Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân hóa môn Tóan Lớp 4 ở Tiểu học

doc 19 trang lop4 24/01/2024 2050
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân hóa môn Tóan Lớp 4 ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân hóa môn Tóan Lớp 4 ở Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân hóa môn Tóan Lớp 4 ở Tiểu học
 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài 
 1.1 Xuất phát từ vai trò của môn Toán ở tiểu học
 Ở tiểu học, môn Toán là môn học góp phần đắc lực vào việc giáo dục toàn 
diện cho học sinh. Kiến thức, kĩ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời 
sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, cần thiết để học tập các môn học 
khác ở tiểu học và học tập tiếp môn toán ở trung học. Môn Toán góp phần rất 
quan trọng trọng việc rèn luyện tư duy, phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đề. 
Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, 
hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như cần cù, 
cẩn thận có ý chí vượt khó khăn, làm việc khoa học, nề nếp. 
 Toán học có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống và trong các ngành khoa 
học khác. Tất cả các môn khoa học đều nghiên cứu dựa trên nền tảng của toán 
học. "Một khoa học chỉ thực sự phát triển nếu nó có thể sử dụng được phương 
pháp của toán học" đó là lời tiên đoán của Mác đã được chứng minh bằng sự phát 
triển của khoa học kỹ thuật ngày nay. 
 Như lời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Trong khoa học và kĩ thuật, 
toán học giữ vị trí nổi bật hàng đầu. Nó có tác dụng đối với nhiều ngành khoa học, 
trong sản xuất và trong chiến đấu.. Nó là môn thể thao trí tuệ, giúp ta rèn luyện 
phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phương pháp suy luận, giải quyết 
vấn đề và giúp rèn luyện trí thông minh, sáng tạo, trau dối tính cần cù nhẫn nại, tự 
lực cánh sinh, tinh thần vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lí. Dù 
các bạn phục vụ trong ngành nào, trong công tác nào thì các kiến thức và phương 
pháp toán học cũng đều cần thiết cho bạn”.
 Từ chỗ nhận thức được vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của môn Toán ở 
Tiểu học nên việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán là điều quan tâm, 
trăn trở của nhiều giáo viên, nhiều nhà trường hiện nay. Với ý nghĩa đảm bảo cho 
việc thực hiện tốt các mục đích dạy học đối với tất cả học sinh đồng thời khuyến 
khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của cá nhân trong quá trình học 
tập, nâng cao chất lượng dạy học phân hóa là yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới 
phương pháp dạy học.
 Đây là lí do cho thấy sự cần thiết phải đổi mới phương pháp và nâng cao 
chất lượng dạy học môn Toán ở tiểu học.
 1.2. Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy học phân hóa 
 Sự giống và khác nhau về yêu cầu xã hội, về trình độ phát triển nhân cách 
của mỗi cá thể học sinh đòi hỏi một quá trình dạy học thống nhất với những biện 
 1 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc
 Tôi đã tiến hành khảo sát và chất lượng như sau:
 Lớp Sĩ số ĐẠT YÊU CẦU HTT HT CHT
 SL % SL % SL % SL %
 4B 61 55 90,2 10 16,4 45 73,8 6 9,8
 Qua bảng khảo sát trên, tôi thấy học sinh đạt hoàn thành tốt chưa cao. Vẫn 
còn học sinh đạt chưa hoàn thành.
 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận
 Nhu cầu của xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vừa có những điểm 
giống nhau về nhân cách người lao động trong cùng một xã hội, lại vừa có sự 
khác nhau về trình độ phát triển, về khuynh hướng và tài năng. Học sinh trong 
cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sự khác nhau về khả năng tư duy, 
nhân cách và hoàn cảnh gia đình, khả năng kinh tế, nhận thức của cha mẹ về giáo 
dục,... Chính vì sự giống nhau mà ta có thể dạy học trong một lớp thống nhất. 
Nhưng sự khác nhau trong phát triển nhân cách của mỗi học sinh đòi hỏi người 
giáo viên phải có biện pháp phân hóa nội tại trong quá trình dạy học. Sự hiểu biết 
của giáo viên về đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của từng học sinh là một 
điều kiện thiết yếu đảm bảo hiệu quả dạy học phân hóa. Dạy học phân hóa cần 
được xây dựng thành một kế hoạch lâu dài, có hệ thống, có mục đích.
 Yêu cầu đặt ra với giáo viên là trong cùng một lớp học, trong cùng khoảng 
thời gian, với các đối tượng khác nhau phải đảm bảo thống nhất một chương trình 
và kế hoạch dạy học. Bởi vậy, ngoài kế hoạch dạy học thông thường, giáo viên 
cần xây dựng kế hoạch dạy học phân bậc trình độ học sinh nhằm đưa học sinh 
chưa hoàn thành đạt chuẩn và giúp các đối tượng hoàn thành tốt phát triển ở mức 
cao hơn. 
 II. Cơ sở thực tiễn
 Năm học 2018-2019, tôi được phân công giảng dạy lớp 4B. Ngay từ đầu 
năm học, khi chưa thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành nhận bàn giao kết quả năm 
học trước của lớp 3B để so sánh, đối chiếu kết quả trước và quả sau khi thực hiện 
 3 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc
quả?
