Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở Lớp 4

docx 22 trang lop4 02/02/2024 1700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở Lớp 4
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VIỆT YÊN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG NINH
 SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC
 Tác giả: NGUYỄN THỊ LƯƠNG
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoàng Ninh Lĩnh vực 
 nghiên cứu: Giáo dục
 Việt Yên, tháng 5 năm 2022 THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1. Tên báo cáo biện pháp: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc
2. Tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Lương, Nam (nữ): Nữ
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Chức vụ, đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoàng Ninh
- Lớp chủ nhiệm: Lớp 4G
- Điện thoại: 0376 995 199
- Email: Ntluong.c1hnvy@bacgiang.edu.vn II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Giúp học sinh có được môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc từ đó góp phần 
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh.
 Nắm được một số biện pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc ở lớp chủ 
nhiệm, cụ thể ở lớp 4.
 Làm tài liệu cho bản thân và đồng nghiệp về việc xây dựng lớp học hạnh 
phúc ở lớp chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN
 1. Đối tượng
 Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc.
 2. Phạm vi
 Học sinh lớp 4G (tổng số 37 học sinh), trường Tiểu học Hoàng Ninh - Nếnh 
- Việt Yên - Bắc Giang.
 Năm học 2021 - 2022.
 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến công tác chủ nhiệm; lớp 
học hạnh phúc.
 Làm sáng tỏ thực trạng công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là thực trạng xây 
dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 4G - trường Tiểu học Hoàng Ninh.
 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc 
ngày càng tốt hơn.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để thực hiện, tôi đã sử các nhóm phương pháp sau:
 - Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu về khái 
niệm hạnh phúc.. .có liên quan đến đề tài.
 - Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm công 
tác chủ nhiệm và giảng dạy suốt gần một năm học qua.
 - Phương pháp điều tra xã hội học.
 - Phương pháp sử dụng toán thống kê
 - Phương pháp so sánh.
 VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA SÁNG KIẾN
 Đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc, góp phần nâng 
cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong 
trường Tiểu học Hoàng Ninh cũng như giáo viên các trường khác tham khảo, vận 
dụng.
 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU + Được sống và học tập trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục có 
đầy đủ điều kiện về vật chất và tinh thần.
 + Được chia sẻ và có cơ hội thể hiện mình.
 2.2. Lớp học hạnh phúc
 Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và 
trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ 
và cả những rung cảm. Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an 
toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thoả 
mãn. Lớp học hạnh phúc là khởi đầu cho việc xây dựng một trường học hạnh 
phúc. Đó là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học 
tập - vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời 
xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu 
hóa công tác quản lý nhà trường.
 2.3. Ưu điểm:
 Từ xưa chúng ta vẫn có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là việc đầu 
tiên các em phải học đạo đức, lễ nghĩa trước sau đó mới đến học kiến thức. Thầy 
cô luôn cố gắng rèn cho học sinh lễ phép, chăm ngoan, học giỏi và hướng tới cho 
các em những điều tốt đẹp nhất nhưng đến năm 2018 khi Bộ Giáo dục phát động 
xây dựng lớp học hạnh phúc và trường học hạnh phúc đã xây dựng một môi trường 
gồm học sinh, thầy cô và phụ huynh gần gũi, an tâm, yêu thương nhau hơn, học 
sinh tích cực, tư duy và sáng tạo. Các em phát huy hết khả năng, năng khiếu của 
bản thân.
 Phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc đang được 
nhân rộng ở các trường và các tỉnh thành khác nhau, phát triển rất mạnh mẽ được 
nhiều trường học, thầy cô và các em hưởng ứng rất nhiệt tình. Hàng năm nhà 
trường còn tổ chức các ngày hội: Ngày hội đọc sách, Hội chợ quê ....
 Hiện nay, hầu hết các nhà trường triển khai sâu rộng, có hiệu quả, xây dựng 
được “lớp học hạnh phúc” theo tiêu chí của ngành đề ra; học sinh vui vẻ, tích cực, 
tư duy, sáng tạo chủ động trong mọi hoạt động.
 2.4. Hạn chế
 Bên cạnh đó, vẫn có một số trường:
 + Đôi khi, sự bảo thủ cố chấp của người lớn nói chung của giáo viên nói 
riêng “Thầy luôn đúng, trò không được sai". Người lớn, giáo viên chưa thực sự 
lắng nghe con trẻ nói, chưa xem mình là bạn của trẻ để tâm sự chia sẻ cùng các 
em; đối xử với trẻ không công bằng.Có những giáo viên hay đổ lỗi, quy trách 
nhiệm cho phụ huynh, chưa thực sự gần gũi phụ huynh, tư vấn cho phụ huynh 
cách giáo dục trẻ.
