Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu Lớp 4

doc 18 trang lop4 15/02/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu Lớp 4
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
 Tiếng Việt là môn học công cụ, môn học giữ vị trí trung tâm ở Tiểu học. 
Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học nhằm hình thành và phát triển cho 
học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao 
tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Trong bộ môn Tiếng Việt thì 
phân môn Luyện từ và câu có vị trí vô cùng quan trọng. Dạy Luyện từ và câu 
nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho 
học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ 
đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng 
thời giúp cho học sinh có khả năng hiểu các câu nói của người khác. Luyện từ 
và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển 
ngôn ngữ và trí tuệ của các em. Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng phân môn 
Luyện từ và câu giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Từ đó, 
giúp các em tích lũy cho mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện cho các 
em học tốt các phân môn khác. Đặc biệt, nó còn khơi dậy trong tiềm thức học 
sinh yêu quý sự phong phú của tiếng Việt và ý thức giữ gìn sự trong sáng của 
Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ 
nghĩa.
 Là một giáo viên trẻ được phân công đảm nhiệm công tác giảng dạy lớp 4, 
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay .Xác định đúng phương pháp giảng dạy phân 
môn Luyện từ và câu, người giáo viên sẽ tìm ra những giải pháp tối ưu để nâng 
cao chất lượng giáo dục. Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu “Một 
số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu lớp 4” với 
mong muốn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh, thực hiện tốt 
nhiệm vụ mà đơn vị, ngành giao cho.
1.2. Điểm mới của sáng kiến:
 Để làm tốt công tác giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học thì 
nhiều giáo viên đã tìm hiểu và đưa ra các giải pháp thực hiện nhưng bản thân tôi 
tìm hiểu vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ câu theo 
đúng tinh thần của thông tư 22/BGD- ĐT đã ban hành.
1.3. Phạm vi áp dụng: 
 Sáng kiến này nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất 
lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4 ở trường Tiểu học
 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4A
 1 Sau khi kiểm tra khảo sát, tôi nhận thấy bài làm của học sinh còn mắc 
nhiều lỗi, việc nắm từ của các em chưa chắc, phần vận dụng viết một đoạn văn 
còn quá hạn chế.
2.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém
 Phải nói rằng phân môn Luyện từ và câu là môn học khô khan nếu chúng 
ta không biết tổ chức, thiết kế các hoạt động thích hợp để tạo hứng thú học tập 
cho học sinh. 
 Một bộ phận giáo viên nhận thức còn hạn chế, chưa hiểu hết được ý đồ 
của sách giáo khoa nên chỉ giải quyết các bài tập một cách đơn thuần, không 
giúp học sinh hiểu sâu vấn đề. Cũng không ít giáo viên dạy Luyện từ và câu mà 
không hướng các em ứng dụng nó vào việc nói, viết, giao tiếp hằng ngày.
 Mặc dù học sinh có đủ sách vở học tập nhưng nhiều em không chịu học 
mà phụ thuộc hoàn toàn vào sách có đáp án được in, bán sẵn ngoài thị trường.
 Bên cạnh đó, tư duy ở lứa tuổi các em chưa bền vững, khả năng tập trung 
chưa cao, hay nóng vội, khả năng ngôn ngữ còn thấp cũng làm ảnh hưởng đến 
chất lượng môn học.
 Một bộ phận học sinh do bị hỏng kiến thức từ lớp dưới, khả năng tiếp thu 
bài hạn chế, nên không thể hoàn thành hệ thống bài tập trên lớp.
 Địa phương là một vùng thuần nông, có thu nhập thấp nên bố mẹ các em 
phải lo chạy vạy cuộc sống. Chính vì thế, phụ huynh ít thời gian kèm cặp, tiếp 
cận việc học của con, chưa điều chỉnh được hành vi, ngôn ngữ cho con em kịp 
thời.
 Từ thực tế trên, tôi chọn và tìm ra các giải pháp thực hiện.
2.2. CÁC BIỆN PHÁP
2.2.1. Biện pháp 1: Nắm kiến thức, kỹ năng, chương trình, phương pháp 
dạy học
 Đây là một nội dung hết sức quan trọng đối với giáo viên giảng dạy. Nếu 
không nắm chắc nội dung chương trình bộ môn khối lớp mình đang dạy thì dẫn 
đến hai hiện tượng trong quá trình dạy học làm cho các em nhàm chán : Một là 
dạy lại kiến thức lớp dưới đã học, hai là dạy sa vào kiến thức lớp trên. Chính vì 
thế, sau khi nhận lớp, bản thân tôi đã hệ thống lại những vấn đề cốt lõi làm cẩm 
nang cho quá trình giảng dạy của mình.
2.2.1.1 Nội dung chương trình 
 Mỗi tuần, phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 có 2 tiết. Học kì I 32 tiết gồm 
5 chủ điểm. Học kì II 30 tiết gồm 5 chủ điểm. Mỗi chủ điểm học sinh được học 
một chủ đề tương ứng với từng chủ điểm đó.
2.2.1.2. Yêu cầu kiến thức
 3 một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần. Phương pháp 
hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ băn khoăn, kinh nghiệm 
của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới.
