Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán Lớp 4

docx 11 trang lop4 06/12/2023 1480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán Lớp 4
 PHẦN MỞ ĐẦU.
 1. Lý do chọn đề tài.
 Môn toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, 
phương pháp suy nghỉ, phương pháp giải quyết có vấn đề. Nó góp phần phát triển 
trí thông minh, cách suy nghỉ độc lập, linh hoạt sáng tạo và đóng góp vào việc hình 
thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động như : cần cù, cẩn thận, 
có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
 Qua khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 4B cho thấy: học sinh yếu kém môn 
toán là khá cao. Song làm thế nào để không còn học sinh yếu kém, không còn học 
sinh bỏ học vì không đuổi kịp kiến thức lại là một bài Toán hết sức nan giải. Tôi trăn 
trở là tìm ra con đường để vực dậy số học sinh yếu kém giúp các em theo kịp với 
chương trình để từng bước xoá bỏ tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng. 
 Năm học  tôi đã được phân công chủ nhiệm lớp 4B với tổng số là 24 học 
sinh, trong đó học sinh dân tộc Êđê là 10 em . 
 Điều đó đã thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu viết nên sáng kiến kinh nghiệm này 
để đưa ra những giải pháp tốt nhất giúp các em có kiến thức cơ bản về môn Toán để 
theo kịp chương trình làm tiền đề cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp sau. 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp bốn tôi muốn đưa ra "Một số biện 
pháp phụ đạo học sinh yếu môn toán". Với mong muốn được học hỏi, trao đổi 
kinh nghiệm với đồng nghiệp, làm thế nào cho học sinh học toán đạt hiệu quả cao.
 Người giáo viên cần nắm được mục tiêu của môn toán ở tiểu học là nhằm giúp 
học sinh :
 -Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, các đại 
lượng cơ bản và một số yếu tố hình học , thống kê đơn giản .
 -Hình thành và rèn kỹ năng thực hành tính đo lường, giải bài toán có nhiều ứng 
dụng thực tế trong cuộc sống .
 -Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích 
thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận 
và diễn đạt đúng (bằng lời , bằng viết các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện 
phương pháp học tập làm việc khoa học linh hoạt sáng tạo) .
 1 Vậy là một giáo viên chủ nhiệm thì ta phải làm gì đối với những học sinh yếu, 
kém về tiếp thu này? Đó chính là vấn đề mà tôi rất quan tâm và nó luôn thôi thúc 
tôi trong suốt quá trình dạy học .
 Thật may mắn cho tôi, qua nhiều năm được phân công giảng dạy và làm công 
tác chủ nhiệm khối lớp 4 đó là điều kiện tốt nhất giúp tôi tìm hiểu rõ về đặc điểm 
tâm sinh lí của lứa tuổi và đề ra các biện pháp giáo dục thích hợp để rèn cho những 
em học sinh yếu có thể nắm được bài học và hoà nhập vào hoạt động học trên lớp 
cùng các bạn.
 Bên cạnh đó, trong quá trình công tác tại trường Tiểu học Ngô Quyền, Tôi luôn 
được sự hướng dẫn tận tình của BGH nhà trường, sự hỗ trợ tận tình của tập thể 
HĐSP. Đặc biệt là những khó khăn mà tôi gặp phải trong quá trình công tác luôn 
được sự chia sẽ và quan tâm của tập thể. Chính vì sự chia sẽ nhiệt tình đó đã góp 
phần tạo nên nhiều sáng kiến hữu ích được áp dụng thành công. Sáng kiến kinh 
nghiệm " Phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4" là vấn đề mà tôi hết sức quan 
tâm.
