Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 4
MỤC LỤC TT Nội Dung Trang 01 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 02 1.1. Lí do chon đề tài 1 03 Xác định mục đích nghiên cứu 1 04 Đối tượng nghiên cứu 1 05 Đối tượng khảo sát thực nghiệm 1 06 Phương pháp nghiên cứu 2 07 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 2 08 NỘI DUNG 2 09 Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 2 10 Thực trạng để nghiên cứu 3 11 Mô tả phân tích các giải pháp 4 12 Giải pháp 1: Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hình ảnh trực 4 quan. 13 Giải pháp 2: Thay đổi nhiều hình thức dạy học phong phú đa dạng 6 14 Giải pháp 3:Phát hiện và bồi dưỡng những học sinh năng khiếu qua 6 đó góp phần nêu gương nhằm nâng cao chất lượng đại trà 15 Giải pháp 4: Phối hợp bài dạy với các hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 16 Giải pháp 5:Thay đổi ngữ liệu yêu cầu của bài trong sách giáo khoa 8 phù hợp với thực tế. 17 Giải pháp 6: Nắm vững phương pháp dạy một số dạng bài tiêu biểu. 9 18 Kết quả thực hiện 17 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 18 - Các phương pháp dạy học Tiếng Việt. - Một số dạng bài tiêu biểu trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp điều tra thực trạng. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu. - Trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp cùng cấp học. - Phương pháp đọc sách tham khảo tài liệu. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 1.6.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân môn Luyện từ và câu lớp 4 tại trường tiểu học. 1.6.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài này được áp dụng trong năm học: 2020 – 2021 và đang tiếp tục áp dụng cho năm học 2021 – 2022. 2. NỘI DUNG 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở lí luận Phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học thực hiện ba nhiệm vụ: giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ Trong ba nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ phong phú hoá vốn từ, phát triển, mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Bởi vì, đối với học sinh tiểu học, từ ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu giúp các em hiểu được các phát ngôn khi nghe - đọc. Ở lớp 4, phân môn Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm có tính chất cơ bản ban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ trong Tiếng Việt. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn: Nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kĩ năng của phân môn Luyện từ và câu lớp 4. * Nội dung chương trình Học kỳ I: 5 chủ điểm. Học kỳ II: 5 chủ điểm * Yêu cầu về kiến thức - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ. - Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu: Từ, cấu tạo từ, từ loại. - Các kiểu câu: Câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm. - Thêm trạng ngữ trong câu: Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện. - Các dấu câu: dấu hỏi, dấu chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, ... - Một số giáo viên chưa kích thích được sự ham muốn, yêu thích môn học này của học sinh. * Về phía học sinh + Ưu điểm: - Các em có đủ sách giáo khoa, sách vở bài tập, từ điển Tiếng Việt. - Được sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. + Tồn tại: - Khả năng tiếp thu của học sinh trong lớp không đồng đều. Một số em chưa thích học phân môn Luyện từ và câu. - Kiến thức về vốn từ, cấu tạo từ, từ loại, thành phần câu, là mạch kiến thức mới, lên lớp 4 các em mới bắt đầu làm quen nên tương đối khó. - Một số em còn dùng nhiều từ mang tính địa phương (phương ngữ) 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp Biện pháp1: Phát huy tính tích cực của học sinh bằng hình ảnh trực quan. Muốn phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh người giáo viên phải có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài phải thật cụ thể phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Ví dụ 1: Bài Mở rộng vốn từ “Đồ chơi – Trò chơi” Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị 1 số đồ chơi các con hay chơi hàng ngày. Sau đó, miêu tả lại đồ vật đó cùng cách chơi. - Đồ chơi: diều / Trò chơi: thả diều - Đồ chơi: Đầu sư tử, đèn giá / Trò chơi: múa sư tử, rước đèn - Đồ chơi: Dây thừng / Trò chơi: kéo co - Đồ chơi: khăn bịt mắt / Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. Qua bài tập này giúp các em tăng sự tư duy, trí thông minh, tránh những trò chơi nguy hiểm có hại, đồng thời các em cũng biết được từ chuẩn của Tiếng Viêt: “múa sư tử”/ từ địa phương “múa lân” Trò chơi bịt mắt bắt dê và kéo co - Tọa đàm, trao đổi, và trả lời các câu hỏi do mình đưa ra dẫn dắt để giúp học sinh hiểu thế nào là danh từ. - Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành các bài vào phiếu. Các em tham gia thảo luận nghiên cứu bài học Như vậy trong một tiết học, việc giáo viên vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học trong dạy luyện từ và câu là nhiệm vụ cần thiết. Với cách làm này đã thu hút học sinh hào hứng tham gia vào bài học, các em chủ động tiếp thu kiến thức, vận dụng làm bài tốt mà giờ học vẫn nhẹ nhàng. Biện pháp 3: Phát hiện và bồi dưỡng những học sinh năng khiếu qua đó góp phần nêu gương nhằm nâng cao chất lượng đại trà Một lớp học bao giờ cũng có nhiều đối tượng như học hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành, còn loại chưa hoàn thành. Các bài tập trong sách giáo khoa theo yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng thì mọi đối tượng học sinh đều phải đạt được. Hơn nữa nhà trường tổ chức học hai buổi trên ngày nên có nhiều thời gian rèn luyện thêm vào buổi chiều. Chính vì vậy, bản thân tôi nhận thấy cần phải có các bài tập dành cho học sinh năng khiếu, từng bước nâng cao chất lượng học sinh chưa hoàn thành, và hoàn thành ở mức thấp là việc làm thường xuyên trong các giờ học. Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực Ngoài việc, các em đã được thực hành qua những bài tập trong SGK. Tôi còn giúp học sinh nắm vững hơn qua việc luyện tập các bài tập một cách có hệ thống. Bài tập 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào ô trống: ý chí, quyết chí, chí hướng, chí thân. a. Nam là người bạn .. của tôi. b. Hai người thanh niên yêu nước ấy cùng theo đuổi một c. ..của Bác Hồ cũng là của toàn thể nhân dân Việt Nam. d. Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Các em đang tham gia trò chơi rung chuông vàng Tóm lại trong dạy học phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm tạo hứng thú cho học sinh là rất quan trọng. Nó không những củng cố các kiến thức đã được học mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hành tiếng Việt và làm cho phân môn luyện từ và câu không còn được đánh giá là khô khan trong các phân môn Tiếng Việt. Khi học sinh có hứng thú, các em sẽ tự giác, chủ động học tập chủ động nắm được kĩ năng, kiến thức và yêu thích môn học hơn. Biện pháp 5: Thay đổi ngữ liệu yêu cầu của bài trong Sách giáo khoa sao cho phù hợp với thực tế và tư duy của học sinh. - Ví dụ 1: Trong bài: Luyện tập cẩu kể Ai là gì? Bài tập số 3: Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó (có dùng câu kể "Ai là gì?”). - Trong lớp sẽ có học sinh chưa từng đi thăm bạn ốm cùng nhau, vậy học sinh sẽ sử dụng câu kể Ai là gì? để giới thiệu với bố mẹ bạn ra sao? Chính vì vậy, để các em có thể viết được đoạn văn này, tôi mạnh dạn thay đổi ngữ liệu như sau: Bài tập số 3: Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến nhà bạn chơi, dự sinh nhật bạn hay thăm bạn ốm, ... Em giới thiệu với bố mẹ bạn từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại buổi đi thăm đó (có dùng câu kể "Ai là gì?”). Với biện pháp này, học sinh thực sự dễ hình dung và viết đoạn văn chân thực, phong phú hơn rất nhiều. Kiến thức tiếng Việt vốn bắt nguồn từ đời sống thực tế, nếu trong khi dạy, giáo viên liên hệ thực tế để học sinh tìm kiến thức thì các em làm bài tập tốt hơn, hứng thú hơn. Ngược lại sau mỗi hoạt động hoặc mỗi bài, giáo viên cần liên hệ thực tế để giáo dục các em vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Có như vậy, các em mới cảm thấy kiến thức bài học thật gần gũi, yêu thích môn học hơn. - Nếu tổ hợp đó gọi tên, một sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan hay biểu đạt một khái niệm về sự vật, hiện tượng thì tổ hợp ấy là một từ ghép. Ví dụ: Mặt hồ, sóng thần, bánh rán. - Tôi hướng dẫn để học sinh hiểu một số từ gọi tên hai hay nhiều sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan hay biểu đạt nhiều khái niệm về sự vật, hiện tượng thì từ ấy là kết hợp của hai hay nhiều từ đơn. Ví dụ: trải rộng, chạy đi, . Lưu ý học sinh: + Có những từ mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả hai loại (từ phức và hai từ đơn). Trong trường hợp này, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta có kết luận nó thuộc loại nào. + Khả năng dùng một yếu tố thay cho cả từ cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ. Ví dụ: Mùa xuân những cánh én đã bay về. (cánh én chỉ con chim én) Những bắp ngô chỉ còn chờ tay người đến mang về. (tay người chỉ con người). Hướng dẫn học sinh các cách phân biệt từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn. - Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép. Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng, ... - Nếu các từ chỉ còn một tiếng có nghĩa, còn một tiếng đã mất nghĩa nhưng hai tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép. Ví dụ: Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa, ... - Nếu các từ chỉ còn một tiếng có nghĩa, còn một tiếng đã mất nghĩa nhưng hai tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy. Ví dụ: chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc, ... - Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy. Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè, ... - Các từ có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu). Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước, yếu ớt, ... - Các từ có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q; ng/ngh; g/gh) cũng được xếp vào nhóm từ láy. Ví dụ: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề, ... Bài luyện tập luyện thêm: Bài tập: Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch một gạch dưới các từ phức: Em mơ làm mây trắng Bay khắp nẻo trời cao Nhìn non sông gấm vóc Quê mình đẹp biết bao. ( không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, ). - Trong Tiếng Việt có một số loại động từ chỉ trạng thái sau: + Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn, hết, có, + Động từ chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá, + Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu, + Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là, - Một số động từ sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng, Các từ này có một số đặc điểm sau: + Một số từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là động từ chỉ trạng thái. + Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là động từ chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại.) Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu) Anh ấy đứng tuổi rồi. + Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ (kết hợp được với các từ chỉ mức độ) Sau khi học sinh nắm chắc các khái niệm về động từ, tôi hướng dẫn cho học sinh hiểu thế nào là cụm động từ: - Động từ thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước) và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm động từ. Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa. *Tính từ: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, Tôi chốt cho học sinh có hai loại tính từ đáng chú ý là: - Tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ (xanh, tím, sâu, vắng,) - Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ - mức độ cao nhất (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh, ) khi học sinh nắm chắc các khái niệm về tính từ, tôi hướng dẫn cho học sinh hiểu thế nào là cụm tính từ: - Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng, để tạo tạo thành cụm tính từ (khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (như động từ) ngay trước nó là rất hạn chế). Hướng dẫn học sinh phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái. - Từ chỉ đặc điểm: Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối, ...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi, ... Đó là các nét riêng, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh, ... của sự vật. Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát, ... ta mới có thể nhận
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx