SKKN Xây dựng tiết sinh hoạt Lớp 4 tích cực – thoải mái - Hứng thú – hiệu quả

docx 18 trang lop4 12/11/2023 2161
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng tiết sinh hoạt Lớp 4 tích cực – thoải mái - Hứng thú – hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng tiết sinh hoạt Lớp 4 tích cực – thoải mái - Hứng thú – hiệu quả

SKKN Xây dựng tiết sinh hoạt Lớp 4 tích cực – thoải mái - Hứng thú – hiệu quả
 I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết, trong phân phối chương trình giảng dạy ở tiểu học, 
ngoài các tiết học văn hóa như: Toán, Tiếng việt, Khoa học, Lịch sử và Địa 
lí,còn có tiết sinh hoạt lớp vào các buổi dạy cuối tuần. Tiết học này sẽ đánh giá 
mọi hoạt động của lớp trong tuần vừa qua và định hướng các hoạt động của lớp 
trong tuần tiếp theo. Thông qua tiết sinh hoạt lớp sẽ phát triển được các năng lực 
và phẩm chất, rèn các kỹ năng cho các em như: năng lực giao tiếp, hợp tác, tính 
tự giác, tinh thần giúp đỡ, kĩ năng tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khả năng 
nhìn nhận lại sự tiến bộ của bản thân và bạn để từ đó có ý thức phấn đấu vươn 
lên, bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương, sự gắn bó, chia sẻ cảm thông 
với bạn bè, sẵn sàng tham gia công việc chung của trường lớp. Từng tiết sinh hoạt 
lớp sẽ mang lại cho các em những bài học quý báu giúp các em vững tin hơn trong 
cuộc sống. Tuy nhiên, do nhiều lí do khác nhau xưa nay trong nhà trường thường 
chú trọng hơn đến các giờ dạy văn hóa mà chưa quan tâm nhiều đến việc quản lí, 
tổ chức, dạy và học tiết sinh hoạt lớp. Tiết sinh hoạt lớp thường không được giáo 
viên coi trọng, hay tổ chức qua loa, chưa thực sự hiệu quả. Học sinh chưa được 
nói lên suy nghĩ của bản thân, chưa được tôn trọng, chưa có sự công bằng giữa 
các học sinh. Giáo viên thường là người nói nhiều, tự đưa ra phán xét và cách giải 
quyết mà chưa thật sự thông qua ý kiến của học sinh. Hầu như các em học sinh 
chưa nhận thức được tầm quan trọng của giờ học này, do đó có thái độ học tập 
chưa thật sự tích cực, không hứng thú. 
 Ngoài việc hướng dẫn người học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách hứng thú 
và khoa học theo hệ thống thì công tác chủ nhiệm lớp còn có vai trò vô cùng quan 
trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục, góp phần vô 
cùng quan trọng vào sự thành công trong việc giáo dục toàn diện cho người học 
sinh.
 Không có lớp học nào giống lớp học nào, có lớp có nhiều học sinh ngoan 
nhưng lại có lớp nhiều học sinh cá biệt, ở đó mỗi em sẽ có một hoàn cảnh khác 3
 Phương pháp đàm thoại.
 Phương pháp phân tích.
 Phương pháp tổng hợp.
 Phương pháp nêu gương.
 II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
 Hoạt động dạy và hoạt động học là hai mặt chủ yếu của quá trình dạy học, 
chúng gắn bó, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau không thể tách rời trong toàn bộ quá 
trình phát triển của người học sinh. Để hoạt động dạy được diễn ra suôn sẻ, tốt 
ngoài việc người giáo viên phải có kiến thức, sự hiểu biết rộng còn cần cả sự tâm 
huyết, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Bên cạnh đó rất cần sự hợp tác, phối hợp chặt 
chẽ của các em học sinh. Một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi thì bên cạnh việc 
truyền thụ tốt kiến thức cho học sinh thì cần phải xây dựng một tập thể lớp tự 
quản, đoàn kết, trách nhiệm, ý thức tự giác cao. Để làm tốt điều này cần xây dựng 
tiết sinh hoạt lớp tích cực, thoải mái mà lại hiệu quả. Trong công tác chủ nhiệm 
lớp, tiết sinh hoạt lớp chiếm vai trò cực kì quan trọng. Làm tốt tiết sinh hoạt lớp 
sẽ tác động đến các tiết học khác trong cả tuần học và là nền tảng, cơ sở để đánh 
giá sự tiến bộ của từng cá nhân, của cả tập thể lớp học trong suốt cả một năm học.