 Với những đặc thù của các trường học vùng dân tộc thiểu số, mỗi học sinh ở 
lại lớp cũng đồng nghĩa với khả năng em đó sẽ bỏ học trong khi việc vận động học 
sinh đi học lại rất khó. Tỷ lệ học sinh yếu kém về cảc bộ môn Toán và Tiếng Việt 
của học sinh dân tộc thiểu số thường cao hơn so với học sinh người Kinh vì các em 
vừa đồng thời phải tiếp thu những kiến thức khoa học hoàn toàn mới mẻ vừa phải 
học Tiếng Việt. Khối lượng kiến thức mà các em phải tiếp thu là rất lớn, các em lại 
không có thói quen tự học ở nhà, cha mẹ cũng không thể hướng dẫn cho con em học 
vì nhiều lý do. Bên cạnh đó có học sinh yếu kém do chưa nhận thức đúng mục đích, 
động cơ học tập, .
 2. THỰC TRẠNG 
 2.1.Thuận lợi - khó khăn: 
 * Thuận lợi.
 Trường  được sự quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh. Học sinh đến 
trường với đầy đủ sách vở và đồ dung học tập. Đa số học sinh ở các thôn, buôn lân 
cận nên các em đi học đều và đúng giờ. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ , có tâm 
huyết với nghề . Giáo viên luôn nêu cao tinh thần tự học nên trình độ giáo viên ngày 
càng được nâng cao đáp ứng với nhu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay với 100% 
giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Trường cũng đặc biệt nhận được sự quan tâm chỉ 
đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo các cấp.
 * Khó khăn. 
 3 Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không 
đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy 
sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
 Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích 
cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc 
làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. 
 - Phân loại các đối tượng học sinh
 Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm 
vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và 
riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém, khả 
năng tiếp thu bài chậm, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát
 Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy phong 
cách nhận thức. Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa dạng của 
các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm thông qua đặc 
trưng này.
 Trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên quan tâm phát hiện và phân loại 
những lỗ hổng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Những lỗ hổng nào điển hình mà trên 
lớp chưa đủ thời gian khắc phục thì cần có kế hoạch tiếp tục giải quyết trong nhóm 
học sinh yếu kém.
 Thông qua quá trình học lý thuyết và làm bài tập của học sinh, giáo viên cũng 
cần tập cho học sinh, kể cả học sinh yếu kém có ý thức tự phát hiện những lỗ hổng 
của bản thân mình và biết cách tự lấp những lỗ hổng đó.
 Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra 
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp. Ví 
dụ khi học bài: Giải toán về tìm số trung bình cộng (Toán–lớp 4 ), đối với các em 
học sinh yếu thì các em chỉ cần nắm bài toán cụ thể áp dụng trực tiếp quy tắc. 
 Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho 
đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em 
được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực 
của mình trong tập thể. Yêu cầu luyện tập của một tiết là 4 bài tập, các em này có 
thể hoàn thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo khả năng của các em..
 Đối với học sinh yếu , giáo viên nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ 
năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức và tăng cường luyện tập 
vừa sức.
 5 Việc học tập có kết quả trong một tiết học thường đòi hỏi những tiền đề nhất 
định về trình độ kiến thức, kĩ năng sẵn có của học sinh. Thế nhưng các em yếu kém 
nhiều khi chưa có đủ những tiền đề này. Một trong những nội dung làm việc với các 
học sinh yếu, kém là phải giúp các em tạo tiền đề xuất phát cho những tiết lên lớp. 
Việc tạo tiền đề xuất phát thường được tiến hành theo quy trình sau: 
 - Trước hết, bản thân GV phải nắm vững nội dung và khối lượng kiến thức, kĩ 
năng cần có trong những tiền đề xuất phát. Muốn vậy điều quan trọng là cần nghiên 
cứu sâu sắc những tài liệu chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục; chuẩn kiến thức 
kĩ năng, SGK, sách GV
 - Thứ hai, GV cần biết những kiến thức kĩ năng cần thiết đã có sẵn ở các HS 
yếu, kém tới mức độ nào. Điều này có thể được thực hiện nhờ quá trình theo dõi từ 
trước hoặc bằng biện pháp kiểm tra.
 - Thứ ba là cho tái hiện những kiến thức và kĩ năng cần thiết, tức là GV cho HS 
ôn tập trước khi dạy nội dung mới hoặc ôn tập những lúc thích hợp trong mối liên 
quan với từng nội dung.
