SKKN Hướng dẫn học sinh giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó Lớp 4 đối với học sinh dân tộc thiểu số

doc 18 trang lop4 20/01/2024 2371
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó Lớp 4 đối với học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn học sinh giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó Lớp 4 đối với học sinh dân tộc thiểu số

SKKN Hướng dẫn học sinh giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó Lớp 4 đối với học sinh dân tộc thiểu số
 Hướng dẫn học sinh giải toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”lớp 4 đối với HSDTTS. 
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. Lí do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết, dạy học môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh có 
những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các đại lượng thông dụng, một số yếu 
tố hình học và thống kê đơn giản; hình thành các kĩ năng thực hành, đo lường, giải 
bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống, góp phần bước đầu phát triển 
năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng. Nội dung cơ bản môn 
Toán ở Tiểu học bao gồm 5 tuyến kiến thức chính : Số học, đại lượng và đo đại 
lượng, hình học, thống kê mô tả, giải toán có lời văn. Trong tuyến kiến thức đó, 
giải toán có lời văn là nội dung cơ bản, chủ yếu của chương trình môn Toán ở Tiểu 
học. Dạy học giải toán có lời văn có ý nghĩa to lớn nhằm giúp học sinh củng cố lý 
thuyết vận dụng vào giải bài tập, vận dụng vào đời sống, rèn các kĩ năng, phát triển 
tư duy, rèn học sinh đức tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo, yêu thích 
sự chặt chẽ, chính xác,
 Môn Toán ở Tiểu học đòi hỏi ở mỗi học sinh sự huy động tất cả vốn kiến 
thức toán học vào hoạt động giải toán và để hình thành các kĩ năng giải toán đòi 
hỏi học sinh phải có lối tư duy khoa học và có vốn kiến thức tổng hợp thực tế. Mỗi 
bài toán được thể hiện qua các thuật toán và ẩn dưới các dạng toán, mang tính hệ 
thống các quan hệ mật thiết với nhau. Toán lớp 4 củng cố kĩ năng giải toán hợp có 
lời văn, học sinh biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, 
hình vẽ, biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính, các bài 
toán được sắp xếp dưới dạng các bài toán điển hình như: Tìm số trung bình cộng, 
Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó, Tìm hai số biết tổng( hoặc hiệu) và tỉ số 
của hai số đó. Các dạng toán này tương đối khó vì nó đòi hỏi người học có khả 
năng tư duy trừu tượng, những em có học lực khá và giỏi sẽ rất thích môn học này, 
ngược lại những em tư duy chậm hơn thì ngại học dẫn đến tình trạng học sinh yếu, 
kém môn toán chiếm tỉ lệ khá cao so với các môn học khác. Nhiều em thường 
không xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu của bài toán, không tìm ra được 
mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán. Mặt khác, 
các em chưa biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong việc giải toán. Chính 
vì vậy, khi làm toán giải các em thường hay bị sai do không tìm ra được phép tính 
và lời giải đúng cho câu hỏi của bài toán. Một điều cũng không kém phần nan giải 
khiến giáo viên phải trăn trở, suy nghĩ nhiều đó là học sinh thường nhầm lẫn cách 
giải bài toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó”, gọi 
tắt là “Tổng (hoặc Hiệu) – Tỉ” với các dạng toán “Tìm số trung bình cộng”, “Tìm 
hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”, gọi tắt là “Tổng - Hiệu”, đặc biệt là hai 
dạng toán có tựa đề gần giống nhau “Tổng - Tỉ” và “ Hiệu - Tỉ”. Bên cạnh đó, học 
sinh còn nhầm lẫn khi trình bày lời giải giữa số bé và số lớn,
 Nguyên nhân nhầm lẫn thường là các em chưa có kĩ năng nhận dạng toán, kĩ 
năng phân tích, tóm tắt và giải bài toán có lời văn. Một phần nữa do một số giáo 
viên chưa có phương pháp hướng dẫn cụ thể, chỉ hướng dẫn một cách qua loa, 
chưa đi sâu vào bản chất của từng dạng toán.
 Ví dụ Bài 2 trang 148 SGK Toán lớp 4 :
______________________________________________________________1
 Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Hướng dẫn học sinh giải toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”lớp 4 đối với HSDTTS. 
