Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn ở Lớp 4

doc 20 trang lop4 01/11/2023 1810
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn ở Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn ở Lớp 4
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. Lý do chọn đề tài
 Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại văn minh mới. Do vậy người 
lao động ở mọi lĩnh vực trong thời đại ngày nay phải không ngừng học hỏi, trau 
dồi tri thức phải có tầm nhìn xa mang tính chiến lược và đủ chiều sâu để có thể 
giải quyết nhanh chóng những công việc cụ thể. Vì thế ngành giáo dục phải đào 
tạo được đội ngũ những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, tiếp cận và 
làm chủ được công nghệ tiên tiến, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn 
đặt ra. Đảng và Nhà nước coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là mục tiêu và là 
động lực của sự phát triển. 
 Trước những yêu cầu thực tế đó, chất lượng dạy học trong mỗi trường tiểu 
học là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt nó quyết định đến sự tồn tại, uy 
tín của nhà trường. Chất lượng dạy học ấy phải được thể hiện bằng chất lượng 
toàn diện của các môn học mà các em được học ở cấp Tiểu học. Từ thực tế đó đòi 
hỏi mục tiêu giáo dục trong nhà trường cần phải thay đổi, đặc biệt là việc đổi mới 
về phương pháp dạy học. 
 Trong tất cả các môn học ở trường tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt thì 
môn Toán cũng có vị trí vô cùng quan trọng. Toán học với tư cách là một môn 
khoa học, nó có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cần 
thiết cho đời sống sinh hoạt, lao động. Đó cũng là những công cụ rất cần thiết để 
học các môn học khác, tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để hoạt động có 
hiệu quả trong thực tiễn. Mặt khác môn Toán có vị trí rất quan trọng giúp cho học 
sinh khả năng phát triển tư duy lôgíc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương 
pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện 
chính xác. Còn giúp cho các em phát triển trí thông minh, óc tư duy độc lập, linh 
hoạt, sáng tạo trong việc hình thành, rèn luyện nề nếp phong cách và tác phong 
làm việc khoa học. Góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt như cần cù 
nhẫn nại, ý thức tự vượt khó.
 1 Các phương pháp, biện pháp giảng dạy giúp học sinh biết giải bài toán có lời 
văn.
 Học sinh trường Tiểu học Tây Phong
 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Học sinh lớp 4A
 Môn: Toán
 Phần: Giải bài toán có lời văn dạng Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai 
số đó; Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu ) và tỉ số của hai số đó.
 I.5. Phương pháp nghiên cứu
 - Đàm thoại - Thực hành 
 - Giảng giải - Đánh giá
 - Quan sát - Thống kê 
 - Tổng hợp - Phân tích 
 II. PHẦN NỘI DUNG
 II.1. Cơ sở lý luận 
 Ở tiểu học, từ khi bước vào lớp 4 học sinh bắt đầu được làm quen và thực 
hiện cách giải các dạng toán có lời văn điển hình như: 
 - Giải toán về “Tìm số trung bình cộng”;
 - Giải toán về “ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”;
 - Giải toán về “Tìm 2 số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của 2 số đó”;
 - Giải toán có nội dung hình học;
 - Giải một số bài toán như : “ Tìm phân số của một số” , bài toán liên quan 
đến “ biểu đồ” , ứng dụng “ Tỉ lệ bản đồ”, 
 Như chúng ta đã biết ở môn Toán lớp 4 có nhiều mạch kiến thức. Đối với 
mạch kiến thức “ Giải toán có lời văn” là một trong những mạch kiến thức cơ bản 
xuyên suất chương trình toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em 
 3 Một số em chưa xác định đúng dạng toán, chưa nắm chính xác cách giải 
từng dạng toán. Khi phân biệt các yếu tố cơ bản của bài toán, khó nhận thức được 
bản chất của cái đã cho, dễ nhầm lẫn cái cần tìm với cái đã cho nhất là không 
nhận thức được vai trò của câu hỏi trong bài toán. Khó nhận rõ quan hệ lôgíc giữa 
dữ kiện và ẩn số. 
 Một số học sinh nắm bắt kiến thức còn chậm
 Các em chưa được tự tin khi học các dạng toán có lời văn
 Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình.
 b) Thành công, hạn chế
 Học sinh tự tin, yêu thích môn học hơn, các em đã nắm được cách giải các 
dạng toán, chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. 
 Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế khi giải bài toán Tìm hai số khi biết 
tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó cụ thể: Giáo viên chưa được tự tin trong 
việc vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy. Các em thường xử lý các điều 
kiện và các dữ kiện theo trình tự đưa ra trong bài toán hoặc theo tiến trình diễn 
biến của sự việc. Nếu đảo ngược các sự việc hay trình bày các dữ kiện khác với 
thứ tự thì một số em còn lúng túng.
 c) Mặt mạnh, mặt yếu
 Đa số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học của con cái, tạo mọi điều kiện 
tốt nhất cho con cái học tập, nhắc nhở, kèm cặp các em học tập ở nhà. Học sinh có 
hứng thú hơn trong giờ học, tự tin trong học tập. 