 Tiết sinh hoạt lớp là tiết học thường được xếp cuối cùng của tuần học, là một 
hình thức của hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ở đó người giáo viên và cả lớp sẽ cùng 
thực hiện việc tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân 
và tập thể sau một tuần học. Đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học 
tiếp theo nhằm mục đích hoàn thành tốt các kế hoạch đã đề ra đầu năm của lớp 
cũng như của trường.
 Nếu người giáo viên biết cách tổ chức tiết sinh hoạt lớp hiệu quả sẽ mang lại 
rất nhiều lợi ích cho cả giáo viên lẫn học sinh. Thông qua tiết sinh hoạt lớp, học 
sinh phát hiện điểm mạnh của mình, tích cực phát huy điểm mạnh và sửa chữa 5
 + 20/36 học sinh được phỏng vấn trả lời em không thích tiết sinh hoạt lớp vì 
hay bị cô giáo la mắng, phạt. Cảm thấy nhàm chán vì tiết sinh hoạt lớp thường 
xuyên lặp đi lặp lại.
 Nói tóm lại, học sinh chưa có sự hứng thú đối với tiết sinh hoạt lớp. Trước 
thực trạng đó, tôi đã mạnh dạn đề ra các biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho 
học sinh.
 Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát và thu được bảng thống 
kê như sau:
 Đầu năm Tổng số Dân tộc Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh 
 học cá biệt chưa chưa tập chưa hứng 
 mạnh dạn trung thú
2019 - 2020 36 5 4 19 18 21
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.
 Để có một tiết sinh hoạt lớp mà học sinh cảm thấy hứng thú, hiệu quả đòi hỏi 
người giáo viên phải có hình thức tổ chức hợp lí, các bộ phận liên quan như tổ 
trưởng, lớp trưởng phải có sự chuẩn bị kĩ càng và khoa học.
 Trong quá trình tổ chức tôi luôn hướng học sinh nêu cao tinh thần tự phê, 
các em sẽ tự đưa ra những mặt ưu và khuyết điểm của bản thân từ đó tự nhận ra 
những mặt nào cần khắc phục, những mặt nào cần phát huy. Từ đó học sinh biết 
cách sửa chữa, khắc phục, từng bước hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực 
cho học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục. Cố gắng nhất để các hoạt động của tiết 
sinh hoạt lớp có hiệu quả cao, tích hợp được nhiều nội dung giáo dục, học sinh 
được chủ động phát huy năng lực của bản thân. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp. 7
 Tôi phát cho mỗi người một cuốn sổ ghi chép cụ thể và quán triệt các em 
viết vào 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi hoặc cuối giờ học, tránh tình trạng trong giờ 
học các em vừa học, vừa viết sẽ ảnh hưởng đến kết quả học.
 Để các em dễ dàng theo dõi, tôi phát sổ kẻ sẵn cho các em như sau:
 Tuần Tên học sinh Nội dung sự việc Khen Nhắc 
 Thứ. ngày nhở
 Từng tổ trưởng sẽ lần lượt lên báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần vừa 
qua, đồng thời kết quả này sẽ được viết lên bảng lớp để cả lớp cùng theo dõi. Khi 
đọc, bạn tổ trưởng cần đọc với giọng to, rõ ràng. Để tránh mất thời gian, danh 
sách tên các tổ sẽ được viết sẵn vào bảng phụ sau đó dán lên bảng và xếp loại. 
Sau khi các tổ trưởng nhận xét xong sẽ mời 3 bạn lớp phó nhận xét về từng mảng 
mà các em phụ trách.
 Ví dụ: Thứ sáu ngày 5 tháng 12 năm 2019 9
 Đối với các cá nhân trong lớp: các em có quyền nêu lên ý kiến của bản thân 
nếu cảm thấy chưa đồng ý với cách xếp loại của các tổ trưởng hoặc muốn đưa ra 
những ý kiến giúp tập thể lớp tiến bộ hơn..v.v
 Cuối cùng giáo viên sẽ đưa ra nhận xét chung dựa trên nhận xét của các tổ 
trưởng, lớp trưởng và các lớp phó, cũng như của giáo viên qua các tiết dạy. Ở đây 
nếu cảm thấy học sinh nào chưa phù hợp giáo viên có thể đánh giá lại cho hợp lí. 
