Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm trong môn toán Lớp 4

docx 25 trang lop4 23/02/2024 4303
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm trong môn toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm trong môn toán Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm trong môn toán Lớp 4
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trong trường Tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và 
phát triển những cơ sở ban đầu quan trọng của nhân cách con ng òi Việt Nam. 
Trong đó môn Toán giữ vai trò quan trọng. Bởi lẽ, Toán học không những cung 
cấp cho học sinh kiến thức, kĩ năng cần thiết để học lên các lớp trên hay áp dụng 
vào cuộc sống, nó còn là chìa khóa mở ra sự phát triển của các môn khoa học 
khác. Là môn học giúp người học có ph-ơng pháp suy luận, phát triển năng lực tũ 
duy, rèn trí thông minh, óc sáng tạo góp phần quan trọng trong việc hình thành 
nhân cách học sinh và hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu giáo dục toàn diện.
 Trong ch-ơng trình toán lớp 4, có nhiều nội dung kiến thức mới, trừu tượng, 
rất khó với các em. Khi học toán có rất nhiều học sinh nắm lí thuyết một cách máy 
móc, khi vận dụng vào thực hành gặp nhiều lúng túng, chưa hiểu được bản chất 
vấn đề, hoặc làm được câu tính, bài tính hay tìm đúng kết quả bài toán nhưng khi 
hỏi lại cách làm như thế nào thì không trình bày, không giải thích được, vận dụng 
kiến thức vào thực tế kém.
 Nguyên nhân của những tồn tại trên là: không ít giáo viên cho rằng trong môn 
Toán không cần có các hoạt động trải nghiệm, học sinh học Toán chỉ cần tính 
đúng kết quả bài tính, giải bài toán đúng cách, đúng đáp số là được. Bản thân giáo 
viên bị động, không nghĩ ra phải trải nghiệm như thế nào khi dạy tiết học này hoặc 
ngại tổ chức các hoạt động trải nghiệm, chưa tạo điều kiện để học sinh kích hoạt 
trí não, nâng cấp khả năng tư duy, được trình bày, chia sẻ, phản biện, liên hệ thực 
tế. Đây chính là các hoạt động trải nghiệm trong khi học Toán.
 Việc thực hành, trải nghiệm đều là những phương thức học hiệu quả, gắn với 
vận động, với thao tác thực tế, với đời sống thực. Việc học thông qua làm, học đi 
đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được những tri thức và 
kinh nghiệm. Bởi trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất bao hàm cả làm và 
thực hành. Học từ trải nghiệm giúp người học không những có được năng lực thực 
hiện mà còn có trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lí khác, có 
vốn sống, vốn hiểu biết rộng. Có thể thấy hoạt động trải nghiệm quyết định chất 
lượng của việc dạy học môn Toán rất cao. Tiết dạy thành công ở mức độ cao hay 
thấp, học sinh chiếm lĩnh kiến thức nhiều hay ít phải tính đến năng lực tổ chức 
các hoạt động trải nghiệm trong tiết dạy Toán của giáo viên.
 Vậy hiểu đúng thế nào là hoạt động trải nghiệm trong môn Toán và thực hiện 
các hoạt động trải nghiệm đó như thế nào để đạt hiệu quả ? là vấn đề tôi quan tâm 
và tìm hiểu. Từ ý nghĩa và thực tiễn của vấn đề trên, tôi đã nghiên cứu :
 “Định hướng - tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm trong môn toán Lớp 4” 2020-2021.
- Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong môn Toán 4 ở trường Tiểu 
học.
2. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
- Học sinh lớp 4 D- trường Tiểu học Tản Hồng - Ba Vì - Hà Nội, năm học 
2020- 2021.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận và các cơ sở khoa học.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, tổng kết kinh nghiệm.
Khi nghiên cứu tôi vận dụng hài hoà các phương pháp để biện pháp của 
mình đạt kết quả tối ưu nhất, đồng thời luôn chú trọng 4 giải pháp sau:
- Đổi mới nhận thức, trong đó chú trọng khả năng chủ động của học sinh.
- Đổi mới các hình thức dạy học.
-Tạo môi trường và đổi mới phương tiện dạy học.