 Bên cạnh đó do khả năng nhận thức của học sinh còn hạn chế nên sự tiến bộ 
trong học tập của một số em đạt hiệu quả chưa cao. 
 d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu cũng như giáo viên 
dạy các bộ môn.
 Giáo viên có tinh thần, trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. 
 5 - Giải toán về “Tìm 2 số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của 2 số đó”;
 Nguyên nhân chủ yếu là do tư duy của học sinh Tiểu học nói chung và tư duy 
của học sinh lớp 4 nói riêng còn hạn chế nên việc đọc kĩ đầu bài với các em còn 
chưa có, nắm cái đã cho, cái cần tìm còn lơ mơ. Khi đọc bài toán các em cảm thấy 
nó cứ giống với những bài nào đó đã làm rồi nhưng thực tế bản chất của nó khác 
nhau vì các em thường bị nhầm lẫn, ngộ nhận hoặc bị lôi cuốn vào các yếu tố 
không tường minh.
 Từ thực tiễn giảng dạy, tôi thiết nghĩ chất lượng giải toán có lời văn được 
nâng cao nếu có những biện pháp, phương pháp giảng dạy phù hợp, khắc phục 
những tồn tại và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học 
tập.
 II.3. Giải pháp, biện pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Từ thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm tôi suy nghĩ mình cần phải 
làm gì để giúp học sinh nâng cao chất lượng về giải toán có lời văn, giảm tỉ lệ học 
sinh yếu môn Toán ở mức thấp nhất. Đó cũng là trách nhiệm mà ngành Giáo dục 
và Ban giám hiệu nhà trường giao cho. Trong những năm gần đây tôi đã thực hiện 
một số biện pháp, phương pháp giảng dạy cho học sinh cách giải bài toán có lời 
văn sau và thấy thật sự có hiệu quả.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
 Qua thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến kỹ năng giải toán có lời văn 
của học sinh lớp 4 còn hạn chế. Để giúp học sinh học tốt các dạng toán có lời văn 
ở lớp 4 nói chung và dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu; Tổng (hoặc hiệu) 
và tỉ số của hai số đó tôi xin đưa ra những giải pháp, biện pháp để góp phần nâng 
cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh như sau.
 1. Một số đặc điểm của dạy học giải toán có lời văn trong Toán 4
 Cũng như ở các lớp trước, nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 được 
xây dựng theo định hướng chủ yếu giúp học sinh rèn luyện phương pháp giải toán 
(phân tích đề toán, tìm cách giải quyết vấn đề và trình bày bài giải): giúp học sinh 
 7 đạt được yêu cầu tối thiểu một cách vững chắc và có thể vươn lên, học sinh yếu 
từng bước vươn lên đạt yêu cầu. 
 Chính vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 4A do tôi chủ 
nhịêm ngay từ đầu năm học.
 3. Thực hiện nghiêm túc các quy trình giải toán có văn.
 Chúng ta đều đã biết hoạt động giải toán có lời văn thường được tiến hành 
theo 4 bước là :
 Bước 1 : Tìm hiểu kỹ đầu bài
 Bước 2 : Lập kế hoạch giải toán.
 Bước 3 : Thực hiện kế hoạch giải 
 Bước 4 : Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải .
 Qua nghiên cứu thực để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn đạt hiệu quả 
ta cần phải tuân thủ quy trình giải toán có lời văn đặc biệt là ở bước 1 và bước 2
 Bước 1 có vị trí vô cùng quan trọng, có thể ví như "chiếc chìa khoá" để mở 
ra cách giải, bởi lẽ có làm tốt bước này thì các bước sau mới đi đúng hướng và đạt 
kết quả cao. Việc tìm hiểu nội dung bài toán thường thông qua việc đọc bài toán 
(Dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh hay bằng dạng sơ đồ, tóm tắt). Học 
sinh cần phải đọc kỹ, hiểu rõ đề toán cho biết gì, cho biết điều kiện gì, bài toán 
hỏi gì ?. Khi đọc bài toán phải hiểu thật kỹ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ 
tình huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường, chẳng hạn “bán 
đi” , “thưởng cho”, “ bay đi”.Nếu trong bài toán nào có thuật ngữ học sinh chưa 
rõ thì giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ 
đó trong bài toán đang làm. Chằng hạn từ “tiết kiệm”, “năng suất”, “sản 
lượng”sau đó cho học sinh “ thuật lại” vắn tắt bài toán mà không cần đọc lại 
nguyên văn bài toán. Phải tóm tắt được bài toán.
 Vì vậy khi dạy bước 1 giải toán có lời văn người giáo viên phải thực hiện các 
công việc sau :
 - Việc 1: Đọc kỹ đầu bài : trước hết muốn hiểu đầu bài học sinh cần hiểu rõ 
cách diễn đạt bằng lời văn của bài toán, nắm được ý nghĩa và nội dung của bài. 
 9 Ví dụ : Để lập kế hoạch giải bài toán trên tôi dùng hệ thống câu hỏi như sau: 
Cách 1: Tìm số bé ( tuổi em) trước. 
 + Yêu cầu học sinh quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách giải bài toán
 - Tuổi chị và tuổi em cộng lại được bao nhiêu? ( 36 tuổi )
 - 36 được gọi là gì? ( Tổng )
 - Chị hơn em bao nhiêu tuổi? ( 8 tuổi )
 - 8 được gọi là gì? ( Hiệu )
 - Tính tuổi em giống cách tính số nào trong dạng toán? ( Số bé )
 - Muốn biết em bao nhiêu tuổi ta phải tìm gì? ( Tìm hai lần tuổi của em )
 - Đã biết hai lần tuổi em muốn tìm tuổi em ta làm thế nào?
 * Lưu ý: Ta có thể làm gộp bước tính hai lần tuổi em và tuổi em
 - Tính tuổi chị giống cách tính số nào trong dạng toán? ( Số lớn)
 - Đã biết tuổi em muốn tìm tuổi chị ta làm thế nào?
 Bước 3 : Thực hiện kế hoạch giải 
 Dựa vào kế hoạch giải ở trên, cho học sinh thực hiện giải bài toán
 Ví dụ: Tuổi của em là: 
 ( 36 – 8 ) : 2 = 14 ( Tuổi )
 Tuổi của chị là:
 14 + 8 = 22 (Tuổi )
 Đáp số: Em: 14 tuổi
 Chị: 22 tuổi
 Bước 4 : Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải 
 - Cho học sinh tự so sánh bài của mình với bài của bạn để nhận xét về cách 
giải và cách ghi lời giải của mình và của bạn. Tự nêu ra lỗi sai, sửa sai bài của 
mình và bài của bạn nếu có. Nêu cách giải, cách viết lời giải khác. Giáo viên theo 
dõi giúp đỡ những em còn lúng túng, nhận xét tuyên dương các em.
 4. Tạo niềm say mê, hứng thú cho học sinh khi học giải toán có lời văn.
 Như chúng ta đã biết trực quan đối với học sinh tiểu học là rất cần thiết 
không những hỗ trợ việc nắm kiến thức mà nó còn tạo niềm say mê hứng thú cho 
học sinh. Vì vậy khi giải toán có lời văn tôi luôn cố gắng cho học sinh sử dụng đồ 
 11 nâng cao của từng dạng toán. Song để hướng dẫn được học sinh giải bài toán thì 
giái viên phải có bài giải mẫu, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp. Bên cạnh đó 
giáo viên cần phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học và sử dụng có hiệu quả, tạo 
không khí lớp học thoải mái. Việc kết hợp linh hoạt các hoạt động và hình thức tổ 
chức dạy học rất quan trọng. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở để giúp 
học sinh tìm ra cách giải của bài toán, giáo viên không làm thay, áp đặt học sinh
 Mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp nói chung và phương pháp dạy 
học toán nói riêng là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác 
học tập để lĩnh hội kiến thức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của bản thân.
 6. Giúp học sinh nắm chắc dạng toán.
 Như nội dung tôi đã trình bày ở trên học sinh lớp 4 thường rất hay nhầm lẫn 
giữa các dạng toán
 a. Nhầm lẫn giữa 2 dạng toán: 
 - Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
 - Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
 Vì vậy khi dạy xong dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó 
giáo viên cần phải có những tiết luyện tập tổng hợp cả 2 dạng toán này ( thường 
thực hiện vào buổi học thứ 2) để học sinh phân biệt rõ, tránh nhầm lẫn khi giải.
 Ví dụ 1 : Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 250 cây. Lớp 4A trồng được ít 
hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?.
 Ví dụ 2: Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 250 cây. Số cây lớp 4A trồng 
bằng 2 số cây lớp 4B. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?
 3
 - Tôi viết cả 2 đề toán lên bảng và nêu một số câu hỏi:
 + Các bài toán trên thuộc các dạng toán gì ? ( Ví dụ 1 : tìm 2 số khi biết tổng 
và hiệu của hai số đó,Ví dụ 2 : Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.)
 + Dạng toán ở ví dụ 1 và ví dụ 2 có điểm gì giống và khác nhau ? ( Giống 
nhau đều cho biết tổng, khác nhau dạng toán ở ví dụ 1 cho biết hiệu, dạng toán ở 
ví dụ 2 cho biết tỉ số)
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_giai_toan_co_loi_va.doc