Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn Luyện từ và câu

docx 31 trang lop4 02/02/2024 2451
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn Luyện từ và câu

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn Luyện từ và câu
 MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
2 1. Lý do chọn đề tài 2
3 1.1. Cơ sở lý luận 2
4 1.2 Cơ sở thực tiễn 3
5 2. Mục đích nghiên cứu 3
6 3. Đối tượng nghiên cứu 4
7 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 4
8 5. Phương pháp nghiên cứu 5
9 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 5
10 II. NỘI DUNG 6
11 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn 6
 đề nghiên cứu
12 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 7
13 3. Các giải pháp thực hiện 10
14 3.1. Giải pháp thứ nhất: Giúp học sinh mở rộng vốn từ 10
 bằng việc sử dụng các kỹ thuật dạy học sáng tạo 
15 3.2. Giải pháp thứ hai: Rèn học sinh kĩ năng viết câu thông 14
 qua cải tiến phương pháp dạy học truyền thống 
16 3.3. Giải pháp thứ ba: Tạo hứng thú cho học sinh bằng 18
 hoạt động “Trò chơi học tập”.
17 3.4. Giải pháp thứ tư: Giúp học sinh hệ thống kiến thức đã 21
 học bằng “Sơ đồ tư duy” 
18 3.5. Giải pháp thứ năm: Vận dụng linh hoạt phương pháp 24
 dạy học Luyện từ và câu, nhằm đạt hiệu quả thiết thực
19 4. Kết quả thực hiện 27
20 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 28
21 1. Kết luận 28
22 2. Đề xuất, khuyến nghị 30
23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
 1.2 Cơ sở thực tiễn
Qua thực tế tôi nhận thấy, ở Tiểu học, vốn kiến thức Tiếng Việt của các em còn 
nghèo, việc dùng từ, đặt câu của các em chưa chính xác. Vì vậy, kĩ năng giao tiếp 
còn hạn chế. Và để giúp học sinh giao tiếp tốt, thì công việc của người giáo viên 
là phải giúp các em sử dụng từ phong phú, đặt câu đúng ngữ pháp. Đó là việc mà 
giáo viên cần phải làm trong quá trình dạy học. Muốn vậy, phải rèn cho học sinh 
cách dùng từ, đặt câu, trong quá trình dạy học ở địa phương mình giảng dạy cũng 
là khâu vô cùng quan trọng. Khi học sinh có kĩ năng dùng từ, đặt câu, sẽ giúp các 
em tự tin, hứng thú trong khi thực hành các bài tập, cũng như khi các em giao tiếp. 
Lòng tự tin các em được củng cố, niềm tin tương lai tươi sáng sẽ mở ra trước mắt, 
làm vui lòng thầy cô và nhất là các bậc phụ huynh..
 Vậy “Làm thế nào để giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu?” 
Là giáo viên đã công tác lâu năm trong nghề, và là giáo viên Tiểu học, trực tiếp 
giảng dạy lớp Bốn, tôi không khỏi băn khoăn, suy nghĩ về vấn đề này.Chính vì 
vậy, trong những năm giảng dạy lớp Bốn, tôi luôn nghiên cứu để tích lũy cho 
mình vốn kinh nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ 
và câu. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Giúp học sinh lớp Bốn học tốt phân môn 
Luyện từ và câu”. 
 2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài, nhằm đưa ra một số nội dung, nhằm rèn luyện kĩ năng dùng 
từ đặt câu, hệ thống, củng cố vốn từ, để giúp học sinh nắm vững cách dùng từ, đặt 
câu. Tạo cho các em hứng thú trong học tập phân môn Luyện từ và câu nói riêng 
và môn Tiếng Việt nói chung. Cụ thể:
 - Với mục đích mong muốn đóng góp những kinh nghiệm của mình cho sự 
nghiệp giáo dục. Qua đó, còn giúp tôi nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về nội dung 
phân môn Luyện từ và câu lớp Bốn. Từ đó, giúp tôi nghiên cứu, tìm hiểu về vấn 
đề đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung, Luyện từ và câu nói riêng 
và lựa chọn được phương pháp, kĩ thuật lưu ý cần thiết khi dạy Luyện từ và câu 
để phù hợp với đặc trưng của phân môn. 
