Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 4

doc 17 trang lop4 24/01/2024 2542
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 4
 MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
 1 I. MỞ ĐẦU 1
 2 1. Lí do chọn đề tài: 1
 3 2. Mục đích nghiên cứu. 2
 4 3. Đối tượng nghiên cứu. 2
 5 4. Phương pháp nghiên cứu. 2
 6 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2
 7 1. Cơ sở lí luận 2
 8 2. Thực trạng của vấn đề 3
 9 3. Các giải pháp 5
10 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13
11 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14
12 1. Kết luận. 14
13 2. Kiến nghị. 14
 0 hơn nữa chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh nói chung và học 
sinh lớp 4 nói riêng.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Như chúng ta đã biết, việc giải toán có lời văn của học sinh tiểu học 
nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng là việc rất khó khăn đối với các em. Chính 
vì thế để giúp các em nắm được cách giải của một bài toán là một việc làm cần 
thiết. Mặt khác, để giải được một bài toán đúng các em cần phải nắm chắc và 
tổng hợp nhiều kiến thức toán học. Vì vậy, mục đích của đề tài này tôi đưa ra là:
+ Học sinh có khả năng phân tích, tổng hợp, nhận dạng bài toán và giải tốt các 
bài toán có lời văn.
+ Biết cách giải bài toán có lời văn lớp 4 một cách linh hoạt.
+ Biết cách trình bày bài toán một cách khoa học, chính xác, đầy đủ.
+ Đối với bản thân giáo viên: tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đức rút kinh nghiệm 
trong giảng dạy, nhất là mạch kiến thức toán có lời văn lớp 4.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Với mục đích nghiên cứu của đề tài này, khi nghiên cứu tôi hướng tới các 
bài toán có lời văn trong sách giáo khoa lớp 4.
 Được sự nhất trí và tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên 
môn, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là lớp 4C trường Tiểu học Hoàng Hoa 
Thám do tôi phụ trách.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Trong đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 
+ Nghiên cứu trên cơ sở lí luận.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
+ Phương pháp thống kê dữ liệu.
+ Phương pháp trò chuyện, quan sát, điều tra, phỏng vấn.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm, trao đổi với đồng nghiệp.
+ Phương pháp nghiên cứu qua sản phẩm của học sinh.
 2 hấp tấp hay đơn giản hóa vấn đề nên đôi khi chưa hiểu kĩ đề, làm bài chưa cẩn 
thận đã nộp bài. Từ đó dẫn đến bài làm còn nhiều khi bị sai, thiếu sót.
 Đối với giáo viên còn phải dạy nhiều môn học, số lượng học sinh trong một 
lớp đông, khả năng tiếp thu của các em không đồng đều, có sự chênh lệch nhiều. 
Chính vì thế, việc truyền tải kiến thức toán học nói chung và giải toán có lời văn 
nói riêng đến từng học sinh còn có phần hạn chế. Đối với các em tiếp thu chậm 
thì việc nắm kiến thức mới và giải các bài toán có lời văn là một việc vô cùng 
khó khăn.
 Bên cạnh đó, trong lớp còn có học sinh tâm lí không ổn định, một số em có 
hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ chưa quan tâm đến việc học hành của con 
cái. Chính vì thế mà đôi khi, chưa có sự thống nhất cao giữa giáo viên và cha mẹ 
học sinh. Từ đó, hiệu quả học tập của các em chưa cao, nhất là việc giải toán có 
lời văn lại là sự cản trở lớn trong việc hoc tập của các em.
2.2.Thực trạng của trường, lớp
 Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám là ngôi trường nằm ở trung tâm thành 
phố Thanh Hóa. Bản thân tôi mới về nhận công tác được gần ba năm nhưng tôi 
nhận thấy, đây là ngôi trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa 
phương. Trường có một tập thể cán bộ giáo viên với nhiều bề dày kinh nghiệm, 
có trình độ chuẩn và trên chuẩn luôn tâm huyết với nghề. Cùng với đó là ban 
giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ 
được giao. Chính vì thế mà ngôi trường đã đón nhận gần một nghìn học sinh. 
Đây là ngôi trường mà các bậc phụ huynh luôn đặt niềm tin cao, để gửi gắm cho 
em mình về đây học tập.
