Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 4

docx 25 trang lop4 03/02/2024 1730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 4
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
 A. Lý do chọn đề tài. 2
 B. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
 C. Mục đích nghiên cứu. 3
 D. Phạm vi, thời gian nghiên cứu. 3
E. Phương pháp nghiên cứu. 3
PHẦN II: NỘI DUNG 4
 I. Thực trạng dạy - học các dạng bài tập “Luyện từ và câu” 4
 II. Đề ra các biện pháp nghiên cứu, áp dụng phương pháp 
tổ chức dạy các dạng bài tập “Luyện từ và câu” 6
 III. Dạy thực nghiệm trên lớp đối chứng
PHẦN III: KẾT LUẬN 18
 I. Kết quả nghiên cứu đạt được
 II. Bài học kinh nghiệm 19
 III. Phạm vi, điều kiện áp dụng và hướng tiếp tục nghiên 20
cứu. 3/20
hiểu tại sao làm như vậy, học sinh không có hứng thú trong việc giải quyết 
kiến thức. Do vậy việc tổ chức cho học sinh trong các giờ giải quyết các bài 
tập Luyện từ và câu là vấn đề trăn trở cho các giáo viên và ngay bản thân tôi.
 Trong quá trình dạy học, tôi cũng như một số giáo viên khác khi dạy đến 
tiết Luyện từ và câu, đặc biệt các khái niệm về từ đơn, từ ghép, các kiểu từ 
ghép...bộc lộ không ít hạn chế. Về nội dung chương trình dạy phần đó trong 
sách giáo khoa rất ít. Chính vì vậy học sinh rất khó xác định, dẫn đến tiết học 
trở nên nhàm chán không thu hút học sinh vào hoạt động này. Để tháo gỡ khó 
khăn đó rất cần có một phương pháp tổ chức tốt nhất, có hiệu quả nhất cho tiết 
dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.
 Từ những lý do khách quan và chủ quan đã nêu trên, thông qua việc học 
tập, giảng dạy trong những năm qua, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu sâu 
hơn về phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh 
lớp 4, nhằm tìm ra được phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp nhất, vận 
dụng tốt nhất trong quá trình giảng dạy của mình. Vì điều kiện, khả năng 
nghiên cứu có hạn tôi xin mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu của mình 
thông qua đề tài “Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập luyện từ và câu 
cho học sinh lớp 4”.
 B. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
 Tìm hiểu tình hình học Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu thực hành 
xác định phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập luyện từ và câu. Đề xuất 
một số biện pháp thực hiện trong khi dạy học sinh dạng bài này.
 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4.
 C. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Với đề tài này mục đích nghiên cứu chính là tìm phương pháp tổ chức 
thích hợp nhất trong quá trình dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu. Từ đó vận 
dụng linh hoạt vào hướng dẫn rèn kỹ năng làm các dạng bài tập Luyện từ và 
câu cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
 D. PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
 - Học sinhlớp 4 trường tiểu học Tản Hồng.
 - Dựa vào thực tế dạy học tôi đã đi vào nghiên cứu trong các năm học 
2020 -2021; 2021 - 2022 và năm học 2022 – 2023.
 - Ngay từ đầu năm học, khi được phân công giảng dạy lớp 4, tôi đã có 
ý định nghiên cứu đề tài này.
E. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 Để thực hiện được mục đích của đề tài đặt ra, tôi mạnh dạn nghiên cứu, 
học hỏi tìm tòi, áp dụng những phương pháp sau: 5/20
 PHẦN II: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG DẠY – HỌC CÁC DẠNG BÀI TẬP “LUYỆN TỪ VÀ CÂU”.
 Thực tế trường tôi là một trường nằm ở vùng nông thôn, cách xa với trung 
tâm của huyện, dân trí còn chưa được cao nên yêu cầu đặt ra cho giáo viên 
chúng tôi rất quan trọng. Trước hết là giáo dục cho học sinh ý thức được tầm 
quan trọng của việc học, tuyên truyền tới cha mẹ các em trách nhiệm phải chăm 
lo cho tương lai của con em mình. Để cho học sinh thêm yêu trường, yêu lớp. 
Bản thân tôi trong giảng dạy luôn không ngừng tìm tòi các phương pháp giảng 
dạy vừa dễ hiểu vừa gần với thực tế cuộc sống để các em nắm bài tốt hơn và 
nhớ lâu hơn.
