Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi môn Toán Lớp 4

doc 36 trang lop4 16/02/2024 4751
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi môn Toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi môn Toán Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi môn Toán Lớp 4
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI: “THIẾT KẾ TRÒ CHƠI MÔN TOÁN 4”
 MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Chương trình Toán của Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn, 
nó góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách học 
sinh. Môn Toán ở Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu 
tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, phát triển hợp lí khả 
năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, góp phần rèn luyện phương 
pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo.
 Ở Tiểu học, mỗi lớp môn Toán có một vị trí, yêu cầu, nhiệm vụ khác 
nhau. Riêng lớp 4 có một vị trí quan trọng vì chương trình của nó mang 
tính hệ thống, khái quát và phát triển ở mức độ cao hơn nội dung môn 
Toán ở các lớp dưới. Nó giúp cho học sinh có những cơ sở ban đầu về số 
học, các số tự nhiên, phân số, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình 
học đơn giản giúp học sinh học tiếp các lớp trên, hình thành kỹ năng thực 
hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc 
sống. 
 Trong hệ thống kiến thức về số học thì nội dung về số tự nhiên là hạt 
nhân của chương trình. Khi phân tích chương trình toán lớp 4, tôi thấy 
chương: “Phân số - Các phép tính với phân số” là nội dung rất quan 
trọng. Phần “Phân số - Các phép tính với phân số” được sử dụng hàng 
ngày trong hầu hết các hoạt động thực tiễn và có thể coi là một trong 
những khái niệm “chìa khoá ’’ về quan hệ “Toán học- Thực tiễn”. 
 Trong quá trình giảng dạy tôi thấy có nhiều bài toán hay và thú vị ở 
phần phân số nhưng khi thực hành nhiều học sinh còn lúng túng, nhầm lẫn và 
hay quên. 
 Để dạy học chương: “Phân số - Các phép tính với phân số” môn 
Toán lớp 4 có chất lượng và hiệu quả tốt, người GV cần phối kết hợp sử 
dụng linh hoạt và sáng tạo một số phương pháp dạy học với nhau. Trong 
đó phương pháp dạy học bằng trò chơi là một trong các phương pháp dạy 
học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tính tích cực, chủ động và 
sáng tạo ở học sinh (HS). 
Trò chơi vừa là nhu cầu vừa là phương tiện giáo dục toàn diện cho HS tiểu 
học. 
Lí luận và thực tiễn giáo dục đã chứng minh rằng nếu biết tổ chức cho HS 
vui chơi một cách phù hợp sẽ có tác dụng giáo dục và phát triển to lớn đối 
với các em. Tổ chức trò chơi trong tiết học Toán làm cho không khí học 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa và các tư liệu 
(giáo án) có liên quan đến đến đề tài nghiên cứu nhằm thu thập một số vấn 
đề lí luận làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp này 
được sử dụng ở phần cơ sở lí luận của SKKN. 
 - Phương pháp đàm thoại, hỏi chuyện, phỏng vấn cán bộ, giáo viên 
và học sinh kết hợp với phương pháp dự giờ dạy Toán của GV dạy lớp 4, 
phương pháp thử nghiệm khoa học, phương pháp tổng kết kinh 
nghiệm...nhằm thu thập những thông tin cần thiết về phương pháp dạy học 
bằng trò chơi học tập. Những phương pháp này được sử dụng ở phần 
nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm khoa học của SKKN.
 NỘI DUNG
 1. Một số vấn đề lí luận cơ bản của đề tài nghiên cứu 
 1.1. Khái niệm chung về trò chơi và trò chơi học tập
 1.1.1. Khái niệm về trò chơi
 - Thế nào là trò chơi
 Chơi là hoạt động mô phỏng để phản ánh cuộc sống hiện thực xung 
quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu được chơi của HS (không nhằm tạo ra sản 
phẩm). 
 Động cơ chơi của HS nằm ngay trong các hành động chơi chứ không 
nằm trong kết quả chơi. Chơi là hoạt động độc lập, tự do và tự nguyện của 
các em. Tính sáng tạo của HS được thể hiện rõ nét trong quá trình chơi 
dưới sự tổ chức và hướng dẫn của người lớn. 
 - Nguồn gốc và bản chất của trò chơi 
 Các nhà tâm lí học và giáo dục học Mác xít khẳng định rằng chơi có 
nguồn gốc từ lao động và chuẩn bị cho thế hệ trẻ đến với lao động và nội 
dung chơi phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh các em. Xuất phát từ 
chính sự phát triển nhu cầu được chơi và hoạt động của bản thân HS. Sự 
phát triển nhu cầu chơi và hoạt động của bản thân các em chịu ảnh hưởng 
trực tiếp của cuộc sống hiện thực xung quanh và sự tổ chức hướng dẫn của 
người lớn mà trò chơi được hình thành và phát triển. 
