SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số

doc 20 trang lop4 09/11/2023 3500
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số
 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số
 MỤC LỤC
 Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Giới hạn của đề tài 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
II. PHẦN NỘI DUNG 4
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài 4
2. Thực trạng 4
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 6
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 17
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 17
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18
1. Kết luận 18
2. Kiến nghị 19
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 1 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số
 - Tìm hiểu nguyên nhân học sinh không thực hiện được phép chia, chia 
chậm. 
 - Ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến kiến thức cơ bản về phép nhân, chia. Rèn 
luyện các kĩ năng thực hành tính nhẩm, tính viết về phép chia.
 - Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có 
kiểm tra có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo có ý thức vượt khó khăn, cẩn 
thận, kiên trì, tự tin.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Biện pháp thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số.
 4. Giới hạn của đề tài
 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4A thực hiện tốt phép chia cho số có 
nhiều chữ số, trường Tiểu học Trần Quốc Toản, năm học 2015 – 2016.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp khảo sát, điều tra.
 - Phương pháp giảng giải.
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp luyện tập, thực hành
 - Phương pháp trò chơi
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 - Phương pháp xử lí số liệu.
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 3 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số
 Qua kiểm tra khảo sát, phân loại đầu năm, kết quả như sau:
 Khảo sát TSHS Chia được Chia chậm Không chia được
 Đầu năm 25 10 10 5
 Vậy những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do:
 Về phía học sinh: 
 - Phương pháp học tập chưa tốt: Một số em không thuộc được bảng nhân, 
bảng chia, chưa nắm được các thành phần của phép chia; không hiểu được mối 
quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Nhiều em khi thực hiện phép chia mà số dư 
lớn hơn số chia cũng không biết.
 - Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm.
 - Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ 
toán học lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn.
 Học sinh chưa chăm học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng 
các em không thực hiện được phép chia là những em không chú ý chuyên tâm vào 
việc học, không xác định được mục đích của việc học. 
 Khả năng tư duy của các em còn hạn chế: Một số học sinh thuộc bảng nhân 
nhưng các em thuộc kiểu học vẹt, các em không hiểu gì cả, không hiểu được mối 
quan hệ giữa phép nhân và phép chia dẫn đến không ước lượng được thương, thực 
hiện phép chia khó khăn.
 Về phía giáo viên: 
 Trong quá trình dạy học, việc hướng dẫn học sinh tìm cách ước lượng 
thương trong phép chia đôi khi không được chú ý một cách tỉ mỉ, chưa linh hoạt 
trong việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp. 
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 5 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số
 Bất kỳ một dạng toán nào học sinh cũng được đi từ bài dễ đến bài khó. Để 
thực hiện được phép chia cho số có một chữ số, việc đầu tiên học sinh phải nắm 
được các kiến thức cơ bản sau:
 - Đặt tính
 - Thực hiện tính từ trái sang phải.
 - Mỗi lần chia đều tính theo ba bước: Chia, nhân, trừ nhẩm.
 - Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
 Ví dụ: 12847 : 6 = ?
 Lần 1: 12 chia 6 được 2, viết 2 1284 6 
 2 nhân 6 bằng 12 0 2
 12 trừ 12 bằng 0. 
 Lần 2: Hạ 8; 8 chia 6 được 1, viết 1 1284 6 
 1 nhân 6 bằng 6 08 21
 8 trừ 6 bằng 2, viết 2. 2
 Lần 3: Hạ 4; được 24; 4 chia 6 được 4, viết 4 1284 6 
 4 nhân 6 bằng 24 08 214
 24 trừ 24 bằng 0, viết 0. 24
 0
 Ngoài ra, trong thực tế giảng dạy, khi giáo viên hỏi về phép chia trong bảng 
thì học sinh nêu kết quả rất nhanh.
 Ví dụ: 15 : 3 = 5 27 : 9 = 3 56 : 7 = 8 64 : 8 = 8 .
 Nhưng khi giáo viên hỏi về phép chia có dư thì có em lúng túng không biết 
kết quả bằng bao nhiêu.
 Ví dụ: 17 : 4 37: 5 41 : 7
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 7 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số
 1
 Với dạng bài tập thương có chữ 0, giáo viên cũng đi từ phép chia đơn giản, 
từ số bị chia có 2 chữ số đến số bị chia có 3, 4, 5 chữ số.
 Cho học sinh nhắc lại: 0 chia cho số nào cũng bằng 0.
 0 nhân số nào cũng bằng 0.
 Ví dụ: 
 0 : 9 = 0
 1 : 9 = 0 ( dư 1).
 4 : 9 = 0 ( dư 4).
 7 : 9 = 0 ( dư 7).
 8 : 9 = 0 ( dư 8).
 5 : 7 = 0 ( dư 5).
 6 : 8 = 0 ( dư 6).
 Hướng dẫn học sinh vận dụng vào bài tập:
 62 : 3 = 816 : 4 = 9182 : 9 = 
 62 3 816 4 9182 9 
 02 20(dư 2) 016 208 018 1020 (dư 2) 
 0 0 02
 2 0
 Biện pháp 4: Hướng dẫn cách chia cho số có nhiều chữ số
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 9 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số
+ Để thực hiện được phép chia trên ta làm thế nào? (đặt tính)
+ Thực hiện tính từ đâu sang đâu? (từ trái sang phải)
Lần 1: Lấy mấy chia mấy? ( Lấy 81 chia cho 64) 8192 64 
Ta ước lượng thế nào? (Lấy 8 : 6) 64 1
Vây 81 chia 64 được mấy? (được 1) 17
1 nhân 4 bằng 4, viết 4
1 nhân 6 bằng 6, viết 6
81 trừ 64 bằng 17, viết 17
Lần 2: Lấy mấy chia mấy? (179 chia 64) 8192 64 
Ta ước lượng thế nào?( Lấy 17 : 6) 64 12
Vậy 179 chia 64 được mấy? (được 2) 179
2 nhân 4 bằng 8, viết 8 128 
2 nhân 6 bằng 12 viết 12 51 
179 trừ 128 bằng 51, viết 51.