 Bên cạnh những mặt thuận lợi trên thì bản thân tôi còn nhận thấy một số 
mặt khó khăn hạn chế mà trường và lớp tôi gặp phải đó là: khuôn viên trong 
trường đang hẹp so với số lượng học sinh, diện tích phòng học chưa đảm bảo, số 
lượng học sinh trong một lớp đông. Chính vì thế mà phần nào đã ảnh hưởng đến 
việc học tập, vui chơi và sinh hoạt của các em. Còn về phần lớp4C do tôi chủ 
nhiệm tổng số học sinh là 42 em, trong đó có 21 em nam và 21 em nữ. Nhìn 
chung các em ngoan, chịu khó học bài và làm bài, phụ huynh cũng trang bị đầy 
đủ sách vở và đồ dùng học tập. Song từ khi nhận lớp, tôi đã nhận thấy một số 
em trong lớp còn hiếu động, chưa tập trung tiếp thu bài, khả năng tiếp thu còn 
chậm, có cả học sinh tâm lí không bình thường.Phụ huynh đa số là buôn bán tự 
do, một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chưa sát sao đến việc học tập của 
con em mình. Chính vì thế, một số em đã có tính ỉ lại, chưa có sự chịu khó, 
vươn lên để học tập. Đặc biệt việc nắm kiến thức giải toán có lời văn đối với các 
em lại càng hạn chế hơn. Bên cạnh đó khả năng tiếp thu các kiến thức của các 
em không đồng đều. Đối với các em tiếp thu tốt thì việc vận dụng linh hoạt các 
kiến thức đã học vào từng bài cụ thể là rất tốt. Song đối với các em tiếp thu 
chậm, khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào từng bài cụ thể là hết sức khó 
khăn. Do đó, đối với giáo viên việc vừa dạy kiến thức mới, vừa ôn tập củng cố 
và dẫn dắt học sinh giải một bài toán là việc làm thường xuyên và cần thiết.
 Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của lớp để nắm 
bắt và phân loại đối tượng học sinh trong lớp cụ thể đề khảo sát là:
 4 Qua đó, học sinh sẽ hiểu rõ hơn, để giải quyết bài toán này cần phải vận 
dụng hai mạch kiến thức đã học. 
 Với bài toán khác: Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 35m, chiều dài bằng 3
Chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó? 2 
 Để giải quyết bài toán này thì học sinh phải sử dụng các kiến thức có liên 
quan là công thức tìm số lớn, số bé, nửa chu vi và diện tích hình chữ nhật. 
Những học sinh tiếp thu chậm cũng sẽ khó nhận ra nửa chu vi chính là tổng của 
một chiều dài và một chiều rộng.
 Để học sinh giải tốt được bài toán này thì giáo viên cần giúp học sinh nắm 
tổng hợp các kiến thức. Khi phân tích đề giáo viên có thể biểu diễn bằng sơ đồ 
đoạn thẳng để học sinh dễ dàng nhận ra.
 Chiều dài: 
 35m
 Chiều rộng:
 Nhìn vào sơ đồ, học sinh có thể thấy nửa chu vi hình chữ nhật chính là tổng 
của một chiều dài và một chiều rộng và là tổng của hai số. Đến đây học sinh dễ 
dàng nhận ra đây là dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”. 
Như vậy, để tìm được chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật học sinh phải vận 
dụng cách giải dạng toán trên. Khi tìm được chiều dài, chiều rộng thì một kiến 
thức cần củng cố cho học sinh là cách tính diện tích hình chữ nhật.
 Như vậy, với một bài toán được đưa ra với nhiều hình thức khác nhau, với 
nhiều ngôn ngữ phong phú khác nhau. Song giáo viên cần hướng các em nắm 
được xem bài toán đó thuộc dạng toán gì, những kiến thức nào cần liên quan để 
giải quyết bài toán đó. Cách tôi thường xuyên sử dụng là ôn tập, củng cố kiến 
thức được lồng ghép trong từng bài toán cụ thể.
3.2. Rèn luyện qua các bước giải để học sinh có kĩ năng giải bài toán
 Như chúng ta đã biết, để giải được bài toán, ta phải tiến hành qua một số 
bước cụ thể như sau:
Bước 1: Rèn kĩ năng đọc và phân tích bài toán 
 - Kĩ năng đọc là một trong các kĩ năng được quan tâm chú trọng ngay từ khi 
các em vào học lớp 1. Kĩ năng này vẫn được rèn luyện cho các em ở các lớp trên 
thông qua môn tập đọc và một số môn khác. Tuy là học sinh lớp 4 nhưng kĩ 
năng đọc của một số em chưa tốt. 
 - Với những em đọc chưa tốt thì tôi luôn dành nhiều thời gian hơn cho các em 
được rèn kĩ năng đọc, không những trong giờ tập đọc mà còn trong cả tiết học 
khác như: Lịch Sử, Địa Lý, Khoa Học...Không những các em ngắt nghỉ chưa 
đúng mà việc đọc bỏ từ, thiếu từ thì sẽ dẫn đến các em hiểu sai đề. 