 - Với mong muốn góp phần vào việc tìm kiếm những kinh nghiệm, vận dụng 
các phương pháp dạy học tích cực vào thực tế giảng dạy và các biện pháp để giúp 
học sinh học tốt Luyện từ và câu. Từ đó tạo cho học sinh một môi trường học tập 
tích cực, năng động. Giúp học sinh có thêm một cách học, cách ghi nhớ, cách hệ 
thống kiến thức một cách hiệu quả nhất. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 
cho học sinh, chính là mục đích khi tôi thực hiện đề tài này.
 - Rèn kĩ năng nói đúng, nói hay, sử dụng đúng từ ngữ trong nói và viết, qua 
đó, giáo dục cho học sinh lòng tự hào, yêu quý và ý thức giữ gìn sự trong sáng 
của Tiếng Việt. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, qua tham khảo trên các phương tiện 
thông tin.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, qua việc tích lũy những kinh nghiệm 
trong việc giảng dạy.
 - Phương pháp quan sát, thông qua việc học tập của các em trên lớp và phối 
hợp với Phụ huynh trong việc học tập ở nhà của học sinh.
 - Phương pháp đàm thoại, thông qua trao đổi với đồng nghiệp, với học sinh, 
với Phụ huynh học sinh để tìm ra nguyên nhân và phương án khắc phục.
 - Phương pháp điều tra kết quả học tập của học sinh.
 - Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp điều tra nghiên cứu từ thực tế 
hình thức tổ chức dạy học và mở rộng vốn từ cho học sinh lớp Bốn, đối với phân 
môn “Luyện từ và câu” trong môn Tiếng Việt ở trường tiểu học.
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá, động viên, khuyến khích sự tiến bộ của 
học sinh.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi nghiên cứu nội dung từ thực tế 
và tham khảo sách, tài liệu, tôi tiến hành phân tích tổng hợp việc dạy học sinh sử 
dụng từ và phát triển kỹ năng sử dụng từ trong học tập của phân môn “Luyện từ 
và câu” của học sinh Tiểu học ở đơn vị mình. Từ đó có cơ sở để đề xuất ý kiến về 
việc tổ chức một số biện pháp nâng cao vốn từ trong phân môn “Luyện từ và câu” 
ở trường Tiểu học hiện nay. Ngoài ra, tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp 
khác để bổ sung cho quá trình nghiên cứu của đề tài.
 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài được nghiên cứu ở Trường Tiểu học số 
2 Phước Sơn, chủ yếu trong nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu 
lớp Bốn. Nghiên cứu Những kiến thức của phân môn Luyện từ và câu, nhằm cung 
cấp cho học sinh lớp Bốn cái nhìn sâu sắc về phân môn Luyện từ và câu. Từ đó, 
giúp các em mở rộng vốn từ, dùng từ đặt câu, hệ thống vốn từ, sử dụng vốn từ 
tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.
 Thời gian nghiên cứu đề tài: Tôi đã đọc và nghiên cứu tài liệu, điều tra thực 
tế, tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp bắt đầu từ tháng 9 năm học 2020- 2021. 
Hoàn thành đề tài vào cuối tháng 10 năm học 2022- 2023. - Tìm từ ngữ theo nghĩa và hình thức cấu tạo đã cho:
 + Xác định nghĩa của từ và các yếu tố cấu tạo từ;
 + Xác định nghĩa của thành ngữ, tục ngữ;
 + Phân loại từ ngữ và các yếu tố cấu tạo từ;
 + Đặt câu với từ ngữ đã cho;
 + Xác định tình huống sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
 - Thể hiện thông qua những bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó.
 Như vậy, có thể nói, Luyện từ và câu có vai trò quan trọng trong việc phát 
triển ngôn ngữ cho học sinh, giúp học sinh có vốn từ phong phú, biết nói câu hoàn 
chỉnh để phục vụ giao tiếp hàng ngày. Có lẽ vì thế mà phân môn Luyện từ và câu 
được đánh giá là khó khăn, trừu tượng trong các phân môn của Tiếng Việt.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 Những kiến thức của môn Tiếng Việt là tiền đề, là cơ sở cho học sinh tiếp 
cận với các môn học khác. Chính vì vậy, việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà 
trường, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu, luôn được chú trọng. Bên cạnh việc 
mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về 
từ và câu. Rèn cho học sinh các kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng các dấu câu. 
Đồng thời, bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; 
có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp, học tốt về câu, sử dụng câu 
chính xác, sẽ bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ 
gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và bản sắc văn hóa dân tộc. Qua nghiên cứu, tôi 
đã xác định được thực trạng vấn đề như sau:
 * Về phía giáo viên 
 Thuận lợi
 - Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng 
dạy.
 - Lớp học được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như: bàn ghế đúng quy định, 
bảng chống lóa, thiết bị chiếu sáng đầy đủ
 - 100 % cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. Phần lớn 
giáo viên được phân công phụ trách khối lớp Bốn có kinh nghiệm công tác nhiều 
năm và có vốn hiểu biết nhất định về kiến thức. Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý 
của học sinh. - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh, cũng góp phần nâng cao chất lượng 
học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.
 Hạn chế
 - Học sinh ít hứng thú học phân môn này. Hầu hết các em được hỏi ý kiến
đều cho rằng: Luyện từ và câu là một phân môn học khô và khó. Một số chủ 
đề còn trừu tượng, khó hiểu, không gần gũi quen thuộc. Bên cạnh đó, cách miêu 
tả, giải thích nghĩa một số từ trong sách giáo khoa còn mang tính chất ngôn ngữ 
học, chưa phù hợp với lối tư duy trực quan của các em. Trong sách giáo khoa, có
những loại bài tập hoặc xuất hiện quá nhiều, gây tâm lý nhàm chán (điền từ)
hoặc yêu cầu được nêu ra trong bài tập không rõ ràng, không tường minh và khó 
thực hiện (bài tập dùng từ viết thành đoạn văn ngắn). Lại nữa, như đã nói ở trên, 
cách dạy của giáo viên thì nặng về giảng giải khô khan, nặng nề về áp đặt.
Điều này gây tâm lý mệt mỏi, ngại học phân môn Luyện từ và câu.
- Khả năng tiếp thu của học sinh trong lớp không đồng đều. Một số em chưa thích 
học phân môn Luyện từ và câu.
 - Kiến thức về vốn từ, cấu tạo từ, từ loại, thành phần câu, là mạch kiến 
thức mới, lên lớp Bốn các em mới bắt đầu làm quen, nên khá khó với học sinh.
 - Các em còn có thói quen chờ thầy cô làm rồi chép bài, khả năng nhớ, hiểu 
và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập còn hạn chế. Học sinh còn học vẹt, 
nhớ máy móc khi học phân môn này.
 - Các từ cần giải nghĩa đa số là các từ Hán Việt, nên học sinh khó hiểu, khó 
giải thích. Diễn đạt thì lủng củng, tâm lí sợ sai, không mạnh dạn.
 - Các từ, các thành ngữ, tục ngữ cần giải nghĩa, cần tìm có nghĩa gần giống 
nhau, học sinh khó phân biệt được nghĩa của chúng.
 - Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân 
môn “Luyện từ và câu” nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn này.
 - Học sinh không có hứng thú học phân môn này. Các em đều cho đây là 
phân môn vừa “khô” vừa “khó”.
 -Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi chảy, 
chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt 
yêu cầu. Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động 
và tỏ ra yếu kém thiếu chắc chắn.
 - Các em chỉ biết làm bài tập mà không hiểu tại sao phải làm như vậy, học 
sinh không có hứng thú trong việc giải quyết các kiến thức. Do vậy, việc hướng - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.
 - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
 Mục đích của kĩ thuật "Khăn trải bàn"?
 - Học sinh được tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau.
 - Rèn cho học sinh các kĩ năng sống như: kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng 
ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác và kĩ năng giao tiếp.
 - Tạo cơ hội học tập phân hóa.
 - Giúp phát triển các mối quan hệ giữa học sinh với học sinh dựa trên sự tôn 
trọng, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác.
 Các bước thực hiện theo quy định như sau:
 - Bước 1: Mỗi nhóm chuẩn bị tờ giấy A0. Chia giấy A0 thành phần chính 
giữa và các phần xung quanh theo số thành viên của nhóm.
 - Bước 2: Cá nhân trong nhóm trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh 
tờ A0. 
 - Bước 3: Thảo luận, thống nhất ý kiến, sau đó nhóm trưởng viết ý kiến thống 
nhất vào phần chính giữa tờ A0.
 - Bước 4: Các nhóm trình bày.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_phan_mon_l.docx