 + Một số học sinh : nói tục, chửi bậy, đánh nhau, chưa chăm học, chăm 
làm, tham gia các hoạt động còn hời hợt, không thích đến trường, thờ ơ với mọi 
người xung quanh, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, kĩ năng sống còn hạn chế,... + Giáo viên chưa giám linh hoạt thay đổi, còn nặng về kiến thức, thành tích.
 + Bản thân giáo viên kì vọng vào học sinh quá nhiều.
 + Giáo viên còn chưa lắng nghe ý kiến, chưa thấu hiểu, gần gũi các em.
 + Giáo viên chưa quan tâm đến gia đình, chưa phối hợp được với phụ huynh.
 + Giáo viên giao tiếp với học sinh còn cứng nhắc, kỉ luật, áp đặt
 - Thứ hai từ phía học sinh
 + Một số em học sinh còn lười, chưa tự giác làm bài cũng như tham gia vào 
các hoạt động như: Hoàn, Thanh Tùng
 + Các em còn nhút nhát, thiếu tự tin, sợ hãi khi đến lớp các bạn chê cười do 
nắm kiến thức còn chưa chắc nên thường xuyên không làm được bài tập, dẫn đến 
bỏ bài, làm chậm như: Minh, lan Anh, Nguyên, Cường, An
 + Các em học khá nhưng chưa tích cực xung phong phát biểu do sợ sai, sợ 
cô mắng, còn trầm.
 + Các em còn chưa đoàn kết, chưa biết giúp đỡ nhau.
 - Thứ ba từ phía phụ huynh
 + Phụ huynh chiều con, không quan tâm đến việc học, cô giáo không liên lạc 
được với phụ huynh, phụ huynh không quan tâm tin nhắn cô giáo gửi riêng, 
thường xuyên cho con điện thoại chơi game như em : Thanh Tùng, Hoàn
 + Phụ huynh chủ yếu làm công nhân, kinh doanh rất bận nên không có thời 
gian để ý con. Phụ huynh thường nói với giáo viên: “ Tất cả nhờ cậy vào cô giáo”
 Đó là những nguyên nhân khiến tôi rất áp lực và đau đáu một câu hỏi lớn là 
làm thế nào để các em học tốt, phát huy hết khả năng của mình, hoà đồng, vui vẻ, 
tự tin, không còn sợ khi đến lớp? Chính vì đó tôi đã xây dựng lớp học hạnh phúc 
từ chính lớp mình...
 Tôi mạnh dạn đưa ra “ một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc” để 
cùng chia sẻ với các đồng nghiệp và mong được nhiều đóng góp để hoàn thiện 
hơn.
 III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 Sau đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong lớp 4G, khối 4 của trường 
Tiểu học Hoàng Ninh - Việt Yên - Bắc Giang.
 1. Biện pháp 1: Cho hs làm phiếu khảo sát ý kiến của hs về giáo viên.
 Khi được phân công chủ nhiệm lớp khoảng 1 -2 tháng tôi hay cho học sinh 
lớp tôi làm bài khảo sát về giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì tôi đã được nghe câu nói 
của tiến sĩ Nguyễn Thị Thu chuyên gia tâm lí mà tôi rất là tâm đắc : “ bạn hãy xỏ 
chân vào chiếc giầy xem chiếc giầy ấy như thế nào, dù cũ kĩ hay xấu xí nhưng 
bạn sẽ biết được bên trong chiếc giầy ấy”. Nên tối muốn tìm hiểu xem các em 
mong muốn cô thay đổi như thế nào?. Bản khảo sát đó như sau:
 PHIẾU KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH VỀ GIÁO VIÊN Ảnh: Cô và trò Anh: Học sinh tặng cô ngày 20/11
 + Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo một bầu không khí thân 
thiện, vui vẻ trong giờ học. Đúng như ông cha ta đã nói “ Một nụ cười bằng mười 
thang thuốc bổ”, lợi ích của nụ cười đã được khoa học chứng minh. Việc này 
tưởng đơn giản nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được vì giáo viên chưa 
biết cách quản lý cảm xúc của mình, không có tính hài hước nhưng chúng ta sẽ 
làm được nếu ta có tâm với nghề, yêu thương học sinh như những đứa con của 
mình.