 Công việc của người thầy là giúp các em hiểu và tự mình khám phá, chiếm 
lĩnh kiến thức từ đó làm chủ được kiến thức vận dụng kiến thức đó giải các bài 
tập .Vì vậy, trước hết người thầy phải hiểu rõ bản chất, nắm vững đối tượng 
nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp truyền thụ dễ hiểu nhất cho học sinh. 
 1. Đối với chương trình sách giáo khoa.
 Số tiết Luyện từ và câu của chính sách giáo khoa lớp 4 gồm 2 tiết/tuần. 
Sau mỗi tiết hình thành kiến thức là một loạt các bài tập củng cố bài. Mà việc 
xác định phương pháp tổ chức cho một tiết dạy như vậy là hết sức cần thiết. 
Việc xác định yêu cầu của bài và hướng giải quyết còn mang tính thụ động, 
chưa phát huy triệt để vốn kiến thức khi luyện tập, thực hành.
 2. Đối với giáo viên.
 Phân môn “Luyện từ và câu” tạo cho học sinh môi trường giao tiếp để 
học sinh mở rộng vốn từ có định hướng, trang bị cho học sinh các kiến thức cơ 
bản về Tiếng Việt gắn với các tình huống giao tiếp thường gặp. Từ đó nâng cao 
các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh. Giáo viên là một trong 3 nhân tố 
cần được xem xét của quá trình dạy học “Luyện từ và câu”, là nhân tố quyết 
định sự thành công của quá trình dạy học này. Khi nghiên cứu quá trình dạy 
hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4, 
tôi thấy thực trạng của giáo viên như sau:
 - Phân môn “Luyện từ và câu” là phần kiến thức khó trong khi hướng dẫn 
học sinh nắm được yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập nên dẫn đến 
tâm lý giáo viên ngại bởi việc vận dụng của giáo viên còn lúng túng gặp khó 
khăn.
 - Giáo viên một số ít không chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để 
khai thác kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp với học sinh, lệ thuộc vào 
đáp án, gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này.
 - Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào 7/20
phương pháp đổi mới trong hướng dẫn giảng dạy để khắc phục thực trạng trên 
để kết quả dạy học được nâng lên, thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động 
học.
 4. Sơ lược một số dạng bài tập “Luyện từ và câu” điển hình.
 + Phân tích cấu tạo của tiếng.
 + Tìm các từ ngữ nói về chủ đề.
 + Tìm lời khuyên trong các câu tục ngữ, ca dao.
 + Đặt dấu chấm phẩy vào đoạn văn cho phù hợp.
 + Tìm từ đơn, từ phức và đặt câu với từ tìm được
 + Tìm từ ghép, từ láy và đặt câu với từ đó.
 + Phân biệt động từ, danh từ, tính từ trong đoạn văn.
 + Phân biệt các kiểu câu chia theo mục đích nói, tác dụng của nó.
 + Viết thêm trạng ngữ cho câu...
II. ĐỀ RA CÁC BIỆN PHÁP NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 
DẠY CÁC DẠNG BÀI TẬP “ LUYỆN TỪ VÀ CÂU”.
 A. Phương pháp nghiên cứu.
 Với đặc trưng của phân môn “Luyện từ và câu” cùng các mâu thuẫn giữa 
yêu cầu của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của 
giáo viên, việc học của học sinh trường tôi, đồng thời để củng cố nâng cao kiến 
thức, kỹ năng làm các bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4. Tôi đã 
nghiên cứu và rút ra được nhiều kinh nghiệm thông qua các bài học trên lớp, 
trước hết tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau:
 1. Đọc thật kỹ đề bài.
 2. Nắm chắc yêu cầu của đề bài. Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã 
cho và yếu tố phải tìm.
 3. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của đề 
bài.
 4. Kiểm tra đánh giá.
 Đặc biệt tôi cũng mạnh dạn đưa ra từng bước hướng dẫn các phương 
pháp rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài tập “Luyện từ và câu”. Muốn học 
sinh làm bài một cách có hiệu quả, trước hết các em phải nắm chắc kiến thức, 
vì đó là bước quan trọng cho cả giáo viên và học sinh.
 Mỗi một dạng bài tập cụ thể, bài tập riêng đều có một hình thức tổ chức 
riêng. Có thể theo nhóm, làm việc cả lớp hoặc làm việc cá nhân. Song song với 
các hình thức đó là phương pháp hình thành giải quyết vấn đề cho học sinh.
 Muốn làm được việc đó trước tiên học sinh phải hiểu rõ đặc điểm của nội 
dung các chủ điểm mà phân môn “Luyện từ và câu” cần cung cấp. 9/20
 a. Đối với các dạng bài tập mở rộng vốn từ.