 Giáo viên khi lựa chọn phương pháp này cần phải kiểm soát hết tất cả các 
học sinh trong lớp học. Khi giao nhiệm vụ cần cho HS cả lớp nắm, nhất là chú 
trọng đến nhóm trưởng, để nhóm trưởng thay mặt GV hướng dẫn đến các bạn 
trong nhóm.
VD: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng ( Tuần 6)
BT2. Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau:
 Nghĩa Từ
- Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức - trung thành
hay với người nào đó
- Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi. - trung hậu
- Một lòng một dạ vì việc nghĩa. - trung kiên
- Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một. - trung thực
- Ngay thẳng, thật thà. - trung nghĩa
 Giáo viên giao việc cho các nhóm, các cá nhân trong nhóm đưa ra ý kiến 
của bản thân, dùng lí lẽ của mình để phân tích nghĩa, sau đó thống nhất để đưa 
ra ý kiến chung của cả nhóm và trình bày trước lớp. Đại diện của các nhóm khác 
đưa ra ý kiến, bổ sung, sửa chữa hay đồng tình với nhóm bạn. Phương pháp này 
giúp các em phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác một cách hiệu quả.
 + Phương pháp vấn đáp
 Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kĩ năng suy nghĩ, tư duy 
sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như 
kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi 
kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn.
 Yêu cầu khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội 
dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng 
học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ sau 
đó cho học sinh trả lời, các em khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này thường 
dùng trong kiểu bài dạy Lí thuyết
 VD: Khi dạy bài Dấu ngoặc kép (tuần 8) mục đích của bài là học sinh 
phải nắm được Tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép. Biết vận 
dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
 Giáo viên đưa ra ví dụ:
 Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy 
tớ trung thành của nhân dân”. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một 
sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, 
 5 - Với tình huống (a) các em có thể chọn thành ngữ tục ngữ: “Ở chọn nơi, 
chơi chọn bạn”. Nhưng với tình huống (b) các em có thể chọn 1 hoặc 2 thành 
ngữ tục ngữ như:“Chơi với lửa” hoặc “Chơi dao có ngày đứt tay” đều được.
Với phương pháp này người giáo viên cần hiểu rằng trong từng tình huống cụ 
thể sẽ có nhiều cách giải quyết hay, thích hợp để học sinh có thể ứng dụng vào 
trong học tập, trong cuộc sống.
 + Phương pháp trực quan.
 Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó giáo viên có sử 
dụng các hình ảnh trực quan nhằm giúp học sinh có biểu tượng đúng về sự vật 
và thu nhận được kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung bài học một cách 
thuận lợi. Phương pháp này còn thu hút sự chú ý và giúp học sinh hiểu bài, ghi 
nhớ bài tốt hơn, học sinh có thể khái quát nội dung bài và phát hiện mối liên hệ 
của các đơn vị kiến thức.
 VD: Khi dạy bài “Đồ chơi – Trò chơi” (tuần 15) giáo viên đưa ra 6 bức 
tranh trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 (trang 147) để tìm ra các từ ngữ chỉ tên đồ 
chơi – trò chơi mà các em được mở rộng trong bài học.
Bức tranh 1: HS tìm từ chỉ đồ chơi: Diều – Trò chơi: thả diều.
 Bức tranh 2: đồ chơi: đèn ông sao, trống cơm, đầu sư tử – trò chơi: múa 
lân, rước đèn, đánh trống.
 Bức tranh 3: đồ chơi: dây, nồi xoong, búp bê – trò chơi: nhảy dây, nấu ăn, 
cho bé ăn bột
 Bức tranh 4: đồ chơi: máy tính, bộ xếp hình – trò chơi: điện tử, xếp hình.
 Bức tranh 5: đồ chơi: dây, súng ná - trò chơi: kéo co, bắn súng.
 Bức tranh 6: đồ chơi: khăn – trò chơi: bịt mắt bắt dê
 Sử dụng phương pháp trực quan giảng giải khi dạy phân môn Luyện từ và 
câu là rất quan trọng vì sẽ khai thác được triệt để các kênh hình của bài học, nhờ 
đó mà giáo viên giúp học sinh nắm bài một cách tốt hơn.
 + Phương pháp luyện theo mẫu.
 Là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể qua đó 
hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm của mẫu, cấu tạo mẫu và thực hiện 
theo mẫu.
 VD: Khi dạy bài Động từ (Tuần 9), khi kể tên các hoạt động ở nhà hoặc ở 
trường rồi gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ hoạt động đó, giáo viên đưa 
ra mẫu: M: quét nhà, làm bài
 Từ đó, giúp học sinh có điểm tựa để làm bài đặc biệt là với học sinh trung 
bình và yếu còn đối với học sinh khá giỏi không bắt buộc phải theo mẫu để học 
sinh có thể phát huy được tính tích cực chủ động.
 + Phương pháp phân tích.