 Đặc biệt, đối với môn Toán, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc nêu 
yêu cầu và ra bài tập cho phù hợp tất cả các đối tượng học sinh.
 Khi dự giờ, phần lớn các tiết dạy đều “bị” đánh giá hạn chế về dạy học 
phân hóa các đối tượng học sinh. Ví dụ như: Tiết dạy chưa phát huy hết tính tích 
cực của học sinh có nhận thức nhanh và nhận thức khá. Giáo viên chưa thực sự 
mạnh dạn và sự sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động; Nội dung câu hỏi, yêu 
cầu, bài tập đưa ra còn trung thành với sách giáo khoa, chưa thực sự phù hợp với 
các đối tượng học sinh. 
 Học sinh nhận thức chậm (chưa hoàn thành) thường mất tự tin hoặc lo lắng 
trước những câu hỏi, yêu cầu, bài tập chung giáo viên đưa ra cho cả lớp. Các em 
nhận thức nhanh (hoàn thành tốt) thường không cần suy nghĩ cũng dễ dàng trả lời 
các câu hỏi và hoàn thành các bài tập. Bởi vậy, tiết học toán chưa thực sự hấp dẫn 
các em. 
 III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
 Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đối tượng học sinh hoàn thành tốt,trang 
bị kiến thức cơ bản cho học sinh hoàn thành và bồi dưỡng lấp chỗ hổng cho học 
sinh chưa hoàn thành là nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi giáo viên trong dạy học toán 
hiện nay. Để dạy học phân hóa môn Toán đạt hiệu quả, người giáo viên cần trang 
bị cho mình những biện pháp nghiệp vụ sư phạm cần thiết và tiến hành phân bậc 
trình độ học sinh thông qua các hoạt động. Cụ thể như sau:
 1. Đánh giá, phân loại các đối tượng học sinh
 Thực tế dạy học, giáo viên thường theo dõi, tìm hiểu, kiểm tra để phân loại 
học sinh trong lớp và chia học sinh làm 3 nhóm đối tượng khác nhau: Nhóm có 
nhịp độ nhận thức nhanh (hoàn thành tốt), nhóm có nhịp độ nhận thức chậm (chưa 
hoàn thành), và nhóm có nhịp độ nhận thức trung bình (hoàn thành). Qua đó, đề ra 
những yêu cầu khác nhau đối với từng loại: mức độ khó, dễ trong các câu hỏi đàm 
thoại, mức độ yêu cầu đối với phương pháp học tập được nghiên cứu, số lượng và 
yêu cầu của các bài tập làm ở lớp. Tuy nhiên, dạy học phân hóa chỉ có thể đạt hiệu 
quả khi giáo viên phân loại chính xác các nhóm đối tượng học sinh. Do đó, giáo 
viên phải thực sự thận trọng khi đưa ra kết luận một học sinh nào đó thuộc nhóm 
trình độ nào để xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp. Để việc đánh giá, 
phân loại được chính xác, khách quan, giáo viên cần kết hợp nhiều hình thức kiểm 
tra để đánh giá, chẩn đoán, phân loại đối tượng học sinh theo trình độ. Cụ thể là:
 + Kết hợp kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên và quan sát lớp học 
(đây là hình thức phân loại mang tính phổ biến được nhiều giáo viên, nhiều nhà 
 5 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc
 + Lấp lỗ hổng về kiến thức kỹ năng: Đây là một điểm yếu rõ nét và phổ 
biến của học sinh chưa hoàn thành. Thông qua những tiết hình thành kiến thức 
mới, các tiết luyện tập hay các tiết tăng ở buổi hai, giáo viên cần lặp đi lặp lại nội 
dung kiểm tra về lí thuyết và giao các bài tập ở mảng kiến thức bị hổng. Đặc biệt, 
giáo viên nên tập cho học sinh có ý thức phát hiện ra lỗ hổng kiến thức của mình 
và tăng cường luyện tập để lấp lỗ hổng đó.
 + Luyện những bài tập vừa sức: Do tính vững chắc của kiến thức cần được 
coi trọng, người giáo viên cần dành thì giờ để học sinh tăng cường luyện tập 
những bài tập vừa sức mình.
 Ví dụ: Dạy bài: Luyện tập (SGK lớp 4 trang 148)
 Khi dạy bài này giáo viên cho học sinh này làm bài tập 1để đảm bảo tính 
vừa sức cho học sinh.
 + Hướng dẫn kĩ năng hiểu đề bài: Giáo viên cần rèn cho các em thói quen 
đọc kỹ đầu bài để xác định yếu tố đã cho, yếu tố cần tìm và xác định đúng dạng 
toán. Đồng thời nhắc các em cần làm nháp trước để đảm bảo độ chính xác về kết 
quả. 