 - Phân loại trò chơi: Việc phân loại trò chơi một cách chính xác 
gặp nhiều khó khăn, cách phân loại trò chơi phổ biến ở nước ta hiện nay là 
căn cứ vào nội dung chơi, trò chơi bao gồm: 
 + Nhóm trò chơi sáng tạo, gồm: trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò 
chơi đóng kịch và trò chơi lắp ghép xây dựng. 
 + Nhóm trò chơi có luật, gồm các trò chơi là: Trò chơi học tập 
(TCHT) và 
 * Phân loại TCHT:
 Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau thì việc phân chia các loại TCHT 
sẽ khác nhau. Sau đây là một vài cách phân loại thường gặp: 
 - Căn cứ vào mục đích phát triển các chức năng tâm lí ở HS, ta có: 
 • TCHT nhằm phát triển cảm giác, tri giác và rèn luyện các giác 
quan 
cho HS: Những TCHT rèn sự nhìn tinh, nghe thính, xúc giác nhạy bén (sờ 
mó), 
ngửi thính, nếm tinh... 
 • TCHT nhằm phát triển trí nhớ cho HS. Là loại trò chơi mà khi 
HS tham gia chơi phải ghi nhớ nội dung chơi, hành động chơi và luật chơi, 
HS phải ghi nhớ, tái hiện và nhớ lại những khái niệm, biểu tượng đã lĩnh 
hội được trong các bài học và trong cuộc sống.
 • TCHT nhằm phát triển óc tưởng tượng cho HS. Là loại trò chơi 
mà khi HS tham gia chơi phải sử dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có 
trong đầu kết hợp với óc tưởng tượng để thực hiện hành động chơi, luật 
chơi và nhiệm vụ chơi (nội dung chơi).
 • TCHT nhằm phát triển tư duy: Những TCHT rèn luyện cho HS 
khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật hiện tượng theo những 
dấu hiệu bề ngoài của chúng, khái quát hóa và trừu tượng hóa (sắp xếp và 
phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu chung); rèn cho học sinh khả 
năng phán đoán, suy luận- đây chính là các hình thức của tư duy.
 • TCHT nhằm phát triển khả năng chú ý và ngôn ngữ cho HS. Là 
loại trò chơi mà khi tham gia chơi, HS phải thực sự tập trung chú ý, biết 
phân chia chú ý đến các đối tượng khác nhau. Mặt khác các em cần phải 
suy nghĩ kĩ càng, lựa chọn các từ ngữ phù hợp để thực hiện hành động 
chơi. Bởi vậy tham gia chơi loại trò chơi này sẽ có tác dụng rèn luyện, phát 
triển khả năng chú ý và ngôn ngữ ở các em. 
 Sự phân loại các trò chơi như trên chỉ có ý nghĩa tương đối để giúp 
chúng ta dễ nhận ra vai trò của các TCHT đối với sự phát triển trí tuệ của 
các em. Trong thực tế có nhiều TCHT mang tính tổng hợp. Việc tổ chức 
hướng dẫn các loại TCHT này đã có tác dụng giáo dục và phát triển đồng 
thời các giác quan 
cũng như các chức năng tâm lí ở HS. 
 - Căn cứ vào nguồn gốc nảy sinh của TCHT có thể phân chia TCHT 
thành các loại là: Những TCHT sưu tầm - những TCHT tự xây dựng.
 - Hành động chơi: Là những hành động mà HS cần phải thực hiện 
trong lúc chơi. Những hành động chơi càng phong phú đa dạng bao nhiêu 
thì số lượng HS tham gia trò chơi càng nhiều bấy nhiêu và bản thân trò 
chơi sẽ càng lí thú bấy nhiêu. Hành động chơi đòi hỏi phải có sự liên hệ lẫn 
nhau giữa động tác chơi của học sinh này với các HS khác, phải có tính 
liên tục và tuần tự, đòi hỏi phải suy nghĩ kĩ trước khi thực hiện động tác 
chơi. 
 - Luật chơi: Mỗi TCHT đều có luật chơi, do nội dung chơi quy 
định. Luật chơi là tiêu chuẩn để đánh giá hành động chơi của học sinh 
đúng hay sai. Luật chơi có vai trò xác định tính chất, phương pháp hành 
động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của HS 
trong khi chơi. 
 2. Điều tra thực trạng việc thiết kế và ứng dụng TCHT vào dạy 
học chương: “Phân số - Các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4.