 Ví dụ: Tìm các từ ngữ:
 - Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
 - Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
 - Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
 - Trái nghĩa với với đùm bọc hoặc giúp đỡ.
 Ngoài việc sử dụng hướng dẫnmẫu trong sách giáo khoa. Giáo viên yêu 
cầu học sinh làm việc theo nhóm (4 nhóm). Mỗi nhóm một yêu cầu, sau khi đại 
diện nhóm trả lời cho học sinh làm việc ở lớp. 
 Nhóm 1: Lòng thương người, đùm bọc, giúp đỡ...
 Nêu ý nghĩa của các từ em tìm được. 
Các nhóm cùng bổ sung, giáo viên chốt lại ý kiến đúng.
 Liên hệ giữa tình huống học sinh đã làm được trong cuộc sống, quá 
trình học tập. 
 b. Rèn luyện kĩ năng cấu tạo từ – dạng bài tập tìm từ ghép, từ láy.
 Ví dụ: Tìm từ láy, từ ghép chứa các tiếng sau đây.
 - Ngay
 - Thẳng
 - Thật
 Đối với các dạng bài tập này tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 
trong phiếu. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não thu nạp rất nhiều 
từ, mỗi nhóm hoạt động một nhiệm vụ với từ (Ngay, thẳng, thật).
 Từ Từ láy Từ ghép
 Ngay Ngay ngáy Ngay thẳng, ngay ngắn...
 Thẳng Thẳng thắn Ngay thẳng, thẳng tắp...
 Thật Thật thà Sự thật, thẳng thật...
 Cùng yêu cầu của bài đã cho học sinh chọn từ để đặt câu với từ đó. Giáo 
viên cho học sinh làm việc cá nhân.
 * Cho học sinh so sánh từ láy, từ ghép:
 Giáo viên chốt:
 Từ bao giờ cũng có nghĩa vì nó là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu. 
Từ láy, từ ghép đều là từ có nghĩa. Từ láy là phối hợp những tiếng có phụ âm 
đầu, vần hoặc cả âm đầu và giống nhau gọi là từ láy. Từ ghép là ghép những 
tiếng có nghĩa lại với nhau, đó là từ ghép. Dựa vào cấu tạo trên mà học sinh có 
thể xác định từ ghép và từ láy.
 Giáo viên có thể lấy thêm ví dụ: 11/20
chân cụ thể : Hoa cà phê thơm như thế nào? (thơm đậm và ngọt) nên mùi 
hương bay đi rất xa. Lần lượt học sinh tìm (trả lời cá nhân theo phương pháp 
động não):
 Thơm – lắm
 Trong – ngà
 Trắng – ngọc
 Như vậy các em thấy quen thuộc với cách làm của bài này.
 c. Củng cố khắc sâu mở rộng luyện các dạng bài tập về câu.
 Với dạng bài này cũng được lựa chọn với thực tiễn sinh động hàng ngày 
để học sinh biết đặt câu đúng, phù hợp với tình huống giao tiếp, đảm bảo lịch 
sự khi đặt câu.
 1. Câu kể.
 Ví dụ 1: Đặt một vài câu kể để:
 a) Kể việc làm hàng ngày sau khi đi học về.
 b) Tả chiếc bút em đang dùng.
 c) Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
 d) Nói lên niềm vui của em khi nhận được điểm tốt.
 Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Kể về việc em làm...
 Lưu ý học sinh khi viết hết câu phải có dấu chấm. Học sinh viết và đọc 
cho học sinh trong lớp nhận xét bổ sung.
 Nội dung của các yêu cầu trên khác nhau: Tả, bày tỏ ý kiến, nói lên niềm 
vui...
 Giáo viên hướng dẫn mẫu:
 + Tả kết hợp với dùng từ ngữ gợi tả, biện pháp nghệ thuật
 + Bày tỏ ý kiến – yêu mến, gắn bó như thế nào?
 + Nói lên niềm vui – vui sướng như thế nào khi được điểm tốt.
 Ví dụ 2: Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói 
nào?
 a) Cho mượn cái bút!
 b) Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!
 c) Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?
 Cho học sinh trả lời cá nhân, học sinh chọn trường hợp c, vì nó thể hiện 
sự lịch sự trong giao tiếp.
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động tiếp nối. Trao đổi theo cặp, thực hành lời 
yêu cầu lịch sự.
 2. Câu hỏi:
 Đối với việc giữ lịch sự khi đặt câu hỏi, dạng bài tập cho phần này cũng 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_to_chuc_day_cac_dang_bai_t.docx