 Ví dụ: Hiệu của hai số là 85. Tỉ số của hai số đó là 3/8.Tìm hai số đó.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh: Đọc kĩ yêu cầu của bài (3 lần) và khi đọc 
cần trả lời câu hỏi sau: 
 - Bài cho biết gi? (hiệu của hai số, tỉ số của hai số)
 - Bài yêu cầu tìm gì?(tìm hai số đó là số lớn và số bé)
 - Bài này thuộc dạng toán nào?(hiệu – tỉ)
 - Nhắc lại các bước làm.
 + Tăng số lượng bài tập cùng thể loại và vừa mức độ ở từng dạng toán để 
các em hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức.
 + Động viên, khích lệ thường xuyên và kịp thời: Giáo viên cần chú ý lắng 
nghe ý kiến của học sinh chưa hoàn thành với thái độ chăm chú và tôn trọng. 
Đồng thời, giáo viên cần chú ý tạo cơ hội cho những học sinh yếu được “tỏa 
sáng” và đánh giá cao khi các em có ý kiến hay. Chính sự động viên, khích lệ của 
giáo viên sẽ là nguồn động lực lớn thúc đẩy sự tiến bộ của các em. 
 Trường hợp học sinh chưa hoàn thành toán vì những nguyên nhân khác (gia 
đình khó khăn, không có điều kiện thời gian học tập, có vướng mắc về tư tưởng 
nên chưa tập trung,...), giáo viên cần có biện pháp giáo dục, giúp đỡ như: xây 
dựng lòng tự tin ở bản thân, thường xuyên theo dõi, động viên kịp thời, tranh thủ 
sự quan tâm của gia đình, nhà trường và các đoàn thể.
 7 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc ph©n hãa m«n To¸n lớp 4 ë TiÓu häc
 2.3. Với học sinh hoàn thành: 
 Hoạt động học và giải toán của học sinh đối tượng hoàn thành cơ bản diễn 
ra theo trình tự: quan sát, tiếp thu kiến thức; làm bài có sự hướng dẫn; tự làm theo 
mẫu; độc lập làm bài. Để giúp đối tượng học sinh hoàn thành nắm thật chắc kiến 
thức cơ bản, làm đầy đủ và đạt yêu cầu các bài tập sách giáo khoa với sự gợi ý ở 
mức độ hạn chế của giáo viên, có thể tiếp thu phần nào kiến thức nâng cao của 
học sinh hoàn thành tốt, giáo viên cần tiến hành theo 4 bước như sau: 
 + Quan sát, tiếp thu: Đây là bước giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản, tối 
thiểu, cần thiết. Giáo viên cần kết hợp vừa giảng vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ 
thể, giúp học sinh hiểu khái niệm không hình thức. Đồng thời củng cố khắc sâu 
thông qua ví dụ, chú ý phân tích các sai lầm thường gặp.
 + Làm theo hướng dẫn: Giáo viên cho ví dụ tương tự. Học sinh bước đầu 
vận dụng hiểu biết của mình vào giải toán. Do chưa thuộc, chưa hiểu sâu nên có 
thể học sinh sẽ gặp khó khăn và cần đến sự hướng dẫn của giáo viên.
 + Tự làm theo mẫu: Giáo viên ra một bài tập khác, học sinh tự làm theo 
mẫu. Giáo viên tạm đứng ngoài cuộc để học sinh độc lập thao tác. Học sinh nào 
hiểu bài thì có thể hoàn thành được bài tập, học sinh nào chưa hiểu bài sẽ còn lúng 
túng. Giáo viên theo dõi, nắm bắt và kịp thời giúp đỡ cho từng đối tượng. 
 + Độc lập làm bài tập: Giáo viên ra cho học sinh một bài tập tương tự khác 
để học sinh làm nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho các em.
 3. Tiến hành phân hóa ngay trên lớp học
 Tiến hành dạy học phân hóa trong các giờ học chính khóa hay các tiết tăng 
ở buổi hai, giáo viên cần chú trọng tổ chức các pha dạy học đồng loạt ngay trong 
những giờ lên lớp sao cho tất cả học sinh đều tích cực, tự giác và hứng thú học 
tập. Giáo viên cần xây dựng các câu hỏi có tác dụng dẫn dắt, khuyến khích học 
sinh tích cực suy luận, không đơn điệu, phân hóa song vẫn tác động đến nhiều đối 
tượng với tác dụng khác nhau. Trong các giờ học trên lớp, giáo viên có thể sử 
dụng một số biện pháp phân hóa như sau:
 3.1. Phân loại các bài tập ra làm 3 dạng theo mức độ từ dễ đến khó:
 Dạng 1: Các bài tập rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản. Chẳng hạn các 
bài tập dạng cơ bản như đọc số, viết số, so sánh số, tính toán thuần túy trong bảng 
hoặc ngoài bảng, đếm số hình, đổi đơn vị đo, giải bài toán đơn,...)
 Ví dụ: Đọc số 195080126 (Toán 4, tr.160, bài 3)
 Học sinh đọc “Một trăm chín mươi lăm triệu không trăm tám mươi nghìn 
một trăm hai mươi sáu”.
 Giáo viên hỏi: Để đọc được số này, em thực hiện phân lớp như thế nào? ( 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.doc