Mô tả SKKN Dạy học phát triển năng lực trong môn toán Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả SKKN Dạy học phát triển năng lực trong môn toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả SKKN Dạy học phát triển năng lực trong môn toán Lớp 4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: . 1. Tên sáng kiến: “Dạy học phát triển năng lực trong môn toán lớp Bốn" 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giảng dạy. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người. Môn toán lớp Bốn tiếp tục kế thừa kiến thức kĩ năng lớp một, hai, ba với những kiến thức ban đầu cơ bản về số tự nhiên, phân số, các đại lượng thông dụng, các yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kĩ năng tính toán, đo lường, giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống, góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt, cách phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt và sáng tạo. Hiện nay học sinh học toán khả năng vận dụng chưa linh hoạt chỉ nắm được những kiến thức cơ bản sau đó thực hành, thậm chí làm rập khuôn theo mẫu, không có sự sáng tạo, hay quên kiến thức cũ, không nhận ra các dạng toán đã học. Kĩ năng tính toán chậm, thụ động không tự tin trong học tập,chưa có khả năng tự học. *Ưu điểm của giải pháp cũ: Khi thực hiện giải pháp cũ tôi nhận thấy: -Học sinh nắm khá vững kiến thức nhờ được giáo viên truyền thụ và ôn luyện nhiều. - Đa số học sinh biết tính toán, giải được các dạng toán điển hình. - Một số học sinh học tốt có thể vận dụng được những kiến thức học để giải những bài tập có liên quan. - Chuyển từ dạy học chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển nhân cách, năng lực, kĩ năng cho học sinh. - Các em được tự khám phá kiến thức, vận dụng thực hành nhiều hơn từ đó nắm chắc kiến thức. 3.2.3 Nội dung giải pháp: Để nâng cao hiệu quả dạy học phát triển năng lực cho học sinh tôi đã thực hiện những biện pháp sau: -Trước tiên giáo viên phải nắm được định nghĩa năng lực. Có nhiều cách định nghĩa năng lực khác nhau. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 27- 7 - 2017) năng lực là khả năng vận dụng đồng bộ các kiến thức kĩ năng, thái độ phẩm chất đã tích lũy được dể ứng xử, xử lí tình huống hay giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Những năng lực toán cần hình thành cho học sinh là: năng lực tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng các công cụ toán học, năng lực tính toán. -Tìm hiểu về khả năng đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học. Học sinh tiểu học rất nhạy cảm với những tác động bên ngoài, khả năng phân tích của học sinh còn yếu kém. Sự chú ý của học sinh thường hướng vào các hành động, các hình ảnh cụ thể hơn những câu chữ khô khan. Ở cuối lớp Bốn trí tưởng tượng của các em phát triển hơn nhưng các em còn chịu nhiều ảnh hưởng của sự hứng thú và các mẫu hình đã biết (nghĩa là các em nhớ theo sở thích và chỉ làm được khi có mẫu). Với các đặc điểm nhận thức của học sinh ta phải chọn và sử dụng phương pháp dạy học sao cho giờ học có hiệu quả, thu hút sự chú ý của học sinh, giúp học sinh hiểu được bản chất và giải được bài toán, biết vận dụng để phát triển giải các bài phức tạp hơn. - Để việc dạy học phát triển năng lực có hiệu quả giáo viên phải kết hợp các phương pháp dạy học tích cực để học sinh chủ động, sáng tạo tự tìm hiểu, tự làm việc như phương pháp động não, phương pháp giải quyết vấn đề, phương chất của con người hiện đại. Chắc chắn điều này sẽ giúp cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh đạt kết quả cao hơn, bởi những bài này có nội dung gắn với thực tế, phương pháp dạy học tích cực, học sinh làm việc nhiều sẽ tạo nên sự hứng thú trong học tập. Ví dụ tiết luyện tập chung trang 91-92 (Ôn tập kết thúc chương II). Ở tiết này tôi tổ chức trò chơi Cuộc đua kì thú. Trò chơi gồm các bước như sau: * Chuẩn bi: -Giáo viên thiết kế Powerpoint các câu hỏi luyện tập, đáp án. - Các tấm bìa ghi số kí các em - Mô hình con thuyền bằng giấy - Các ngôi sao *Thu thập dữ liệu: + Giáo viên thu thập cân nặng của từng học sinh trong lớp,yêu cầu mỗi em phải nhớ số kí của mình và không cho bạn khác biết. + Giáo viên viết số cân nặng của mỗi em vào một tấm bìa. Xếp các tấm bìa theo đúng nhóm định phân chia để học sinh tham gia trò chơi. * Tổ chức trò chơi: A. Khởi động: học sinh hát tập thể. B. Chơi trò chơi Giáo viên phổ biến luật chơi + Chia lớp thành 3 nhóm và chọn 1 em làm MC chương trình, 3 em giám sát. + Các nhóm