 Vì đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập 
trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững, thích học nhưng 
chóng chán. Như vậy, vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học 
toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo 
trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Giáo viên phải có phương pháp dạy học 
như thế nào để truyền đạt kiến thức và khả năng học môn học này đạt hiệu quả 
cao, làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng 
học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức? Để góp phần nâng cao 
hiệu quả dạy học toán ở tiểu học, khắc phục được khó khăn của người thầy và hạn 
chế sai sót của người trò không bị nhầm lẫn giữa các dạng toán và biết cách xác lập 
mối quan hệ giữa các dữ liệu của bài toán, tìm ra cách giải, phép tính và lời giải 
đúng cho bài toán, đó là điều mà tôi trăn trở, suy nghĩ. Là CBQL phụ trách chuyên 
môn, bản thân tôi cũng trực tiếp dạy lớp 4. Vì đặc thù học sinh của trường Tiểu 
học Võ Thị Sáu chủ yếu là dân tộc Ê đê rất yếu về tiếng Việt nên kĩ năng đọc đề 
toán, giải bài Toán có lời văn còn rất hạn chế. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Hướng 
dẫn học sinh giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó lớp 4 đối 
với học sinh DTTS” với hi vọng với một số kinh nghiệm tôi đã vận dụng để giúp 
học sinh lớp 4 nắm chắc dạng toán này và sẽ là những kinh nghiệm hữu ích cho 
giáo viên Tiểu học, đặc biệt là giáo viên dạy lớp 4, lớp 5 ở những trường có học 
sinh là dân tộc thiểu số.
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm ra các giải pháp giúp học sinh yếu có kĩ năng 
nhận dạng toán, sử dụng thành thạo và vận dụng một cách linh hoạt các công thức 
trong giải toán, biết xác định, phân biệt được các dạng toán có lời văn và hình 
thành kỹ năng nhận dạng tốt các bài toán có lời văn “Tổng - Tỉ” trong chương 
trình toán lớp 4; hình thành năng lực tư duy và phấm chất trí tuệ cho người học. 
 Nhiệm vụ của đề tài này là phân tích thực trạng học sinh giải dạng toán “Tổng 
- Tỉ”, vận dụng những cơ sở lí luận và thực tiễn về dạng toán điển hình “Tổng - Tỉ” 
để đề xuất phương pháp dạy dạng toán này.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Các dạng toán “Tổng - Tỉ” trong sách giáo khoa, vở bài tập toán và một số 
bài toán vận dụng trong thực tế.
 - Các tiết học toán của học sinh DTTS lớp 4 dạng “ Tổng – Tỉ” qua các năm 
học.
 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Học sinh DTTS lớp 4 trường Tiểu học Võ Thị Sáu – xã EaBông – huyện 
Krông Ana – tỉnh ĐakLak từ năm học 2013 – 2014 đến năm học 2014 – 2015.
 I.5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp điều tra, thống kê.
 - Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp thực nghiệm
______________________________________________________________3
 Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Hướng dẫn học sinh giải toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”lớp 4 đối với HSDTTS. 
 - Giáo viên cũng còn hạn chế và ít có điều kiện để tiếp xúc với công nghệ 
 thông tin để tìm tòi thêm tư liệu giảng dạy.
 + Học sinh : 
 - Đa số học sinh yếu về phần Tiếng Việt mà dạng toán này lại có lời văn nên 
 học sinh rất khó xác định thông tin chính trong bài toán.
 - Chương trình toán lớp 4 có nhiều dạng toán khó, lời văn khó hiểu. Dạng 
 toán “ Tổng – Tỉ” được phân phối trong chương trình còn ít tiết, lại cách quãng 
 (Học sinh bắt đầu làm quen dạng “Tổng – Tỉ” ở bài đầu tiên, tiếp theo là tiết Luyện 
 tập đến Luyện tập chung rồi sau đó gần cuối năm học mới ôn tập lại)
 - Lứa tuổi của các em mau quên, dễ nhầm lẫn giữa cách giải của dạng toán 
 này với cách giải của dạng toán khác.
 - Từ việc dạy theo kiểu áp đặt của thầy và học sinh tiếp thu kiến thức một 
 cách thụ động các quy tắc, các công thức,học sinh nắm kiến thức không vững, 
 không sâu, không hiểu được bản chất của vấn đề, chỉ biết áp dụng rập khuôn, máy 
 móc. Do đó, những bài toán có cấu trúc hơi khác một chút là học sinh làm sai hoặc 
 không làm được bài. Mặt khác, các dạng toán điển hình trong chương trình cung 
 cấp khá gần nhau nên học sinh dễ nhầm lẫn hoặc khó phân biệt.
 - Dạng toán “Tổng - Tỉ” đòi hỏi phải có thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, 
 so sánh,), trong khi đó học sinh chỉ biết làm theo, nói theo giáo viên hoặc làm 
 theo các bài mẫu trong sách, do đó học sinh không có điều kiện bộc lộ và phát triển 
 đầy đủ khả năng của mình.
 - Kĩ năng đọc đề toán, tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc 
 và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép 
 tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các 
 phép tính. 
 - Kĩ năng nhận dạng bài toán và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời văn còn 
 hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên 
 còn chóng quên các dạng toán.
 - Tư duy của các em chủ yếu dựa vào đặc điểm trực quan. Nhưng có những 
 bài toán có lời văn lại cần nhiều đến tư duy trừu tượng nên học sinh lúng túng, gặp 
 nhiều khó khăn, thậm chí không làm được các dạng toán điển hình.
 - Một số em chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia vào giờ học nên chưa 
 hiểu bài dẫn đến không làm được bài.
 Theo thống kê lớp 4 tôi tham gia dạy của những năm học gần đây cho thấy 
 học sinh còn nhầm lẫn dạng toán “Tổng - Tỉ” với các dạng toán điển hình khác dẫn 
 đến giải sai bài toán. Khi dạy dạng toán này ở những bài đầu tiên của HKII:
 Vẽ sơ đồ Đặt lời giải và đáp số Thực hiện phép tính
 HKII Lớp TS DT Đúng Sai Đạt Chưa đạt Đúng Sai
Năm học HS TS SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
 (%) (%) (%) (%) (%) (%)
 2013- 4A 28 27 11 39,3 17 60,7 8 28,6 20 71.4 13 46,4 15 53,6
 2014 4B 26 26 10 38,5 16 61,5 7 26,9 19 73,1 12 46,2 14 53,8
 2014- 4A 24 24 15 62,5 9 37,5 12 50,0 12 50,0 14 58,3 10 41,7
 2015 4B 25 25 16 64,0 9 36,0 12 48,0 13 52,0 14 56,0 11 44,0
 b. Thành công, hạn chế.
 ______________________________________________________________5
 Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Hướng dẫn học sinh giải toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”lớp 4 đối với HSDTTS. 
phân tích tóm và giải các bài toán có lời văn của các em còn nhiều hạn chế. Phân 
tích tóm tắt bài toán chính là phản ánh sự hiểu bài và làm bài của các em. Em nào 
tóm tắt được bài toán thì khả năng làm bài giải đúng sẽ cao hơn. 
 Một số học sinh còn thụ động, chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ và làm theo mẫu. 
Chính vì vậy, kiến thức của các em còn hời hợt, nhớ không lâu, đến khi gặp bài 
toán khác bài mẫu một chút là lúng túng không giải được. Đặc biệt, ở lớp 4, học 
sinh mới làm quen với dạng toán “Tổng - Tỉ”, các em phải nắm được dạng toán, 
quy tắc, cách giải thì mới làm được bài.
 Một số em còn mải chơi, chưa chăm chỉ học tập, không thích tìm hiểu, khám 
phá.
 + Về phía cha mẹ học sinh : 
 Một số cha mẹ học sinh chỉ quan tâm đến dấu hiệu bên ngoài của việc học 
tập đó là chỉ cần biết tính toán là được. Bên cạnh đó, phần đa hoàn cảnh gia đình 
các em còn khó khăn, cha mẹ học sinh chỉ chăm lo kinh tế mà chưa thực sự quan 
tâm tới việc học tập và giúp đỡ các em tháo gỡ kịp thời những khúc mắc, khó khăn 
trong học tập khiến các em bỡ ngỡ khi làm bài, đặc biệt là giải toán có lời văn, 
dẫn đến sự chán nản, thiếu tự tin, từ đó tạo nên những lỗ hỗng kiến thức trong học 
tập của các em.
 II.3. Giải pháp, biện pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Giúp giáo viên có kĩ năng hướng dẫn học sinh phân tích đề toán và xác định 
đúng được dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”. Đồng thời biết 
dựa vào thông tin chính để thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán, 
nắm vững cách tóm tắt đề, trình bày lời giải, từ đó nâng cao chất lượng học sinh 
đối với môn toán nói riêng và chất lượng toàn diện nói chung.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 Biện pháp 1 : Khắc sâu lí thuyết
 Tôi cho học sinh xác định đặc điểm ngôn ngữ của tỉ số (còn tổng số các em 
đã thành thạo ở dạng Tổng – Hiệu). Khi bài toán có cụm từ gấp a lần hoặc kém a 
lần, a ở đây là số cụ thể : ví dụ 2, 3, 4  thì học sinh biết đó là tỉ số ở dạng số tự 
nhiên, và gặp bài có cụm từ “bằng a/b” thì gần 100% học sinh kết luận là tỉ số ở 
 1 1 2
dạng phân số (a/b là phân số cụ thể ví dụ : 2 , 3 , 3 , )
 Từ chỗ hiểu thấu đáo ngôn ngữ, lời văn của dạng toán điển hình trên, 80% - 
90% học sinh DTTS cũng đã xác định dễ dàng dạng toán Tổng - Tỉ.
 Trên cơ sở đã nhận dạng toán chính xác, các em cũng dễ dàng thiết lập sơ 
đồ bằng đoạn thẳng theo đặc trưng của dạng bài và cũng dựa vào sơ đồ bằng đoạn 
thẳng các em sẽ đi giải bài toán đúng hướng. Đặc biệt, với bài toán dạng Tổng - Tỉ 
mà khi gặp tỉ số dạng 2 , 3 ,  (tử > 1) thì trên sơ đồ trực quan đã lập, học sinh sẽ 
 3 4
tính chính xác số bé, số lớn (nếu em nào sai tôi gọi lên và hỏi : “số bé gồm có mấy 
phần ? (2, 3  phần) thì em phải lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé” 
______________________________________________________________7
 Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

File đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_giai_dang_toan_tim_hai_so_khi_biet_t.doc