Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh thực hiện tốt 4 phép tính với phân số trong môn toán Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh thực hiện tốt 4 phép tính với phân số trong môn toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh thực hiện tốt 4 phép tính với phân số trong môn toán Lớp 4
PHÒNG GD - ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HỒNG --- --- BÁO CÁO SÁNG KIẾN GIÚP HỌC SINH THỰC HIỆN TỐT 4 PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ TRONG MÔN TOÁN LỚP 4 Lĩnh vực / Cấp học : Toán / Tiểu học Tác giả : PHẠM THỊ VÂN Trình độ chuyên môn : Đại học Chức vụ : Giáo viên Nơi công tác : Trường Tiểu học Nghĩa Hồng Nam Định, ngày 15 tháng 5 năm 2021 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Qua thực tế giảng dạy lớp 4 và qua trao đổi với đồng nghiệp tôi rất băn khoăn khi học sinh thường xuyên lúng túng, không phân biệt rõ ràng được cách cộng, trừ, nhân, chia phân số, nhất là các phép tính giữa phân số với số tự nhiên. Để giúp học sinh nắm bắt và thực hành cộng, trừ, nhân, chia phân số một cách thành thạo, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Giúp học sinh thực hiện tốt 4 phép tính với phân số trong môn toán lớp 4” với mong muốn nhận được sự chia sẻ, tư vấn hoặc trao đổi cùng bạn bè, đồng nghiệp để cùng tìm ra biện pháp giúp học sinh học môn toán một cách tốt nhất. II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Học sinh lớp 4 ở lứa tuổi 10 tuổi các em còn ham chơi, tư duy cụ thể phát triển ở giai đoạn chưa hoàn chỉnh, nhận thức của các em đã mang tính quy luật. Song khả năng phán đoán, suy luận và tư duy logic của các em chưa cao. Chính vì vậy đã hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, nhất là ở chương phân số, một loại số mới. Tư duy của các em đang còn giai đoạn tư duy cụ thể, do đó việc nhận thức các kiến thức toán học trìu tượng mới lạ là một vấn đế khó đối với các em ở giai đoạn học sinh tiểu học.Trong khi đó “ Phân số” là khái niệm hoàn toàn mới vừa mang tính áp đặt vừa mang tính trìu tượng đối với học sinh. Vì vậy học sinh cần nắm vững kiến thức nhân chia số tự nhiên. Khi đã xác định rõ bản chất của phân số thì để dạy tốt chương phân số này đòi hỏi giáo viên phải có những hiểu biết nhất định về tập các số hữu tỉ không âm cùng tính chất của các phép tính trong Q+. Vì vậy, khi dạy các phép toán về phân số cho học sinh lớp 4, giáo viên phải có biện pháp để giúp các em hiểu rõ được bản chất của phép tính đó, không những nắm được quy tắc mà còn có kỹ năng thực hành một cách thành thạo. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Ví dụ: 2 : 7 = 2x7 ; 7 x 2 = 7 5 5 5 5x2 2.1.2. Một số nguyên nhân sau: - Nguyên nhân từ phía giáo viên: + Giáo viên chưa chú ý rèn luyện cho học sinh trình bày một cách khoa học (đặc biệt là cách viết phân số trong dãy tính, cách đặt dấu gạch ngang, dấu bằng, dấu phép tính...). + Do giáo viên chưa rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành 4 phép tính trên phân số. + Khi dạy giáo viên ít cung cấp ngôn ngữ toán học cho học sinh dẫn đến các em thường gặp khó khăn khi làm những bài toán cần đến sự suy luận, giải thích. + Giáo viên chưa mạnh dạn và chưa có sự sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Chính vì thế mà kết quả dạy học chưa phát huy được hết năng lực, sở trường và tư duy sáng tạo cho HS hoàn thành tốt còn HS chưa hoàn thành thì dễ bị hổng kiến thức, không chủ động học tập mà còn ỷ lại vào sự hướng dẫn của bạn hoặc của giáo viên. + Giáo viên chưa khuyến khích, động viên HS trong cách trình bày bài làm khoa học mà chỉ quan tâm đến phần kết quả của phép tính, biểu thức. - Nguyên nhân từ phía học sinh : + Các em chưa quan tâm đến cách trình bày của phép tính, biểu thức. + Một số học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, không có kĩ năng vận dụng kiến thức cũ đã học vào việc lĩnh hội kiến thức mới, kĩ năng mới. Thậm chí còn có HS không có ý thức học bài nên chưa nắm chắc kiến thức cũ vì thế dẫn đến tình trạng làm bài còn lúng túng hoặc không biết làm. + Khi làm bài chưa có sự độc lập sáng tạo mà còn phụ thuộc nhiều vào bài làm mẫu của giáo viên một cách máy móc. 2.2 . CÁC NHÓM GIẢI PHÁP: Trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng rèn luyện cho HS có những kĩ năng thực hành 4 phép tính về phân số một cách thành thạo, hiệu quả cao. Xem trước các kiến thức và kĩ năng sẽ hỗ trợ cho kiến thức và kĩ năng mới hay ngược lại dễ gây nhầm lẫn cần giúp học sinh phân biệt. Trên cơ sở đó giáo viên ôn lại phần đầu các kiến thức có liên quan bằng các phương pháp như : kiểm tra miệng quy tắc hoặc làm bài tập. - Chẳng hạn : Từ cộng hai phân số cùng mẫu số chuyển sang cộng hai phân số khác mẫu số thì cái mới là bước quy đồng mẫu số các phân số ngay trong quá trình thực hiện. Do đó cần ôn lại cách quy đồng mẫu số các phân số ngay và cách cộng hai phân số cùng mẫu số bằng hỏi đáp hoặc ra bài tập. Ví dụ : Ghi kết quả của bước quy đồng mẫu số hai phân số : 1 + 3 kết quả là 5 và 6 (Đây là dạng 1 nên mẫu số chung chính là tích 2 5 10 10 của 2 mẫu số). 1 và 3 kết quả là 2 và 3 (Đây là dạng 2 vì mẫu số lớn chia hết cho mẫu 2 4 4 4 số bé nên mẫu số lớn chính là mẫu số chung). 2.2.3. Dạy biện pháp tính mới: Ở đây kết hợp khéo léo các phương pháp giảng dạy như: Hỏi đáp, trực quan(Trong đó có cả kiểu trò làm thầy xem) để lưu ý học sinh vào được điểm mới, điểm khó, điểm trọng tâm. Điều quan trọng là trình bày làm sao nêu được nội dung cơ bản của biện pháp tính, hình thức trình bày đẹp. Ví dụ: Dạy “Phép nhân hai phân số” (Tiết 121 – trang 132) Cách giải quyết như sau: * Hình thành phép nhân hai phân số: Từ một bài toán đơn giản cùng với một phương tiện trực quan. Chẳng hạn: Giáo viên cho học sinh(HS) đọc VD ( Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 4 m và chiều rộng 2 m) và quan sát hình vẽ sách giáo 5 3 khoa(SGK) phóng to gắn trên bảng lớp để tìm phép tính 4 x 2 và kết quả 8 5 3 15 .Từ phép tính và kết quả đã tìm được yêu cầu HS tìm cách làm để được kết quả đó. - Trong tiết dạy bài mới, ở bước này tôi không yêu cầu học sinh nhắc lại biện pháp bằng lời mà tạo điều kiện cho các em biện pháp thông thường là qua giải toán. Để học sinh độc lập chọn phép tính và làm tính nên tôi chỉ chọn bài toán đơn giản dùng đến phép tính vừa học chứ không cho các em làm những bài toán hết sức phức tạp.Việc ôn luyện củng cố những biện pháp tính khác làm trong giờ luyện tập, luyện tập chung. - Khi củng cố, tôi có thể kiểm tra trình độ hiểu quy tắc của học sinh thông thường là phương pháp tổ chức trò chơi. Trong đó có một số nội dung ở mức độ cao hơn để kiểm trra khả năng phát triển tư duy, phân tích. tái hiện kiến thức... của các em có nhanh không? Từ đó cũng là cơ sở để phát hiện và bồi dưỡng học sinh khá giỏi. VD:(Cho cả lớp ghi đáp án trên bảng con) Đúng ghi Đ, sai ghi S trong môi trường hợp sau: 7 3 7 7 a) 3 + = = 10 b ) 3 x = 3x7 = 21 4 5 4 5 9 4 5 4x5 20 2.2.6. Rèn kĩ năng làm bài Bằng kinh nghiệm giảng dạy của mình, tôi đã biết rõ chỗ nào học sinh hay vướng mắc, nhầm lẫn. Để tránh tình trạng đó nên tôi đã làm như sau: - Khi làm tính cộng, trừ, nhân, chia 2 phân số (mà chỉ có 1 dấu của phép tính) thì tôi yêu cầu HS đọc nhẩm và làm theo quy tắc. Còn bước quy đồng hay rút gọn chỉ cần ghi kết quả của bước đó. Khi nào bài yêu cầu cụ thể riêng biệt thì mới trình bày bước trung gian của quy đồng hay rút gọn vào vở để tránh tình trạng mất thời gian. Ví dụ : Tính: 1 + 3 2 4 Cách trình bày : 1 + 4 = 3 + 8 = 11 2 3 6 6 6 Không cần trình bày: 1 + 4 = 1x3 + 4x2 = 3 + 8 = 11 2 3 2x3 3x2 6 6 6 - Đối với phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số với số tự nhiên thì yêu cầu HS phải chuyển STN thành PS có mẫu số bằng 1 rồi tiếp tục thực hiện theo quy tắc. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ..................................................................... ..................................................................... Phạm Thị Vân
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_thuc_hien_tot_4_phep_tin.docx