Tuyên dương những bạn có thành tích tốt.
 Về cách xếp loại: ngay từ đầu năm học tôi đưa ra quy định về xếp loại của 
học sinh:
 + Đầu tuần sẽ phát cho mỗi tổ 20 điểm, quy định cứ vi phạm 1 lỗi trừ 1 điểm, 
đến cuối tuần nếu tổ nào còn nhiều điểm nhất sẽ đứng nhất, được nhận thẻ đỏ. Tổ 
đứng thứ 2 sẽ nhận thẻ xanh. Tổ thứ 3 không nhận thẻ.
 + Những bạn có nhiều thành tích trong tuần sẽ được tuyên dương trước lớp, 
làm gương cho các bạn khác noi theo. Giáo viên có thể chuẩn bị một số món quà 
nho nhỏ như cây viết, cục tẩy, thước hoặc đơn giản chỉ là một tràng vỗ tay của cả 
lớplàm phần thưởng nhằm động viên, khích lệ các em tiếp tục cố gắng, cũng là 
động lực để các bạn chưa tốt phấn đấu.
 + Đối với những bạn chưa thật sự tốt, còn vi phạm trong tuần tôi để các em 
tự nói về các vi phạm của mình: các em sẽ nêu nguyên nhân mình vi phạm và tự 
đưa ra biện pháp khắc phục trong tuần tới, nếu không khắc phục được sẽ tự đưa 
ra hình phạt, làm như vậy tôi đã khiến cho các em tự ý thức về việc mình làm và 
có trách nhiệm với nó.
 b. Kế hoạch tuần tới.
 Giáo viên triển khai kế hoạch hoạt động của tuần tới, nội dung này người 
giáo viên cần chuẩn bị thật chu đáo, có thể chiếu lên bảng hoặc viết sẵn ra bảng 
phụ. Ở các kế hoạch cần cụ thể, chi tiết rõ ràng để học sinh dễ hiểu. Phân nhiệm 
vụ cụ thể cho từng nhóm, từng cá nhân học sinh. Do phòng học lớp tôi có 2 bảng 
con nên tôi sẽ viết kế hoạch vào bảng dưới lớp để học sinh cả lớp tiện theo dõi. 11
 - Vệ sinh cá nhân, lớp học và khu 
 vực được phân công sạch sẽ. Cả lớp
 - Học và làm bài đầy đủ trước khi 
 đến lớp. Cả lớp
 - Hăng hái phát biểu xây dựng bài. Cả lớp
 - Tiếp tục duy trì và phát triển phong 
 trào thi đua. 
 - Thực hiện phong trào “đôi bạn 
 cùng tiến” giúp đỡ các bạn khó 
 khăn trong học tập.
 - Đăng kí đôi bạn cùng tiến trong Tuấn Anh – Huy, Kiên – Y 
 tuần: Tuấn Anh – Huy, Kiên – Y Phin, Nguyên – Khanh, 
 Phin, Nguyên – Khanh, Quỳnh – Quỳnh – Ly, Lâm – Chiến.
 Ly, Lâm – Chiến.
 - Tiếp tục thực hiện phong trào “ giữ Cả lớp
 vở sạch – Rèn chữ đẹp”. Lớp phó học tập.
 - Kiểm tra vở bài tập 15 phút đầu 
 giờ.
 Lịch phân công trực nhật tuần 12.
Tổ 1- Tổ trưởng: Nguyễn Duy Khôi Nguyên
 Thứ . ngày Tên học sinh trực nhật Ghi chú
 Thứ hai, ngày 8.12 Kiên – Y Phin
 Thứ ba, ngày 9.12 Nguyên – Khanh
 Thứ tư, ngày 10.12 Khoa – Thảo Ly
 Thứ năm, ngày 11.12 Thanh – H. Ánh
 Thứ sáu, ngày 12.12 Lan - Hưng
 c. Sinh hoạt theo chủ điểm.
 Sinh hoạt theo chủ điểm là việc cần thiết trong tiết sinh hoạt lớp, vì hoạt 
động này sẽ tạo được không khí vui vẻ cho cả lớp, giảm căng thẳng sau những 13
viên chỉ đóng vai trò là một thư kí tổng hợp mọi vấn đề và đưa ra quyết định cuối 
cùng ở cuối tiết một cách hợp lí nhất.