- Đổi mới cách đánh giá học sinh. năng động, sáng tạo mà còn góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ 
yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù.Thông qua các hoạt động trải nghiệm 
các em được khám phá bản thân, rèn luyện bản thân, phát triển quan hệ với bạn 
bè, thầy cô và cả người thân trong gia đình. Đặc biệt ngôn ngữ toán học được 
chuẩn xác, khả năng lập luận trở nên logic, tư duy phát triển.
II. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT 
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC:
1. Mục tiêu:
 - Hoạt động trải nghiệm nói chung ở Tiểu học nhằm hình thành những 
phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực đặc thù như: năng lực thiết 
kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng , năng lực thích ứng với những biến 
động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác.
 - Hoạt động trải nghiệm trong môn Toán là các hoạt động giáo dục do 
giáo viên định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện nhằm tạo cơ hội cho học 
sinh không những nắm vững kiến thức mà còn năng động, sáng tạo, góp phần 
hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc 
thù.Thông qua các hoạt động trải nghiệm các em được khám phá bả n thân, phát 
triển quan hệ với bạn bè, người thân trong gia đình. Đặc biệt ngôn ngữ toán học 
được chuẩn xác, khả năng lập luận trở nên logic, tư duy phát triển, có vốn sống 
vốn thực tế tốt.
2. Nguyên tắc:
 - Nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm ở tiểu học theo quan điểm 
hoạt động: Nghiên cứu thiết kế hoạt động Trải nghiệm cho HS theo tiếp cận hoạt 
động học tập là vấn đề mới, phong phú, phức tạp. Qua đó góp phần nâng cao chất 
lượng đào tạo.
 - Để thiết kế được một hoạt động trải nghiệm trong dạy học Toán theo quan 
điểm hoạt động có hiệu quả GV phải nắm các vấn đề mấu chốt sau đây:
 + Căn cứ vào vị trí, vai trò, nhiệm vụ, tính chất của hoạt động trải nghiêm; 
mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp và nguyên tắc tổ chức hoạt động trải 
nghiệm.
 + Căn cứ vào bản chất hoạt động, tâm lí của học sinh.
 + Khi thiết kế hoạt động trải nghiệm phải hình thành: động cơ, mục đích, 
nhiệm vụ và phương tiện hoạt động học tập cho học sinh.
 + Mỗi hoạt động đều phải giải quyết được trọn vẹn một vấn đề nào đó do 
nhu cầu đặt ra, phải hình thành năng lực mới cho học sinh.
 3. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm:
 - Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và bài, thực hành với vật thật, liên hệ thực tế, tổ chức các cuộc thi, sử dụng trò chơi, 
xây dựng dự án...
- Nếu được trải nghiệm sáng tạo ngoài thực tế thì các em rất hào hứng.
- Học sinh cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình nhận thức: kiến thức 
Toán nhiều, trừu tượng, khô khan, có những kiến thức khó nhớ.
-Tâm thế của học sinh trong các tiết học vẫn còn khá thụ động, cũng chỉ mới dừng 
ở mức độ “chờ đón” kiến thức do GV truyền thụ.
 CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. KHẢO SÁT:
 Trước khi đưa ra và thực hiện giải pháp cụ thể. Tôi đã trực tiếp gặp gỡ, chia 
sẻ, khảo sát toàn bộ học sinh lớp tôi giảng dạy, lớp 4D năm học 2020- 2021 
Trường Tiểu học Tản Hồng- Ba Vì- Hà Nội.
 ( Đề bài khảo sát ở phần minh chứng 3)
* Kết quả thu ® ọc:
 (Tổng số học sinh được làm bài: 33 em)
 Giỏi Khá Trung bình Yếu
 SL % SL % SL % SL %
 3 9,1 8 24,3 18 54,5 4 12,1
II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM:
1. Biện pháp 1: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua các tiết học 
chính khóa (biện pháp chủ đạo thực hiện nhiều nhất trong tiết học Toán).