 2.1. Phân tích đặc điểm và nội dung chương: “Phân số - Các phép 
tính với phân số” môn Toán lớp 4 để xác định các bài học mà GV có thể 
và cần thiết ứng dụng TCHT. 
 Chương trình giảng dạy chương: “Phân số - Các phép tính với phân 
số” môn Toán lớp 4 gồm 37 tiết của học kỳ II, phân bố hơn 7 tuần, mỗi 
tuần học 5 tiết. Tổng thời lượng dành cho phần phân số là: 18 tiết, thời 
lượng dành cho phần các phép tính với phân số là: 19 tiết. Chương Phân 
số - Các phép tính với phân số lớp 4 giúp các em nắm được khái niệm 
chung về phân số, tính chất cơ bản của phân số, các em có kỹ năng rút gọn, 
quy đồng, so sánh, và thực hiện các phép tính với phân số. Qua thực tế 
giảng dạy và dự giờ các giáo viên khối lớp 4 qua các năm học, tôi nhận 
thấy khi học tới chương “Phân số - Các phép tính với phân số” giáo viên 
thì rất vất vả khi giảng bài mà hiệu quả giờ dạy không cao, học sinh ít hứng 
thú khi học Toán ở chương này. 
 Chính vì lí do đó năm học 2012 – 2013, sau khi học sinh đã học xong 
chương “Phân số - Các phép tính với phân số”, tôi đã ra đề Toán khảo sát 
chất lượng học sinh ở chương này với tất cả học sinh khối lớp 4 của 
Trường Tiểu học Đoàn Đào. Đề Toán như sau:
 Câu 1: Tính:
 a) 1 + 3 b) 3 - 1 
 8 4 5 10
 c) 1 x 4 d) 5 : 4
 3 7 6 9
 Qua kết quả khảo sát, tôi thấy số lượng học sinh đạt điểm khá, giỏi 
còn thấp, còn nhiều học sinh bị điểm yếu. Điều đó chứng tỏ cách dạy của 
giáo viên chưa gây được hứng thú cho học sinh, hiệu quả dạy học chưa 
cao. Tôi nảy ra ý đưa trò chơi học tập (TCHT) vào dạy chương này giúp 
học sinh hứng thú trong học tập, rèn tư duy cho học sinh để giờ học đạt 
hiệu quả cao hơn.
 2.2. Điều tra thực trạng việc GV tự thiết kế và ứng dụng TCHT vào 
dạy học chương: “Phân số - Các phép tính với phân số” môn Toán lớp 
4.
 * Mục đích điều tra thực trạng: 
 Mục tiêu khảo sát nhằm phân tích, đánh giá thực trạng việc tự thiết 
kế và ứng dụng TCHT vào dạy học chương: “Phân số - Các phép tính với 
phân số” môn Toán lớp 4 ở trường tiểu học Đoàn Đào (huyện Phù Cừ - 
Hưng Yên). Trên thực tế đó, xác định nguyên nhân, những bất cập làm cơ 
sở để đề xuất biện pháp: “Thiết kế và ứng dụng TCHT vào dạy học 
chương: Phân số - Các phép tính với phân số môn Toán lớp 4’’ nhằm góp 
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học môn Toán.
 * Nội dung điều tra:
 - Tìm hiểu nhận thức của GV về TCHT (về khái niệm, vị trí và vai 
trò của TCHT trong dạy học lớp 4). 
 - Tìm hiểu thực tế GV lớp 4 tự thiết kế TCHT và ứng dụng vào dạy 
học chương: “Phân số - Các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4 (yêu 
cầu cần thiết khi thiết kế, cấu trúc của một TCHT, các bước để thiết kế một 
TCHT...). 
 - Tìm hiểu việc ứng dụng TCHT vào dạy học chương: “Phân số - 
Các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4 trường Tiểu học (mục đích 
của việc ứng dụng TCHT vào một phần nào đó của bài học, cách tổ chức 
hướng dẫn một TCHT...).
 - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự ngại ngần, ít sử dụng TCHT vào 
dạy học chương: “Phân số - Các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4 
cũng như các môn khác trong các trường tiểu học. 
 - Tìm hiểu đồ dùng và thiết bị dạy học phục vụ cho chương: “Phân 
số - Các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4.
 * Cách tiến hành nghiên cứu thực trạng: 
 Tôi đã phối kết hợp sử dụng một số phương pháp, biện pháp để tìm 
hiểu thực trạng về việc tự thiết kế TCHT và ứng dụng chúng vào dạy học 
chương: “Phân số - Các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4 của GV 
trường tiểu học . Đó là: 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_tro_choi_mon_toan_lop_4.doc