Lần 3: Lấy mấy chia mấy? (Lấy 512 chia 64) 8192 64 
Ta ước lượng thế nào? (Lấy 51 : 6) 64 128
Vậy 512 chia 64 được mấy? (được 8) 179
8 nhân 4 bằng 32, viết 2, nhớ 3 128 
8 nhân 6 bằng 48, thêm 3 bằng 51, viết 51 512
512 trừ 512 bằng 0, viết 0. 512
 0
Ví dụ: 1944 : 162 = ?
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 11 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số
bớt chữ số đã dự đoán ở thương, nếu tích còn kém số bị chia quá nhiều thì phải 
tăng chữ số ấy lên. Như vây, muốn ước lượng cho tốt, học sinh không những thuộc 
bảng nhân, chia và biết nhân nhẩm, trừ nhẩm nhanh mà còn phải biết cách làm tròn 
số thông qua một số trường hợp sau:
 a) Trường hợp 1: Số chia tận cùng là 1,2 hoặc 3
 Ví dụ 1: 96 : 32
 Muốn ước lượng 96 : 32 = ? Ta làm tròn 96 thành 90; 32 thành 30, rồi nhẩm 
90 chia 30 được 3, sau đó thử lại: 32 x 3 = 96 để có kết quả 96 : 32 = 3.
 Trên thực tế, việc làm tròn 96 thành 90; 32 thành 30 được tiến hành bằng 
cách cùng che bớt chữ số 6 và 2 ở hàng đơn vị của số bị chia và số chia để có 9 
chia 3 được 3.
 Ví dụ 2: Ước lượng thương 568 : 72 = ?
 Ta cùng che đi một chữ số tận cùng của số bị chia và số chia.
 Ở số bị chia ta che đi 8.
 Ở số chia ta che đi 2.
 Vì 56 : 7 được 8, nên ta ước thương là 8.
 Thử: 72 x 8 = 576 > 568. Vậy thương ước lượng 8 hơi thừa ta giảm xuống 7 
và thử lại: 72 x 7 = 504, 568 – 504 = 64<72. Do đó: 568 : 72 được 7.
 Từ các ví dụ trên, ta nhận thấy: Nếu số chia tận cùng là 1,2 hoặc 3 thì ta làm 
tròn giảm, tức là bớt đi 1, 2 hoặc 3 đơn vị ở số chia. Trong thực hành, ta chỉ việc 
che bớt một chữ số tận cùng ở số bị chia và số chia.
 b) Trường hợp 2: Số chia tận cùng là 4, 5, 6
 Ví dụ: 245 : 46 = ?
 Làm tròn giảm 46 được 40 (che chữ số 6) và làm tròn tăng 46 đươc 50 (che 
chữ số 6 và tăng 4 lên thành 5).
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 13 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số
 Ta có: 53 : 6 được 8. Vậy ta ước lượng thương là 8. Thử lại: 58 x 8 = 464, 
530 – 464 = 66>58. Vậy thương ước lượng là 8 hơi thiếu ta tăng lên là 9 rồi thử 
lại: 58 x 9 = 522, 530 – 522 = 8<58.
 Vậy 530 : 58 được 9.
 Nếu số chia tận cùng là 7,8 hoặc 9 thì ta làm tròn tăng, tức là thêm 3,2 hoặc 
1 đơn vị vào số chia. Trong thực hành, ta chỉ che bớt chữ số tận cùng đó đi và thêm 
1 vào chữ số liền trước và che bớt chữ số tận cùng của số bị chia.
 Để việc làm tròn số đơn giản, ta chỉ hướng dẫn học sinh làm tròn tăng hoặc 
làm tròn giảm đối với số chia. Số bị chia luôn làm tròn giảm là che bớt chữ số tận 
cùng.
 Trong thực tế giảng dạy, trong một lớp có nhiều đối tượng học sinh. Nhiều 
em ước lượng thương rất nhanh nhưng cũng có một số em ước lượng rất chậm. Đối 
với các em còn chậm thì giáo viên có thể cho các em làm tính vào nháp hoặc viết 
bằng bút chì, nếu sai thì tẩy đi rồi điều chỉnh lại.
 Biện pháp 5: Luyện tập, thực hành
 Sau khi học sinh đã nắm được cách ước lượng thương, giáo viên cần tiếp tục 
cho các em luyện tập thêm vào các buổi học thứ hai. Trong quá trình hướng dẫn 
học sinh, giáo viên phải kiên trì, đi từng dạng bài tập. Với mỗi dạng, giáo viên 
hướng dẫn thật kĩ. Sau khi làm thành thạo thì cho học sinh áp dụng làm nhiều bài 
tập với từng dạng đó. Khi đã nắm vững kĩ năng, thao tác từng bước tính thì hướng 
dẫn học sinh thực hiện bước tính trừ nhẩm để phép tính được trình bày ở dạng 
ngắn gọn hơn.
 Sau mỗi bài toán, khi tìm được kết quả phép tính, giáo viên nên tập cho học 
sinh thử lại kết quả: Lấy thương nhân số chia, cộng số dư( nếu có), nếu cho kết quả 
bằng số bị chia thì phép chia đó đúng.
 Ngoài ra, việc tổ chức “ Trò chơi” trong quá trình học tập cũng chiếm một 
vị trí hết sức quan trọng trong việc củng cố các lượt chia, cách viết đúng. Vào đầu 
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_thuc_hien_tot_phep.doc