SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Toán Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Toán Lớp 4
Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Xuất phát từ vai trò của môn Toán ở tiểu học Ở tiểu học, môn Toán là môn học góp phần đắc lực vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Kiến thức, kĩ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, cần thiết để học tập các môn học khác ở tiểu học và học tập tiếp môn toán ở trung học. Môn Toán góp phần rất quan trọng trọng việc rèn luyện tư duy, phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như cần cù, cẩn thận có ý chí vượt khó khăn, làm việc khoa học, nề nếp. Toán học có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống và trong các ngành khoa học khác. Tất cả các môn khoa học đều nghiên cứu dựa trên nền tảng của toán học. "Một khoa học chỉ thực sự phát triển nếu nó có thể sử dụng được phương pháp của toán học" đó là lời tiên đoán của Mác đã được chứng minh bằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay. Như lời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Trong khoa học và kĩ thuật, toán học giữ vị trí nổi bật hàng đầu. Nó có tác dụng đối với nhiều ngành khoa học, trong sản xuất và trong chiến đấu.. Nó là môn thể thao trí tuệ, giúp ta rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phương pháp suy luận, giải quyết vấn đề và giúp rèn luyện trí thông minh, sáng tạo, trau dối tính cần cù nhẫn nại, tự lực cánh sinh, tinh thần vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lí. Dù các bạn phục vụ trong ngành nào, trong công tác nào thì các kiến thức và phương pháp toán học cũng đều cần thiết cho bạn”. Từ chỗ nhận thức được vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của môn Toán ở Tiểu học nên việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán là điều quan tâm, trăn trở của nhiều giáo viên, nhiều nhà trường hiện nay. Với ý nghĩa đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục đích dạy học đối với tất cả học sinh đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của cá nhân trong quá trình học tập, nâng cao chất lượng dạy học phân hóa là yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Đây là lí do cho thấy sự cần thiết phải đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở tiểu học. 1 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc 3. Kết quả khảo sát đầu năm như sau: Sau khi nhận lớp 4B, tôi đã tiến hành dự giờ đồng nghiệp dạy cùng khối, trong các tiết dạy giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy phân hóa đối tượng học sinh trong môn Toán. Tôi đã tiến hành khảo sát và chất lượng như sau: Lớp Sĩ số ĐẠT YÊU CẦU HTT HT CHT SL % SL % SL % SL % 4B 61 55 90,2 10 16,4 45 73,8 6 9,8 Qua bảng khảo sát trên, tôi thấy học sinh đạt hoàn thành tốt chưa cao. Vẫn còn học sinh đạt chưa hoàn thành. 3 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc tiết tăng ở buổi hai nên đảm bảo sự chuyên sâu và dễ dàng theo dõi, đánh giá quá trình học tập của các em. Một số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con mình. Nhắc nhở, động viên con học tâm, mua thêm tài liệu tham khảo và phối hợp cùng với giáo viên để các con ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ bản mà còn có thể làm một số bài tập nâng cao hơn. Theo sự chỉ đạo của ngành, các trường đã tích cực quan tâm chỉ đạo dạy học phân hóa các đối tượng học sinh. Ngay sau khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên các khối lớp tiến hành phân loại các đối tượng học sinh. Dựa vào khả năng của từng em, giáo viên đề ra biện pháp và xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Việc tiến hành dạy học phân hóa được thể hiện từ khâu soạn giáo án đến việc tổ chức dạy học trên lớp. Giáo viên đã tiến hành phân học sinh thành các nhóm đối tượng hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành và xây dựng kế hoạch, nội dung dạy học riêng cho từng nhóm đối tượng học sinh. Khó khăn Trong cùng một thời gian ngắn, giáo viên phải dạy cùng một lúc ít nhất ba trình độ:nhận thức nhanh (HS có năng khiếu), nhận thức khá, nhận thức trung bình và nhận thức chậm. Bởi vậy, giáo viên thường lúng túng về nghiệp vụ sư phạm, lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức. Một số câu hỏi đặt ra với nhiều giáo viên hiện nay, đó là: Thực hiện dạy học phân hóa cần tiến hành ở những khâu nào? Phân hóa vào lúc nào? Nội dung nào có thể phân hóa? Làm thế nào để phân hóa đạt hiệu quả? Đặc biệt, đối với môn Toán, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc nêu yêu cầu và ra bài tập cho phù hợp tất cả các đối tượng học sinh. Khi dự giờ, phần lớn các tiết dạy đều “bị” đánh giá hạn chế về dạy học phân hóa các đối tượng học sinh. Ví dụ như: Tiết dạy chưa phát huy hết tính tích cực của học sinh có nhận thức nhanh và nhận thức khá. Giáo viên chưa thực sự mạnh dạn và sự sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động; Nội dung câu hỏi, yêu cầu, bài tập đưa ra còn trung thành với sách giáo khoa, chưa thực sự phù hợp với các đối tượng học sinh. Học sinh nhận thức chậm (chưa hoàn thành) thường mất tự tin hoặc lo lắng trước những câu hỏi, yêu cầu, bài tập chung giáo viên đưa ra cho cả lớp. Các em nhận thức nhanh (hoàn thành tốt) thường không cần suy nghĩ cũng dễ dàng trả lời các câu hỏi và hoàn thành các bài tập. Bởi vậy, tiết học toán chưa thực sự hấp dẫn 5 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc tra thường dưới mức trung bình,... Đối với học sinh hoàn thành tốt có năng lực học tập toán thường có xu hướng thích giải nhiều bài toán, thích giải các bài toán khó, các bài toán đòi hỏi tư duy sáng tạo (là điều rất tốt), nhưng các em lại coi nhẹ việc học lý thuyết, coi nhẹ các bài toán thông thường. Do chủ quan, các em thường tính sai, nhầm lẫn và bị mất điểm ở các bài toán đơn giản. Biện pháp điều tra, phát hiện và phân loại đối tượng học sinh về khả năng lĩnh hội kiến thức và trình độ phát triển thông qua quan sát, kiểm tra, tìm hiểu không chỉ được tiến hành ngay trong những tuần đầu năm học mà cần được tiến hành trong suốt quá trình dạy học. Giáo viên phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh lại nhân sự nhóm, chuyển lên nhóm trên hoặc xuống nhóm dưới nếu có thành viên nào trong nhóm tỏ ra tiến bộ hay thụt lùi. Tuy nhiên, để đảm bảo mục đích và hiệu quả sư phạm, có thể tùy thuộc vào đặc điểm và số lượng học sinh trong lớp mà có thể phân thành nhiều nhóm (chẳng hạn phân thành 9 nhóm: 2 nhóm hoàn thành tốt, 5 nhóm hoàn thành , 2 nhóm chưa hoàn thành) vừa khơi gợi niềm tin ở khả năng mỗi cá nhân, tránh mặc cảm, tự ti, vừa tạo nhu cầu thi đua học tập giữa cá nhân. 2. Biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng 2.1. Đối với học sinh chưa hoàn thành: Giáo viên cần tìm ra nguyên nhân học kém toán của từng em. Trường hợp học sinh kém học do năng lực toán yếu, giáo viên cần tập trung vào những nội dung sau: + Đảm bảo trình độ xuất phát của học sinh: Trang bị cho các em những kiến thức kĩ năng cơ bản để đảm bảo trình độ xuất phát trong những tiết học trên lớp. + Lấp lỗ hổng về kiến thức kỹ năng: Đây là một điểm yếu rõ nét và phổ biến của học sinh chưa hoàn thành. Thông qua những tiết hình thành kiến thức mới, các tiết luyện tập hay các tiết tăng ở buổi hai, giáo viên cần lặp đi lặp lại nội dung kiểm tra về lí thuyết và giao các bài tập ở mảng kiến thức bị hổng. Đặc biệt, giáo viên nên tập cho học sinh có ý thức phát hiện ra lỗ hổng kiến thức của mình và tăng cường luyện tập để lấp lỗ hổng đó. + Luyện những bài tập vừa sức: Do tính vững chắc của kiến thức cần được coi trọng, người giáo viên cần dành thì giờ để học sinh tăng cường luyện tập những bài tập vừa sức mình. Ví dụ: Dạy bài: Luyện