 - Lấp lỗ hổng kiến thức
 Như chúng ta đã biết, kiến thức có nhiều lỗ hổng là một bệnh phổ biến của HS 
yếu kém môn toán. Việc tạo tiền đề xuất phát cũng chính là nhằm lấp lỗ hổng kiến 
thức và kĩ năng. Vì vậy, trong quá trình dạy học trên lớp, tôi thường quan tâm phát 
hiện những lỗ hổng kiến thức của HS. Những lỗ hổng nào điển hình đối với HS yếu 
mà trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục thì tôi có kế hoạch tiếp tục giải quyết riêng 
trong nhóm HS yếu .
 Thông qua quá trình hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng của HS, tôi 
thường tập cho HS, kể cả HS yếu có ý thức tự phát hiện những lỗ hổng của bản thân 
mình và biết cách tra cứu sách vở, học lại để tự lấp những lỗ hổng đó.
 Ví dụ: Những HS chưa thuộc bảng nhân chia, ngay từ đầu năm học, tôi yêu 
cầu các em tìm lại SGK lớp 3 để học cho thuộc.
 Trong lớp bản thân chủ nhiệm có một số em thì hầu như là không biết tính khi 
học toán. Nguyên nhân thì có rất nhiều, bản thân chỉ xin nêu một số nguyên nhân 
tiêu biểu: Không nắm được các phép tính cộng, trừ có nhớ, không thuộc bảng nhân, 
bảng chia. Không nắm được lí thuyết (công thức, quy tắt).
 Không nắm được cấu tạo số tự nhiên (hàng, lớp, cách đặt tính) 
 Vậy, đối với những học sinh không biết tính thì giáo viên cần: Hướng dẫn để 
các em hiểu, cộng có nghĩa là thêm vào, trừ là bớt đi. Khi thực hiện các phép tính 
 7 trước khi làm, vẽ hình hoặc vẽ sơ đồ phải sáng sủa, viết nháp rõ ràng, phát biểu thành 
câu đủ ý, trình bày bài khoa học, không tẩy xoá, giải toán xong phải kiểm tra lại đáp 
số và biết thử lại 
 Tạo phong trào thi đua sôi nổi giữa các nhóm, tổ nhằm nâng cao chất lượng học 
tập, tính đoàn kết, thi đua lành mạnh giữa các nhóm, tăng cường trách nhiệm đối với 
những bạn nhóm truởng, về chất lưọng học tập của nhóm mình. Tổ chức bình bầu 
nhóm học tốt vào các tiết sinh hoạt lớp hàng tuần .
 Khuyến khích các em tự rèn vào vở bài tập đối với các dạng bài thường sai, 
xem trước bài mới
 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm , giá trị khoa học của vấn đề nghiên 
cứu.
 Qua 6 tháng thực nghiệm ở lớp kết quả thu được khá tốt về mọi phương diện. 
Qua đợt kiểm tra chất lượng cuối học kỳ I học sinh lớp tôi tiến bộ hẳn lên. Chỉ còn 
có 1 học sinh yếu so vời 8 em hồi đầu năm ; các em đã có sự tiến bộ vượt bậc. Học 
sinh khá giỏi cũng được nâng lên 50 % so vơi đầu năm là 20,8 % .
 Kết quả trên khảng định biện pháp mà tôi thực hiện là có hiệu quả, từ lúc áp 
dụng các các biện pháp trên học sinh tích cực, hào ứng với những tiết học toán các 
em không còn rụt rè thiếu tự tin như trước. 
 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO
01: Tạp chí: Dạy và học ngày nay ( Cơ quan tw hội khuyến học)
02: Chuyên đề giáo dục tiểu học( tập 23,24, 25)
03: Sách giáo viên toán 4
04: Thiết kế bài giảng Toán 4
05: Một số trang mạng của ngành giáo dục.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phu_dao_hoc_sinh_yeu.docx