nghĩa của các từ em tìm được. Các nhóm cùng bổ sung, giáo viên 
chốt lại ý kiến đúng.
 Liên hệ giữa tình huống học sinh đã làm được trong cuộc sống, quá trình học 
tập. 
 b. Rèn luyện kĩ năng cấu tạo từ – dạng bài tập tìm từ ghép, từ láy.
 Ví dụ: Tìm từ láy, từ ghép chứa các tiếng sau đây.
 - Ngay
 - Thẳng
 - Thật
 Đối với các dạng bài tập này tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 
trong phiếu. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não thu nạp rất nhiều 
từ, từ quá trình học sinh, mỗi nhóm hoạt động một nhiệm vụ với từ (Ngay, thẳng, 
thật).
 Từ Từ láy Từ ghép
 Ngay Ngay ngáy Ngay thẳng, ngay ngắn...
 Thẳng Thẳng thắn Ngay thẳng, thẳng tắp...
 Thật Thật thà Sự thật, thẳng thật...
Cùng yêu cầu của bài đã cho học sinh chọn từ để đặt câu với từ đó. Giáo viên 
cho học sinh làm việc cá nhân.
* Cho học sinh so sánh từ láy, từ ghép:
Giáo viên chốt lại : Từ bao giờ cũng có nghĩa vì nó là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu. 
Từ láy, từ ghép đều là từ có nghĩa. Từ láy là phối hợp những tiếng có phụ âm 
đầu, vần hoặc cả âm đầu và giống nhau gọi là từ láy. Từ ghép là ghép những 
tiếng có nghĩa lại với nhau, đó là từ ghép. Dựa vào cấu tạo trên mà học sinh có 
thể xác định từ ghép và từ láy. Giáo viên có thể lấy thêm ví dụ:
 Từ ghép: Cơn mưa, nhà cửa, bông hoa...
 Từ láy: Luộm thuộm, chăm chỉ...
 c. Luyện tập các bài có dạng về tính từ, động từ, danh từ.
 Trong đó chương trình sách giáo khoa cũng lựa chọn những tình huống 
giao tiếp gắn bó với cuộc sống gần gũi của học sinh.
 Ví dụ1: Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các 
bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? vì sao?
 Nguyễn Thị Hóa – Giáo viên Trường tiểu học Hướng Phùng - Trang: -9-

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_luyen_tu_va_cau_lop_4.doc