Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Luyện từ và câu Lớp 4

doc 20 trang lop4 13/12/2023 1720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Luyện từ và câu Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Luyện từ và câu Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Luyện từ và câu Lớp 4
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: Phương pháp dạy học luyện từ và câu lớp 4.
Tác giả sáng kiến: Đinh Thị Thu
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường TH Hoàng Hoa
Số điện thoại:.0978635038 E_mail:.cuongthu103@gmail.com
 Vĩnh Phúc, năm 2018 
 1
 Vĩnh Phúc, năm 2018 trong các giờ giải quyết các bài tập Luyện từ và câu là vấn đề trăn trở cho các 
giáo viên và ngay cả bản thân tôi.
 Trong quá trình dạy học, tôi cũng như một số giáo viên khác khi dạy đến 
tiết Luyện từ và câu, đặc biệt là các khái niệm về từ đơn, từ ghép, các kiểu từ 
ghép bộc lộ không ít hạn chế. Về nội dung chương trình dạy phần này trong 
sách giáo khoa rất ít. Chính vì vậy, học sinh rất khó xác định, dẫn đến tiết học 
trở nên nhàm chán không thu hút được học sinh. Để tháo gỡ khó khăn đó rất cần 
có một phương pháp tổ chức tốt nhất, có hiệu quả nhất cho tiết dạy các dạng bài 
tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.
 Từ những lý do khách quan và chủ quan đã nêu trên, thông qua việc học 
tập, giảng dạy trong những năm qua, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu sâu 
hơn về phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh 
lớp 4, nhằm tìm ra được phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp nhất, vận 
dụng tốt nhất trong quá trình giảng dạy của mình. Vì điều kiện, khả năng nghiên 
cứu có hạn tôi xin mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu của mình thông qua 
đề tài “Phương pháp dạy luyện từ và câu lớp 4”.
2. Tên sáng kiến: “Phương pháp dạy luyện từ và câu lớp 4”.
3. Tác giả sáng kiến:
Họ và tên: Đinh Thị Thu
Địa chỉ: Trường tiểu học Hoàng Hoa – Tam Dương - Vĩnh phúc
Số điện thoại: 0978635038 Email: cuongthu103@gmail.com
4, Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nhà giáo Đinh Thị Thu – Giáo viên Trường 
Tiểu học Hoàng Hoa – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Tìm hiểu tình hình học Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu, thực hành 
xác định phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập luyện từ và câu. Đề xuất một 
số biện pháp thực hiện trong khi dạy học sinh dạng bài này.
 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 20/10/2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
 Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho 
việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Cùng với các môn học khác, 
môn Tiếng Việt góp phần cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những 
nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động 
tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
 Trong môn Tiếng Việt, Luyện từ và câu được tách thành một phân môn 
độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm vănsong song 
tồn tại với các môn học khác. Đó là một môn khoa học cung cấp cho học sinh 
những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn kĩ năng 
 3 - Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn 
từ cho học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về tiếng Việt.
 - Mặc dù chúng tôi thường rất tích cực đổi mới phương pháp dạy sao cho 
nó có hiệu quả nhất ở môn học này nhưng kết quả giảng dạy và hiệu quả còn bộc 
lộ không ít những hạn chế.
* Về phía học sinh.
 Phần lớn học sinh ngoan, có ý thức và khả năng học tập, rèn luyện tốt; 
được sự quan tâm, đầu tư nhắc nhở của các bậc phụ huynh. Song bên cạnh đó 
còn một bộ phận học sinh lười học, không có ý thức vươn lên, chưa có sự quan 
tâm đứng mức từ phía gia đình.
 Nhất là trong quá trình học tập phân môn “Luyện từ và câu”, hầu hết học 
sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của nó nên chưa giành thời 
gian thích đáng và không có hứng thú học phân môn này. Các em đều cho đây là 
phân môn vừa “khô” vừa “khó”.
 Nhiều học sinh chưa nắm rõ khái niệm của từ, câu Từ đó dẫn đến việc 
nhận diện phân loại, xác định hướng làm bài lệch lạc. Việc xác định còn nhầm 
lẫn nhiều.
 Học sinh chưa có thói quen phân tích dữ kiện của đầu bài, thường hay bỏ 
sót, làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài.
 Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi 
chảy, chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không 
đạt yêu cầu. Điều đó cho thấy học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ 
động và tỏ ra yếu kém thiếu chắc chắn.
 Do vậy, ngay khi dạy tới phần từ láy, từ ghép Tôi đã tiến hành khảo sát 
học sinh lớp 4C bằng bài tập sau:
 Đề bài: Xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau.
 “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng 
cáp. Dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”.
 Qua khảo sát ở lớp tôi có 35 học sinh, kết quả khảo sát như sau:
 Hoàn thành Chưa hoàn thành
 SL % SL %
 25 71,4 10 28,6
 Qua giảng dạy tôi nhận thấy kết quả chưa cao là do nguyên nhân cả hai 
phía: người dạy và người học. Do vậy, tôi cần phải trau dồi kiến thức tìm ra 
phương pháp đổi mới trong hướng dẫn giảng dạy để khắc phục thực trạng trên 
để kết quả dạy học được nâng lên, thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động 
học.
 5 hiểu phương thức tạo từ mới để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp. Học sinh cần tìm 
hiểu được:
 Có 2 cách để tạo từ phức:
 Cách 1. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau là từ ghép.
 Cách 2. Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và 
vần) giống nhau đó là từ láy.
 - Thông qua các bài tập về từ loại: Học sinh được cung cấp kiến thức sơ 
giản về danh từ, động từ, tính từ gắn bó với các tình huống sử dụng. Cần lưu ý:
 + Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.
 + Thêm vào các từ rất, quá, lắm vào trước hoặc sau tính từ.
 + Tạo ra phép so sánh.
 Thông qua các bài tập về câu, học sinh được rèn luyện năng lực sử dụng 
các kiểu câu tùy theo nhu cầu, lĩnh vực giao tiếp.
 Ví dụ: Nhiều khi ta có thể sử dụng câu hỏi để thực hiện:
 1. Thái độ khen, chê.
 2. Sự khẳng định, phủ định.
 3. Yêu cầu, mong muốn.
 - Đặc biệt cần chú trọng đến việc dạy học sinh biết giữ gìn phép lịch sự 
trong giao tiếp. Cụ thể:
 Câu hỏi:
 1. Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình với người 
được hỏi.
 2. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
 Câu khiến:
 1. Khi yêu cầu, đề nghị phải giữ phép lịch sự.
 2. Muốn cho lời yêu cầu, lời đề nghị lịch sự, cần có cách xưng hô cho phù 
 hợp và thêm vào trước hoặc sau động từ: làm ơn, giùm, giúp
 3. Có thể dùng câu hỏi nếu yêu cầu đề nghị.
 7.2.2. Phương pháp tổ chức dạy cho học sinh làm bài tập “Luyện từ và 
câu”.
 Các kiểu hình thức và kỹ năng cần học trong phân môn “Luyện từ và câu” 
được rèn luyện thông qua nhiều bài tập với các tình huống giao tiếp tự nhiên.
 * Đối với các dạng bài tập mở rộng vốn từ.
 Ví dụ: Tìm các từ ngữ:
 - Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
 - Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
 - Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
 7 Các từ êm ái, ấm áp, ốm o, ầm ĩ, óc ách, inh ỏi, yên ả... có phải là từ láy 
không?
 Thoạt nhìn và đối chứng với định nghĩa về từ láy trong sách giáo khoa 
Tiếng Việt 4, ta có thể nghĩ rằng các từ trên không phải là từ láy. Nhưng nếu 
quan sát kĩ, ta thấy các từ trên đều giống nhau về hình thức ngữ âm: các tiếng 
trong từng từ đều khuyết phụ âm đầu. (Nên trước hết phải hướng dẫn học sinh 
phân tích cấu tạo của các tiếng để thấy được các từ đó mang nét giống với từ 
láy về mặt hình thức ngữ âm). Bên cạnh đó đặc trưng ngữ nghĩa của các từ này 
cũng gần giống với đặc trưng ngữ nghĩa nói chung của từ láy (có tác dụng giảm 
nhẹ hoặc nhấn mạnh về mặt ngữ nghĩa: Ví dụ: êm êm (giảm nhẹ), êm ái (nhấn 
mạnh)). Nếu phải giải thích cho học sinh lớp 4, giáo viên có thể nói: đây là các 
từ láy, nhưng là các từ láy đặc biệt (đặc biệt ở chỗ nó không giống từ láy bình 
thường về hình thức ngữ âm)
 Cũng có các trường hợp sau: Các từ: công kênh, cuống quýt... là từ láy 
hay từ ghép? 
 Để hướng dẫn cho học sinh làm bài tập này, giáo viên phải gợi ý cho học 
sinh: phụ âm đầu “cờ” trong tiếng Việt được ghi bằng ba chữ cái: “c”, “k”, 
“q”. Như vậy có thể kết luận: đây là từ láy phụ âm đầu “cờ” (Bài tập mở rộng 
cho học sinh khá giỏi)
 *Luyện tập các bài tập về danh từ, động từ, tính từ.
 Tôi thấy chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cũng đã lựa chọn 
những bài tập phù hợp với tình huống giao tiếp gần gũi, gắn bó với cuộc sống 
của học sinh.
 Ví dụ 1: Viết họ tên ba bạn nam, ba bạn nữ trong lớp em. Họ tên các bạn 
ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
 Với bài này tôi yêu cầu học sinh nhắc lại danh từ riêng là gì? Danh từ 
chung là gì? Rồi gợi ý cho học sinh: Xác định tên của bạn mình, viết đúng quy 
tắc chính tả. Lưu ý đó là danh từ chung hay danh từ riêng.
 Cho học sinh làm việc cá nhân. Phần trả lời câu hỏi phía sau thì cho nêu 
miệng.
 Ví dụ 2: gạch dưới các động từ có trong đoạn văn sau:
 Yết Kiêu đến kinh đô yết kiến vua Trần Nhân Tông.
 Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi nhận một loại binh khí.
 Yết Kiêu: Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
 Nhà vua: Để làm gì?
 Yết Kiêu: Để dùi những chiếc thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ 
dưới nước.
 Tôi đã cho học sinh làm việc theo nhóm. Học sinh trong nhóm thảo luận 
rồi trình bày kết quả trước lớp.
 Lưu ý có hai từ “dùi”, từ nào là động từ? 
 9 Bảng tóm tắt kiến thức sau được xem là “chìa khóa” để học sinh có thể 
làm tốt các bài tập về xác định từ loại:
 Từ đứng trước Từ đứng sau Ví dụ
 Danh từ - Số từ (một, hai, - Những nỗi buồn
 ba) DT
 - Chiếc, cái, con, - Tôi đang buồn
 những, tất cả ĐT
 Động từ Hãy, đừng, chớ, - Rồi, nữa, mãi - Tôi buồn lắm
 đã, sẽ, đang
 TT
 Tính từ - Rất, hơi - Lắm, quá
 - Cực kì, tuyệt 
 vời
 * Củng cố, khắc sâu, mở rộng các dạng bài tập về câu.
 Với dạng này cũng được lựa chọn với thực tiễn sinh động để học sinh biết 
đặt câu phù hợp với tình huống giao tiếp, đảm bảo tính lịch sự.
 a. Câu kể.
 Ví dụ 1: Đặt một vài câu kể để:
 a. Kể việc làm hằng ngày sau khi đi học về.
 b. Tả chiếc bút em đang dùng
 c. Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
 d. Nói lên niềm vui của em khi nhận được điểm tốt.
 - Trước hết phải giúp học sinh hiểu được: các yêu cầu trên là khác nhau: 
Tả, bày tỏ ý kiến, nói lên niềm vui... Giáo viên có thể gợi ý như sau:
 + Khi tả phải sử dụng những từ ngữ gợi tả, biện pháp nghệ thuật.
 + Bày tỏ ý kiến: yêu mến, gắn bó như thế nào?
 + Nói lên niềm vui: Vui sướng như thế nào khi được điểm tốt?
 - Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, viết rồi đọc bài (Lưu ý khi viết 
hết câu phải có đấu chấm (.)), các bạn khác nhận xét, bổ sung.
 Ví dụ 2: Khi muốn mượn bút của bạn, em có thể chọn những cách nói 
nào?
 a. Cho mượn cái bút.
 b. Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!
 c. Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được ko?
 Cho học sinh trả lời cá nhân: chọn cách c, vì nó thể hiện tính lịch sự trong 
giao tiếp.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_luyen_tu_va_cau_lo.doc