 Xác định rõ trải nghiệm trong giờ học Toán không chỉ là học sinh được hoạt 
động bên ngoài lớp học; các em được thực hành đo đạc, thao tác trên một đồ dùng 
học tập nào đó hay được tiến hành tính toán trên một vật, dụng cụ gì cụ thể mới 
được gọi là trải nghiệm. Mà trải nghiệm trong môn Toán có thể được tiến hành 
trên cả ba hoạt động: Trải nghiệm suy nghĩ, ý tưởng; Trải nghiệm lời nói; Trải 
nghiệm hành động. Trải nghiệm suy nghĩ, ý tưởng giúp kích hoạt trí óc, tạo 
hứng thú học tập.Các em tự tin, mạnh dạn đưa ra những cách làm, cách xử lý, 
cách giải quyết vấn đề theo tư duy của mình. Trải nghiệm lời nói giúp học sinh 
được trình bày, chia sẻ cách làm mà học sinh đã tự nghĩ và thực hiện(không bắt 
buộc phải là kết quả đúng). Từ những kết quả thực hiện các em được chia sẻ, được 
phản biện, tự nhận và tự phát hiện những thiếu sót, những cách làm hay . Như vậy 
kiến thức các em lĩnh hội được sẽ ghi nhớ rất lâu và chắc chắn. Trải nghiệm hành 
động tôi cho học sinh thực hành đo đạc, thao tác trên một đồ dùng học tập hay 
tính toán trên một vật, dụng cụ cụ thể để tìm ra kiến thức hoặc mở rộng, củng cố, 
khắc sâu,vận dụng kiến thức Toán vào thực tế. số hai phân số, so sánh hai phân số đã quy đồng mẫu số và từ đó rút ra kết luận 
cách so sánh 2 phân số có cùng tử số.
* Với cách dạy theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
 Tôi hướng dẫn các em chuẩn bị (2 băng giấy, 2 chiếc bánh, 2 đoạn dây, ...) bằng 
nhau. Cắt 1 băng giấy, 1 cái bánh hoặc 1 đoạn dây thành 3 phần bằng nhau. Cắt 1 
băng giấy, 1 cái bánh hoặc 1 đoạn dây còn lại thành 5 phần bằng nhau. So sánh 
mỗi phần đã cắt ở cùng 1 đồ dùng các em chuẩn bị. Từ đó các em dễ dàng nhận 
ra 1/3 lớn hơn 1/5 ; 4/5 lớn hơn 4/7.
 Qua thao tác trên vật thật và trình bày, HS của tôi dễ dàng nhận xét và tự 
rút ra cách so sánh hai phân số có cùng tử số. Khi hỏi lại dựa vào đâu mà em có 
thể thực hiện cách chia và có kết luận như vậy HS đã giải thích được dựa vào tính 
chất: Phân số và phép chia số tự nhiên. Các em ghi nhớ cách so sánh hoàn thiện 
các bài tập còn lại rất nhanh chóng và chính xác, tỏ ra hào hứng trong học tập.
 Cách tổ chức hoạt động trải nghiệm này có thể thực hiện trong tất cả các 
bài tính: đặt tính, tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết, tính thuận tiện,... 
cả trong các bài toán có lời văn, các bài toán tổng hợp.
1. Đối với những bài Luyện tập, thực hành:
 Đối với những bài luyện tập, thực hành Tôi thường xây dựng cho các em 
được trải nghiệm hành động là chủ yếu kết hợp với trải nghiệm suy nghĩ, ý tưởng 
và trải nghiệm qua lời nói. Học sinh được hoạt động bên trong, bên ngoài lớp học; 
các em được thực hành đo đạc, thao tác trên một đồ dùng học tập hay được tiến 
hành tính toán trên một vật, dụng cụ cụ thể. Hoạt động này giúp các em kiểm 
chứng lại kiến thức của mình đã học, đã có. Trong khi tiến hành tôi theo dõi sát, 
giúp đỡ kịp thời và chỉ cho các em thấy được những cách thực hiện hay để phát 
huy, những điểm còn thiếu sót để các em kiểm tra, ôn tập cũng như điều chỉnh 
nhận thức, hành vi khi vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
VD: Trong các tiết: Luyện tập, thực hành có các kiến thức liên quan về đơn 
vị đo khối lượng, thời gian, diện tích.