 2. Để giờ sinh hoạt lớp trở thành buổi biểu diễn văn nghệ.
 Trong mỗi tiết học tôi đều cố gắng khuyến khích hoặc khơi gợi để các em 
thể hiện các tài năng của bản thân, nhằm giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. 
 Hoặc mỗi tuần sẽ giao cho một tổ tổ chức một trò chơi cho lớp và tự điều 
khiển hoạt động. Việc này giúp học sinh phát triển kỹ năng sáng tạo cũng như kỹ 
năng lãnh đạo, không khí của giờ sinh hoạt lớp sẽ trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ mà 
học sinh nào cũng thích và muốn nó được kéo dài thêm.
 Bằng việc đa dạng hóa các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, học sinh vừa được 
tham gia những hoạt động mình yêu thích, vừa được làm việc nhóm trong một 
bầu không khí rất dễ chịu mà không hề có rào cản giữa giáo viên và học sinh. Các 
hoạt động này giúp lớp học thoải mái hơn, đoàn kết hơn và khiến cho học sinh 
yêu lớp học của mình hơn. Một khi học sinh cảm thấy yêu thích lớp học của mình, 
chúng sẽ muốn được tới trường, muốn được học, muốn được đóng góp thành tích 15
 Những học sinh thường xuyên mắc lỗi hay có tâm lí mặc cảm, các em bị nhắc 
nhở liên tục trước lớp lâu ngày sẽ tỏ thái độ bất cần trở nên khó dạy, không muốn 
đi học. Do đó, người giáo viên chủ nhiệm nên dành thời gian gặp riêng các em để 
trao đổi và động viên, tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em hay vi phạm từ đó đưa 
ra giải pháp giúp các em khắc phục. Khi các em cảm nhận được tình cảm, sự yêu 
thương của giáo viên dành cho mình thì chắc chắn các em sẽ ngoan hơn và có 
trách nhiệm hơn.
 c. Mối quan hệ giữa các biện pháp.
 Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Nếu tâm lí 
thoải mái các em sẽ rất hào hứng tham gia giờ sinh hoạt lớp, từ đó tự do thể hiện 
niềm đam mê hoặc sở trường của bản thân qua các tiết mục văn nghệ. Tuy nhiên 
người giáo viên cũng cần nhớ rằng không có phương pháp giáo dục nào là tối ưu 
vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên trong quá trình tổ chức tiết sinh hoạt lớp phải sử dụng 
kết hợp, linh hoạt, sáng tạo giữa các biện pháp. Điều quan trọng giáo viên phải 
hiểu được đối tượng học sinh của mình, biết được các em đang gặp vấn đề gì, ở 
đâu, nắm được tâm sinh lí lứa tuổi của các em từ đó mới lựa chọn biện pháp phù 
hợp.
 Học sinh lớp 4 hầu như các em đều đã biết suy nghĩ, có nhiều em sống rất 
tình cảm, biết quan tâm đến người khác, nếu có những em cá biệt, chưa ngoan thì 
chẳng qua là các em chưa thấy được tình cảm chân thành của thầy cô, do vậy giáo 
viên chủ nhiệm cần phải thật tình cảm và kiên nhẫn với các em. Nói tóm lại, trong 
quá trình tổ chức tiết sinh hoạt lớp đòi hỏi người giáo viên phải có sự linh hoạt, 
linh động đối với từng đối tượng học sinh đúng như câu nói của dân gian “ Người 
thầy cũng là một người nghệ sĩ”
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 Qua khảo nghiệm, tôi thấy rằng tiết sinh hoạt lớp áp dụng theo đề tài này 
đạt hiệu quả tốt, có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp ở tiểu học.
 Sau những năm làm công tác chủ nhiệm, sau mỗi giờ sinh hoạt lớp tôi lại 
tích lũy được những kinh nghiệm nho nhỏ. Nhờ làm tốt tiết sinh hoạt lớp cuối 
tuần nên học sinh lớp tôi chủ nhiệm năm học 2019 - 2020 ngày càng tiến bộ, dành 

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_tiet_sinh_hoat_lop_4_tich_cuc_thoai_mai_hung_t.docx