 Ví dụ: với đề toán “ Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 600 cây. Lớp 4A trồng 
được ít hơn lớp 4B là 500 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?” ( Trang 
47- SGK Toán 4). Nếu học sinh đọc không cẩn thận sẽ bỏ đi từ “ ít” thì cách 
hiểu bài toán lại hoàn toàn ngược lại. Chính vì thế, bước đầu tiên phải giúp học 
sinh đọc đề chính xác. Mặt khác, các em đọc đề tốt cũng chưa hẳn các em hiểu 
đề tốt. Do đó, khâu phân tích đề cũng rất quan trọng. Trong bài toán, đôi khi 
người ta sử dụng bằng các ngôn ngữ tự nhiên như “ bay đi”, “ cho đi”, “ ăn đi”... 
 6 Lớp 4B trồng được nhiều hơn lớp 4A là 3 cây nhưng ít hơn lớp 4C là 6 cây có 
nghĩa là như thế nào?”
 Từ các lí do nêu trên cho chúng ta thấy việc đọc đề, phân tích và hiểu đề là 
một trong những việc làm cần thiết để giải bài toán có lời văn.
Bước 2: Tóm tắt đề và lập kế hoạch giải bài toán
 Thật vậy, sau bước đọc đề và phân tích đề thì việc tóm tắt đề toán một cách 
cô đọng, rõ ràng, chính xác góp phần rất lớn trong việc hướng tới, tìm ra cách 
giải bài toán chính xác. Thông qua việc tóm tắt, học sinh sẽ biết chắt lọc những 
chi tiết cần thiết về toán học, lược bỏ đi những ngôn ngữ đề rườm rà không phục 
vụ cho việc giải toán. Song với đối tượng học sinh lớp tôi, còn nhiều em tiếp thu 
chậm. Do đó, khi tóm tắt bài toán đã được giáo viên hướng dẫn đọc đề, phân 
tích nhưng vẫn còn lúng túng, tóm tắt không đúng, không rõ ràng, rườm rà. Ví 
dụ với bài toán: “ Người ta xếp những gói kẹo vào 24 hộp, mỗi hộp chứa 120 
gói. Hỏi mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần bao nhiêu hộp để xếp hết số gói kẹo 
đó?”
( Trang 87 – SGK Toán 4) 
 Với đề bài này nhiều em thường không biết tóm tắt bài toán ngắn gọn và 
thường tóm tắt như sau:
 Xếp gói kẹo vào: 24 hộp
 1 hộp : 120 gói
 Mỗi hộp : 160 gói
 Cần bao nhiêu hộp để xếp?
 Với tóm tắt như trên thì học sinh khó hoàn thành bài giải tốt so với những 
em có tóm tắt ngắn gọn và xúc tích.
 1hộp 120 gói : 24 hộp
 1hộp 160 gói: ..... hộp?
 Như vậy, đối với những dạng toán trên thường cho học sinh tóm tắt bằng 
lời, còn đối với những dạng toán tổng hiệu, tổng tỉ hay hiệu tỉ thì thường cho 
học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. Đối với các dạng toán này, khi hướng 
dẫn tóm tắt cần lưu ý cho học sinh các từ ngữ “ gấp rưỡi, giảm đi, gấp lên”. Do 
đó giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh các thao tác vẽ. Khi có thuật từ “ 
gấp rưỡi” thì cần dùng sơ đồ minh họa và cho học sinh nhận thấy, nếu biểu diễn 
A là một đoạn thẳng thì B bằng đoạn thẳng của A và thêm một nửa đoạn thẳng 
của A. Từ các thao tác đó, học sinh sẽ nắm thành thạo các dạng tóm tắt bằng sơ 
đồ đoạn thẳng, một trong những dạng tóm tắt ngắn gọn, xúc tích nhất mà thường 
được sử dụng trong giải một số dạng toán điển hình ở lớp 4.
 Tiếp theo việc tóm tắt đề toán thì cần giúp học sinh lập kế hoạch giải bài 
toán.
Đến bước này cần giúp học sinh xác định trình tự các bước giải, đối với những 
bài toán liên quan nhiều dữ kiện, các em không biết xác định cách giải bắt đầu 
từ đâu. Ví dụ bài toán: Một ô tô cứ đi 12km thì tiêu hao hết 1 lít xăng, giá tiền 1 
lít xăng là 7500 đồng. Tính số tiền phải mua xăng để ô tô đó đi được quãng 
đường dài 180km? ( Trang 163-SGK Toán 4)
 Thật vậy, với đề trên những em tiếp thu tốt thì việc giải toán không gặp khó 
khăn, nhưng với những em tiếp thu chậm thì sẽ lúng túng và vướng mắc, không 
 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_toan_co_loi_van_cho_h.doc