thi đấu 3 vòng: xuất phát, tăng tốc, về đích. + Kết quả được tính bằng số ngôi sao. + Sau 3 vòng thi, đội nào được nhiều ngôi sao hơn sẽ chiến thắng + Thưởng ngôi sao cho đội chiến thắng và đội làm việc có tính tập thể, có ý thức tốt. + Các nhóm phân công đội trưởng, đặt tên cho nhóm mình. Vòng 1: Xuất phát. Ở vòng này các bài tập được thiết kế có phát triển nội dung sách giáo khoa thành các câu hỏi vận dụng mức 3, 4 phù hợp với mọi đối tượng học sinh của lớp. Học sinh phải đưa ra đáp án với thời gian nhanh nhất, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy toán học, năng lực tự giải quyết vấn đề năng lực hợp tác nhóm và rèn phản xạ nhanh khi tham gia trò chơi. Tôi nhận thấy học sinh rất tích cực hợp tác làm việc, biết phân công chia sẻ công việc của nhóm phù hợp với năng lực của từng em. Các em hoàn thành trò chơi nhanh chóng. Vòng 2: Tăng tốc + MC nêu luật chơi: Trong vòng này, mỗi nhóm cử ra 2 đại diện tham gia thi đấu. Thời gian thi đấu của mỗi nhóm là 5 phút. Có các thẻ giấy ghi số cân nặng của mỗi em. Nhiệm vụ của 2 bạn thi đấu là gắn số cân nặng cho đúng vào mỗi bạn của nhóm bạn. Sau khi gắn xong mỗi nhóm tự tính số cân nặng trung bình của các bạn trong nhóm bạn, lấy kết quả so với thực tế trung bình số kí của nhóm đó. Nếu đoán đúng chính xác số kí trung bình của nhóm bạn thì được 7 ngôi sao, nếu đoán lệch từ 5 kg trở xuống thì được 5 ngôi sao, lệch nhiều hơn 5 kg trở lên không được 2 ngôi sao. Có thể đặt câu hỏi để đoán số kí của bạn, chẳng hạn: trong nhóm bạn nào nhiều hơn 30 kí, bạn nào ít hơn 30 kí nhưng nhiều hơn 25 kí nhưng không được hỏi “ bạn bao nhiêu kí?”. + Các nhóm cử đại diện tham gia trò chơi. + Các nhóm bốc thăm thứ tự và tham gia cuộc chơi + Tổng kết kết quả vòng 2 và cả 2 vòng + Sau vòng này yêu cầu học sinh rút ra bài học về ước lượng cân nặng: bạn nào cao to hơn thì nặng cân hơn. Trung bình mỗi bạn trong lớp khoảng 30 kg. Ở vòng này học sinh được phát triển năng lực tư duy logic và năng lực giao tiếp. Vòng 3: Về đích + MC nêu luật chơi: chơi trò đưa người qua sông. Mỗi nhóm chọn một người lái đò. Mỗi lần chở, con đò không được chở quá 100kg kể cả người lái - Tổ chức thực hiện: + Nhóm 1: Trưng bày sản phẩm mô phỏng các loại bánh mứt, trái cây, mỗi sản phẩm có bảng giá phía trước; mời gọi khách hàng đến mua. Người bán hàng nhận tiền khi người mua hàng đến mua và trả lại số tiền thừa cho người mua. + Nhóm 2: Chọn những hoa, quả, bánh mứt sau cho mâm cỗ của mình vừa đẹp vừa tiết kiệm, đưa đúng số tiền cho người bán hàng. + Nhóm 3: Giám sát đánh giá, sau khin đi từng nhóm kiểm tra cacd1 bạn trao đổi mua bán có đúng hay không, bình chọn nhóm có cỗ trung thu đẹp và tiết kiệm nhất. Qua trò chơi học sinh được cùng nhau thảo luận, trao đổi đưa ra quyết định của mình đã tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học. Học sinh được ôn lại kiến thức rất nhẹ nhàng, giờ học trở nên vui vẻ thoải mái hơn. - Ngoài ra, để giúp học sinh vận dụng được các kiến thức đã học, phát hiện và giải quyết các tình huống trong cuộc sống gần gũi với các em, tôi thiết kế thêm bài tập để phát triển năng lực học sinh. Ví dụ: + Bài Thương có chữ số 0. Tôi soạn bài tập phát triển năng lực như sau: Mẹ Lan có nuôi một đàn vịt để lấy trứng. Trung bình cứ 100 con vịt thì thu được 75 quả trứng. Hôm nay Lan nhặt được 225 quả trứng. Hỏi đàn vịt nhà Lan có bao nhiêu con? + Khi ôn tập diện tích hình chữ nhật, tôi cho học sinh làm bài tập phát triển năng lực: Nhà em có một khu đất hình chữ nhật, có chu vi 392m. Ba em dự định tăng thêm 5 m ở chiều rộng của khu đất, thì diện tích tăng thêm là 735m 2. Tính diện tích khu đất đó. + Bài nhân với số có hai chữ số: Mỗi quyển vở giá 7000 đồng. Bạn Lan mua 25 quyển vở như thế và đưa trả bác bán hàng tờ 200000 đồng. Hỏi bác bán hàng trả lại Lan bao nhiêu tiền thừa? xây dựng bài, giờ học toán sinh động nhẹ nhàng hơn. Các em biết chủ động tìm đến kiến thức và càng hứng thú hơn trong quá trình học tập.Từ đó các em càng yêu thích hơn khi học môn toán. Các năng lực toán được hình thành và phát triển. Các em học tốt có khả năng vân dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán gắn với những tình huống trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra các em còn biết tự tìm hiểu những bài tập có liên quan đến các kiến thức đã học để thảo luận tìm cách giải. 3.5. Tài liệu kèm theo: Không có Mỏ Cày Bắc, ngày 5 tháng 12 năm 2019
File đính kèm:
- mo_ta_skkn_day_hoc_phat_trien_nang_luc_trong_mon_toan_lop_4.doc