 7 2.2.2. Biện pháp 2. Làm tốt khâu lập kế hoạch bài học và lên lớp
 + Lập kế hoạch bài học
 Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học trong SGK và 
những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài 
học mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. Song, cho dù thế nào cũng 
cần có đầy đủ các hoạt động và tổ chức các hoạt động đó một cách phong phú, 
phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội dung của 
bài dạy và chủ điểm của bài đó.
 Có thể sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy. 
Đó là các hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại gây 
hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu.
 VD: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ Ước mơ (tuần 9)
BT 2: Học sinh thảo luận nhóm đôi
Tìm thêm những từ cùng nghĩa với “ước mơ”
- HS 1 tìm từ bắt đầu từ tiếng “ước”: ước ao, 
- HS 2 tìm từ bắt đầu từ tiếng ‘‘mơ’’: mơ mộng, ...
- HS 2 tìm từ bắt đầu từ tiếng “ước”: ước mong, ...
- HS 1 tìm từ bắt đầu từ tiếng ‘‘mơ’’: mơ ước, ...
BT 3 : Nêu yêu cầu viết thêm những từ : đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, 
kì quặc, dại dột, chính đáng... vào sau từ ước mơ thể hiện sự đánh giá :
+ HS thảo luận nhóm 4.
- Đánh giá cao: ước mơ đẹp, ước mơ chính đáng, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, 
ước mơ đẹp đẽ.
- Đánh giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ.
- Đánh giá thấp: ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột, ước mơ viển vông, ước mơ 
tầm thường.
BT 4: Nêu VD về 1 loại ước mơ nói trên.
 Bài này cho học sinh làm việc cá nhân.
VD: 
+ Ước mơ được đánh giá cao: Đó là những ước mơ vươn lên làm những việc có 
ích cho mọi người như: 
 - Ước mơ học giỏi để trở thành bác sĩ/ kĩ sư
 - Ước mơ chinh phục vũ trụ
+ Ước mơ được đánh giá không cao: Đó là những ước mơ giản dị, thiết thực, có 
thể thực hiện được không cần nỗ lực lớn:
 - Ước mơ có truyện đọc/ có xe đạp/ có một đồ chơi
 9 dạy cho các em kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp nhưng giáo viên cần đưa ra một 
số thủ pháp dạy học, hình thức dạy học phù hợp với sở thích của các em, đó 
chính là các trò thi đố, các trò chơi để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, 
giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán.
 Bên cạnh đó người giáo viên cần thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích 
cực và tốt đẹp giữa cô và trò, giữa các trò với nhau cũng sẽ tạo được hứng thú 
học tập cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu 
không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo hứng thú cho cả cô và trò. Vì 
vậy, bên cạnh việc giáo dục tính mục đích kỉ luật, ý thức về trách nhiệm 
v.vcho học sinh, với mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường phải 
là người tổ chức cuộc sống ở trường thật hấp dẫn, tạo niềm vui, phải phấn đấu 
sao cho mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui. Mỗi học sinh sẽ luôn 
mong muốn phải là người được hạnh phúc ngay ngày hôm nay. Bởi vậy, giáo 
viên phải thường xuyên tìm hiểu học sinh muốn việc học diễn ra như thế nào?, 
cái gì làm các em thích?, cái gì làm các em không thích?, để có thể tổ chức quá 
trình dạy học như các em mong đợi.
 Để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh cũng là một nghệ thuật trong 
quá trình dạy học của người giáo viên. Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập 
cũng chính là làm cho các em thấy hạnh phúc trong học tập, bởi vì học là hạnh 
phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại mà hạnh phúc còn nằm ngay 
trong chính sự học từ đó mà các em nâng cao ý thức trong học tập.
 Thứ hai, tài liệu, đồ dùng học tập.
 Người giáo viên phải là người giúp học sinh biết cách lựa chọn và sử 
dụng các tài liệu, đồ dùng học tập như thế nào cho phù hợp. Tài liệu nào các em 
có thể sử dụng khi học ở trên lớp, khi học ở nhà, nguồn tài liệu nào phù hợp với 
các em hay khi nào thì có thể sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, sách tham 
khảo. Không chỉ sử dụng các thông tin có trong sách mà các em còn có thể tự 
tìm tòi, tự làm lấy để trở thành đồ dùng học tập hữu ích. Từ đó học sinh sẽ chủ 
động hơn khi sử dụng các loại tài liệu mà không còn phụ thuộc hay lệ thuộc vào 
sách tham khảo. Làm được điều này cũng đồng nghĩa với việc học sinh sử dụng 
các loại sách tham khảo, có sẵn đáp án chỉ là một tài liệu giúp các em dùng để so 
sánh với kết quả bài làm của mình.
 Thứ ba, phân chia đối tượng học sinh.
 Để phát huy được tính tích cực của học sinh, giáo viên cần chú ý đến mọi 
đối tượng học sinh. Vì vậy có thể phân chia học sinh ra nhiều mức độ để có 
phương pháp dạy thích hợp. Bên cạnh đó, giáo viên phải có hệ thống câu hỏi 
trong mỗi bài thật cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể. VD: Khi 
dạy bài “Câu kể Ai làm gì?” (tuần 17)
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc