Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 vận dụng kiến thức toán để giải những bài toán thực tế
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 vận dụng kiến thức toán để giải những bài toán thực tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 vận dụng kiến thức toán để giải những bài toán thực tế
1/15 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Toán học là công cụ giúp học tốt các môn học khác, chính vì vậy nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nhà trường. Bên cạnh đó nó còn có tiềm năng phát triển các năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ, giúp học sinh hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống sản xuất. Lâu nay, hầu hết giáo viên dạy học chỉ làm các bài toán thuần túy mà chưa chú trọng vận dụng kiến thức toán học để giải các bài toán thực tiễn trong cuộc sống . Việc giảng dạy chỉ truyền thụ kiến thức một chiều mà không có cập nhật thực tiễn để dẫn dắt vào bài mới nên tiết học khô khan, không hấp dẫn. Một số bài toán thực tiễn trong sách giáo khoa rời rạc và ít đa dạng. Giáo viên lại sợ mất thời gian nên không chịu tìm tòi thay bài tập bên ngoài, dẫn đến truyền đạt kiến thức cho học sinh mang tính gượng ép chưa thật sự hiệu quả. Đa số học sinh chưa có thói quen tư duy khi gặp các bài toán thực tiễn . Các em chưa thực sự nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà có thể vận dụng toán học vào giải quyết. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để giúp học sinh (trước hết là học sinh Tiểu học) có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để phát hiện và giải những bài toán trong đời sống thực tế hàng ngày? Tôi thấy thật sự cần thiết áp dụng, sử dụng có hiệu quả sáng kiến: “Giúp học sinh lớp 4 Vận dụng kiến thức toán để giải những bài toán thực tế”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức toán cho học sinh lớp 4 để giải quyết những bài toán thực tế. Ngoài ra, tôi còn hy vọng với kinh nghiệm nhỏ bé của mình phần nào giúp giáo viên trong trường và đồng nghiệp có thêm phương pháp, cách thức, kinh nghiệm giảng dạy và vận dụng kiến thức toán cho học sinh lớp 4 để giải quyết những bài toán thực tế. Từ đó tạo nên nền tảng vững chắc cho các em trong kỹ năng giải Toán và là bàn đạp thúc đẩy việc học Toán sơ cấp, cao cấp sau này của học sinh. III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu: Vận dụng kiến thức Toán để giải những bài toán thực tế cho học sinh lớp 4 và thực nghiệm một số kinh nghiệm dạy Toán có nội dung liên quan đến thực tiễn. 2. Đối tượng nghiên cứu: Giúp học sinh lớp 4 vận dụng kiến thức toán để giải những bài toán thực tế. 3/15 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÍ LUẬN Theo nghị quyết hội nghị lần VII chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, lực học, áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” nhằm phát triển nguồn nhân lực con người. Thực tế giảng dạy cho thấy, với thời gian 40 phút của một tiết học, nếu chỉ sử dụng một cách “tiết kiệm” nhất: 1 phút để ổn định lớp, 3 phút để kiểm tra bài cũ (chủ yếu là kiểm tra những kiến thức cơ bản), 1 phút để hướng dẫn học sinh học ở nhà, thì thời gian còn lại chỉ là 35 phút dành cho thầy và trò tiến hành các hoạt động nhận thức và củng cố bài học.Trong khoảng thời gian 1 tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, việc làm cho học sinh hiểu được kiến thức bài học thôi cũng đã là khó khăn, giáo viên không còn đủ thời gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được vào thực tiễn đời sống, hoặc nếu có liên hệ thì cũng chỉ dưới hình thức liệt kê tên gọi của các sự vật, hiện tượng mà thôi. Như vậy để thực hiện chủ trương đó nên Bộ GD - ĐT đã điều chỉnh các mục tiêu đào tạo ở các bậc học (trước hết là bậc Tiểu học) các mục tiêu đều nhấn mạnh việc: “Phát triển tư duy, kĩ năng suy luận hợp lí, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản, gần gũi với cuộc sống”. Đây chính là một quan điểm cơ bản, định hướng đào tạo lực lượng lao động mới trong xã hội. II. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Các kiến thức toán ở bậc tiểu học nói chung, kiến thức toán ở chương trình lớp 4 đặc biệt là ba mảng kiến thức: Số học, hình học và đo đại lượng nói riêng có giá trị ứng dụng rất lớn trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi người dân dù là lao động đơn giản hay phức tạp đến mấy, khi làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày, đều cần sử dụng trực tiếp những kiến thức ở bậc tiểu học, đặc biệt các kiến thức toán ở chương trình lớp 4. Chẳng hạn: Muốn mua một mặt hàng nào đó, người mua hàng và người bán hàng phải biết đơn giá, đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức số học để tính toán sao cho hiệu quả nhất với số tiền hoặc hàng mình có và không bị trả nhầm tiền. Mạch kiến thức về đại lượng và đo đại lượng cũng có rất nhiều ứng dụng: Khi mua hàng ta cần đến kĩ năng cân, đo, đong, đếm, như vậy cần sử dụng ngay đến kiến thức về đo đại lượng ở tiểu học như: Đo khối lượng (tấn, tạ, yến, kg) đo dung tích (lít) đếm tiền tệ (trăm, nghìn, đồng) muốn đi làm đúng giờ, ta phải ước lượng được quãng đường, khi đó phải sử dụng ngay kiến thức về đơn vị đo và thời gian. Muốn sắp xếp thời gian làm việc cũng như thời gian sinh hoạt hàng 5/15 4B 48 21 43,7 29 60,4 4C 46 21 45,7 25 54,3 4D 47 20 42,5 27 57,4 4E 47 20 42,5 27 57,4 N1: Chỉ số học sinh không biết sắp xếp thời gian học tập và sinh hoạt hàng ngày N2: Chỉ số học sinh biết sắp xếp thời gian học tập và sinh hoạt hàng ngày. b. Phiếu điều tra về khả năng đánh giá kết quả bài toán phù hợp hay không phù hợp với thực tế hiện tại của học sinh lớp 4 Tổng số N1 N2 Lớp học sinh Số lượng % Số lượng % 4A 47 20 42,5 27 57,4 4B 48 18 37,5 30 62,5 4C 46 19 41,3 27 58,7 4D 47 20 42,5 27 57,4 4E 47 19 40,4 28 59,6 N1: Chỉ số học sinh không biết đánh giá kết quả bài toán thực tế N2: Chỉ số học sinh biết đánh giá kết quả bài toán thực tế c. Phiếu điều tra khả năng phát hiện vấn đề từ thực tiễn cuộc sống và đặt thành bài toán có lời văn phù hợp với dạng toán đã học của học sinh lớp 4. Tổng số N1 N2 Lớp học sinh Số lượng % Số lượng % 4A 47 16 34 31 66 4B 48 12 25 36 75 4C 46 15 32,6 31 67,4 4D 47 15 31,9 32 68,1 4E 47 17 36,2 30 63,8 N1: Số học sinh không biết đặt bài toán phù hợp với dạng toán đã học N2: Số học sinh biết đặt bài toán phù hợp với dạng toán đã học. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP SƯ PHẠM NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC TOÁN VÀO NHỮNG BÀI TOÁN THỰC TẾ CHO HỌC SINH LỚP 4 1. Rèn luyện cho học sinh có ý thức vận dụng kiến thức toán Trước hết, giáo viên cần giúp học sinh thấy rõ được vai trò và ý nghĩa của môn toán trong học tập và trong đời sống thực tiễn. Từ đó các em cảm thấy 7/15 Gặp bài tập này, học sinh cảm thấy lúng túng không biết áp dụng công thức nào để tính sản lượng lúa đã thu hoạch được là bao nhiêu? Vì vậy, trước khi cho học sinh làm bài tập này, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh biết hoán đổi bài toán về dạng quen thuộc bằng cách: Cho học sinh tính diện tích thửa ruộng, từ đó tính sản lượng thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là bao nhiêu kg? Sau mỗi bài toán như vậy, giáo viên cần khắc sâu kiến thức cho các em đồng thời yêu cầu học sinh về nhà tự tính ra sản lượng lúa đã thu được của nhà mình nếu có. Hoặc đưa ra một số bài tập tương tự cho học sinh về nhà tự làm và tự mình đặt ra một số bài toán rồi giải. 2. Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức toán vào giải những bài toán thực tế trong sách giáo khoa toán 4 2.1. Rèn kỹ năng giải theo quy trình cụ thể. Để nhấn mạnh và lưu ý học sinh tới ý nghĩa thực tế của các bài toán ta có thể sử dụng hệ thống câu hỏi gợi ý sau: Bài toán phản ánh thực tế gì trong đời sống sinh hoạt xã hội? - Bài toán cho biết những dữ kiện gì? - Hãy tóm tắt bài toán? - Thiết lập các phép tính? - Trình bày bài giải? - Kiểm tra kết quả bài toán? - Kết quả của bài toán có phù hợp với kết quả ngoài thực tế hay không? - Nếu không phù hợp với thực tế thì nên sửa lại dữ kiện đầu bài như thế nào cho hợp lý? Ví dụ: Mua 5m vải hết 80.000 đồng. Hỏi mua 7m vải loại đó hết bao nhiêu tiền? Bước 1: Rèn kỹ năng phân tích và tóm tắt bài toán: - Bài toán phản ánh thực tế gì trong đời sống? (Bài toán trao đổi hàng hóa) - Bài toán cho biết dữ kiện gì? (Mua 5m vải hết 80000 đồng) - Bài toán hỏi gì? (Hỏi mua 7m vải loại đó hết bao nhiêu tiền?) Dựa vào phân tích để các em có thể tóm tắt bài toán như sau: 5m vải: 80.000 đồng. 7m vải: .. đồng? Bước 2: Kỹ năng thiết lập các phép tính: Dựa vào phân tích và tóm tắt bài toán giáo viên có thể gợi ý cho học sinh thiết lập các phép tính - Muốn biết mua 7m vải hết bao nhiêu tiền chúng ta phải làm gì? (Phải tìm giá tiền mua 1m vải) – Dạng toán Rút về đơn vị - lớp 3 - Muốn tìm giá tiền 1m vải cần phải làm gì? (Lấy 80.000 chia cho 5) 9/15 Trong sách giáo khoa, có một số bài toán mà các dữ kiện, điều kiện thường phức tạp hơn nhiều khi không đưa ra một cách trực tiếp hoặc tường minh mà học sinh phải huy động thêm vốn kiến thức thực tế mới giải được. Việc tìm phương pháp giải nhiều khi phụ thuộc vào việc tìm ra “Điểm nút” để tập trung tháo gỡ và việc lựa chọn con đường đúng đắn để giải quyết các bài toán là rất cần thiết. Muốn vậy phải biết biến đổi các bài toán về các dạng toán thường gặp. Ví dụ: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 150m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Trung bình cứ 100m2 của thửa ruộng đó thu được 60 kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu tấn thóc? Học sinh có thể biến đổi bài toán trên thành 2 bài toán đơn giản: Bài 1: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 150m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Tính diện tích của thửa ruộng? Học sinh có thể áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật và tìm ra đáp số 15.000m2 Bài 2: Một thửa ruộng có diện tích 15.000m 2. Trung bình cứ 100m 2 của thửa ruộng đó người ta thu được 60kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu tấn thóc? 2.4. Rèn luyện kĩ năng chuyển dịch bài toán thực tế về dạng bài toán hình quen thuộc. Trong sách giáo khoa toán 4 có rất nhiều bài toán thực tế, phản ánh rất nhiều mặt trong xã hội. Vì vậy, khi gặp bài toán này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh chuyển dịch những bài toán thực tế về dạng quen thuộc để giải. Muốn vậy cần sử dụng một hệ thống các câu hỏi để gợi ra một hệ thống các thao tác của học sinh khi thực hiện việc chuyển dịch này. Ví dụ: Một người đi xe đạp trong 3 giờ, giờ thứ nhất đi được 12 km, giờ thứ hai đi được 18 km, giờ thứ 3 đi được quãng đường bằng nửa quãng đường đi trong hai giờ đầu. Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu kilômét? - Bài toán này cho biết dữ kiện gì? (Một người đi xe đạp trong 3 giờ, giờ thứ nhất đi được 12km, giờ thứ hai đi được 18km, giờ thứ 3 đi được quãng đường bằng nửa quãng đường đi trong hai giờ đầu) - Bài toán hỏi gì? (Trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu km?) - Bài toán thuộc loại toán điển hình nào đã học? (Trung bình cộng) - Muốn biết trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu km ta phải làm gì? (Tìm tống số km người đó đi được chia cho số giờ người đó đi) 2.5. Rèn luyện kĩ năng thực hành đặt đề toán theo những tình huống thường gặp trong đời sống.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_van_dung_kien_thuc.doc