tập (SGK lớp 4 trang 148) Khi dạy bài này giáo viên cho học sinh này làm bài tập 1để đảm bảo tính vừa sức cho học sinh. + Hướng dẫn kĩ năng hiểu đề bài: Giáo viên cần rèn cho các em thói quen 7 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc Ví dụ: Khi dạy bài: Nhân với số có ba chữ số (SGK trang 74) Bài 4: Nhà trường dự định lắp bóng điện cho 32 phòng học, mỗi phòng học 8 bóng. Nếu mỗi bóng điện giá 50000 đồng thì nhà trường phải trả bao nhiêu tiền để mua đủ số bóng điện lắp cho các phòng. Với bài này giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng trình bày cách giải và giải thích cách làm, nêu cách giải khác. Chẳng hạn: Cách 1: Số bóng điện lắp đủ cho 32 phòng là: 8 x 32 = 256(bóng) Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho 32 phòng học là: 50000 x 256 = 12 800 000(đồng) Đáp số: 12 800 000 đồng Cách 2: Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho mỗi phòng học là: 50000 x 8 = 400 000(đồng) Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho 32 phòng học là: 400000 x 32 = 12 800 000 (đồng) Đáp số: 12 800 000 đồng + Khi giải bài tập, các em cần chú trọng kĩ năng trình bày. Giáo viên cần rèn cho các em tính kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận và đặc biệt coi trọng kết quả của bài toán. + Ngoài việc học trên lớp, các em cần có thói quen tự học, tự nghiên cứu. Giáo viên định hướng cho các em có thể sử dụng nhiều loại sách phục vụ cho môn học như: Toán nâng cao, Tuyển chọn các dạng toán điển hình, Luyện giải toán,... 2.3. Với học sinh hoàn thành: Hoạt động học và giải toán của học sinh đối tượng hoàn thành cơ bản diễn ra theo trình tự: quan sát, tiếp thu kiến thức; làm bài có sự hướng dẫn; tự làm theo mẫu; độc lập làm bài. Để giúp đối tượng học sinh hoàn thành nắm thật chắc kiến thức cơ bản, làm đầy đủ và đạt yêu cầu các bài tập sách giáo khoa với sự gợi ý ở mức độ hạn chế của giáo viên, có thể tiếp thu phần nào kiến thức nâng cao của học sinh hoàn thành tốt, giáo viên cần tiến hành theo 4 bước như sau: + Quan sát, tiếp thu: Đây là bước giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản, tối thiểu, cần thiết. Giáo viên cần kết hợp vừa giảng vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ thể, giúp học sinh hiểu khái niệm không hình thức. Đồng thời củng cố khắc sâu thông qua ví dụ, chú ý phân tích các sai lầm thường gặp. + Làm theo hướng dẫn: Giáo viên cho ví dụ tương tự. Học sinh bước đầu vận dụng hiểu biết của mình vào giải toán. Do chưa thuộc, chưa hiểu sâu nên có 9 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc thỏa mãn mấy điều kiện? Đó là những điều kiện nào? Dạng 3: Một số bài tập có ưu thế trong việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo,... Chẳng hạn như dạng toán phát hiện lỗi sai và chữa lại cho đúng, tính nhanh, giải bài toán bằng nhiều cách, bài toán mở , ...) Ví dụ: Tuổi mẹ và tuổi con cộng lại được 56. Hai năm nữa, tuổi mẹ sẽ bằng 7 3 tuổi con. Tính tuổi mỗi người hiện nay. Hướng dẫn giải: - 2 năm nữa, mỗi người tăng thêm mấy tuổi? (2 tuổi) - Cả 2 mẹ con tăng thêm mấy tuổi? (2 + 2 = 4) - Lúc đó tổng số tuổi của 2 mẹ con là bao nhiêu? ( 56 + 4 = 60 (tuổi)) - Vẽ sơ đồ biểu thị tuổi của hai mẹ con 2 năm nữa (tuổi mẹ 7 phần, tuổi con 3 phần) - Giải theo các bước đã học Bài giải 2 năm nữa, mỗi người tăng thêm 2 tuổi nên tổng số tuổi của 2 mẹ con sẽ tăng thêm là: 2 + 2 = 4 (tuổi) . Vậy lúc đó tổng số tuổi của 2 mẹ con là : 56 + 4 = 60 (tuổi) Ta có sơ đồ tuổi của 2 mẹ con 2 năm nữa: ? tuổi Mẹ: Con: 60 tuæi ? tuổi Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 7 + 3 = 10 (phần) Tuổi con 2 năm nữa là: 60 : 10 x 3 = 18 (tuổi) Tuổi con hiện nay là: 18 – 2 = 16 (tuổi) Tuổi mẹ hiện nay là: 56 – 16 = 40 (tuổi) Đáp số: Con : 16 tuổi Mẹ : 40 tuổi 11
File đính kèm:
- skkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_phan_mon_toan_lop.doc