* Với cách dạy cũ:
 - Giáo viên cho học sinh làm hết các bài tập có trong sách giáo khoa.
 - Hết mỗi bài tậpgiáo viên tiểu kết những nội dung cần nhớ.
* Với cách dạy theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm:
 Trong các học này ngoài việc cho học sinh làm các bài tập trong sách giáo 
khoa hoặc Vở Luyện toán còn thời gian (hoặc cuối mỗi buổi học tôi dành thêm 
khoảng 30 phút) thay vì cho thêm bài tập giống sách giáo khoa tôi tổ chức cho 
học sinh thực hành: ước lượng, cân, đo các vật trong thực tế như: gói bột mì, hộp 
sữa, quả ổi, quả đu đủ...; chiều cao bạn trong lớp; chiều dài, chiều rộng phòng (Một số hoạt động trải nghiệm trong giờ chính khóa ở phần minh chứng 4)
2. Biện pháp 2: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh qua các hoạt động ngoài 
giờ lên lớp.
 Ngoài việc tổ chức trải nghiệm cho học sinh trong các tiết học chính khóa tôi 
tổ chức trải nghiệm cho học sinh qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp(Hoạt động 
này không phải là hoạt động ngoại khóa). Hoạt động này tôi tổ chức vào những 
tiết Hướng dẫn học hoặc tôi tham mưu, xin phép Ban Giám hiệu nhà trường, tổ 
chuyên môn một số nội dung toán ở các tiết học có nội dung liên quan tôi dạy 
theo hướng tích hợp vẫn đảm bảo nguyên tắc giữ nguyên yêu cầu về kiến thức, kĩ 
năng cần đạt, tích hợp theo chủ đề để tiết kiệm thời gian cố gắng mỗi chương học 
của môn Toán dành ra 2- 3 tiết học để có thời gian tổ chức các hoạt động( có thể 
tổ chức trong lớp hoặc ngoài lớp tùy theo nội dung).Trong những giờ học đó các 
em sẽ được vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày, tạo điều kiện 
gắn lý thuyết với thực hành, củng cố kiến thức đã học trên lớp và là dịp để các em 
cùng trải nghiệm khám phá thực tế, thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp 
phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ trong 
giai đoạn hiện nay.
 Các bước xây dựng và tổ chức như sau:
Bước 1: Thiết kế hoạt động trải nghiệm (tìm hiểu, nghiên cứu kĩ: nội dung, mục 
tiêu ,phẩm chất và năng lực cần hình thành).
Bước 2: Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức 
để tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp với thiết kế (đảm bảo an toàn, khoa học 
, phù hợp thực tế)
Bước 3: Tổ chức thực hiện( trong lớp hoặc ngoài lớp).
Bước 4: Tổng kết hoạt động, chốt kết quả .
 VD1: Sau khi học hết Chương 1- Toán 4 có có các kiến thức về số tự nhiên, các 
đơn vị đo đại lượng, đơn vị đo diện tích, đơn vị đo thời gian, tìm số Trung bình 
cộng.. .tôi xin phép dạy tích hợp kiến thức dành ra được 2-3 tiết tôi tổ chức: “ Hội 
vui học tập”.
 Trong 2-3 tiết đó tôi tổ chức trò chơi có các hoạt động: “Học vui - Vui 
học”,chia thành các nhóm tổ chức các trò chơi liên quan đến mua bán, trao đổi 
hàng hoá; cân, đong, đo, đếm, lắp ghép, gấp, xếp hình; ... đo chiều cao bạn trong 
lớp; chiều dài, chiều rộng phòng học; cạnh của viên gạch lát nền; tính số gạch lát 
nền của lớp mình đang học, tính chu vi và diện tích: quyển sách giáo khoa, bàn 
học, diện tích mặt bàn em đang ngồi học, mặt bảng, cửa sổ, cửa ra vào lớp,.. .Các 
nhóm trình bày kết quả, giáo viên bao quát chung giúp học sinh ghi nhớ khắc sâu 
các kiến thức đã học.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_dinh_huong_to_chuc_tot_cac_hoat_dong_t.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Định hướng tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm trong môn toán Lớp 4.pdf