 Ví dụ: Tôi chào đón học sinh của mình từ cổng trường với nụ cười thật tươi 
và cái bắt tay, cái ôm thật thân thiện, làm cho các con cảm thấy được chào đón, 
được thấy mình là một phần của lớp, của trường
 + Lồng ghép sự hài hước vào trong lớp học bằng lời nói, biểu cảm, hành 
động của giáo viên.Ví dụ: Mỗi khi các em trả lời sai tôi thường nói vui “ tết ăn 
bánh trưng lại quên hết kiến thức rồi” thế là cả lớp cười khúc khích, các em cũng 
không thấy áp lực, sợ khi trả lời sai mà còn nhớ hơn những lời cô giáo nói.
 + Giáo viên hướng dẫn nhẹ nhàng khi học sinh làm sai, giữ bình tĩnh khi 
học sinh mắc lỗi, không phê bình nặng lời, gay gắt trước mặt người khác; Khích 
lệ, khen thưởng các em nhiều hơn. Giáo viên nhận xét, góp ý một các khéo léo về 
những điều các con làm sai hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai. Mỗi lời nói, 
hành động của thầy cô sẽ là nguồn lực để các em thay đổi theo hướng tích cực. 
Tôi thường xuyên dùng công thức “khen” trước “chê” sau, nghĩa là, dù tệ đến đâu 
cũng cố gắng tìm ra vài điểm tích cực để khen.
 Ví dụ: Trong tiết toán nếu các em làm sai kết quả nhưng trình bày rõ ràng. 
Tôi sẽ khen em trước là em đã trình bày sạch đẹp, khoa học các bạn khác cần học 
tập, cô rất thích nét chữ của em nhưng em cần chú ý thực hiện tính cẩn thận hơn, 
lần sau rút kinh nghiệm nhé.
 + Học cách kìm chế cảm xúc, khi giáo viên vui thi học trò vui, khi học trò Ví dụ 1: Trò chơi rung chuông vàng, hái hoa dân chủ
Ví dụ 2 : Trò chơi soi gương: 1 bạn hs làm hành động bất kì, các bạn khác sẽ làm 
lại tương tự.
Ví dụ 3: Trò chơi muỗi đốt: quản trò hô “ muỗi đốt vào tay” bạn bên cạnh dùng 
tay đốt vào tay.
 + Gv gắn liền bài giảng vào thực tế để bài học gần gũi với học sinh.
Vd: Khi dạy bài tả cây cối
 Tôi cho các em được ra ngoài sân quan sát cây cối ngoài sân trường, các 
em chọn cây mà mình thích để quan sát và tả. Các em đang học trong lớp được 
thay đổi môi trường học, tôi thấy các em rất thoải mái, được xem thực tế rất hào 
hứng, thích thú, chăm chỉ quan sát, hình ảnh lưu trí nhớ các em lâu hơn.
 + Trong quá trình dạy học tôi luôn lấy hs làm trung tâm
 Vd: Khi dạy bài tập đọc, tôi luôn cho hs tự đặt câu hỏi để chia sẻ bài với 
bạn. Từ đó hình thành kĩ năng đặt câu hỏi hay và chủ động tìm hiểu bài.
 3.2. Lồng ghép thêm kĩ năng sống vào tiết học
 - Trong giáo dục ngoài truyền thụ kiến thức thì cái đích quan trọng đạt được 
là hình thành nên con người có giá trị, có ích cho cuộc sống. Chính vì vậy tôi luôn 
cố gắng lồng ghép bài học về kĩ năng sống cho các em trong giờ học.
 Ví dụ 1: sinh hoạt lớp có thể lồng ghép kĩ năng đặt mục tiêu cho mình.
 Em hãy viết cho cô 3 mục tiêu cụ thể. Em cần làm gì để đạt được những 
mục tiêu đó? Qua bài học đó các em tự đặt mục tiêu cho mình trong cuộc sống và 
các em cần thực hiện như thế nào để đạt được mục tiêu.
 Ví dụ 2: Lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ đề an toàn giao thông, cách cư 
sử văn minh khi tham gia giao thông. Cho hs xem video cách cư sử lịch sự trong 
giao thông và rút ra bài học cho chính mình. Từ bài học đó hình thành cho các em 
ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông đúng, lịch sự, an toàn. luật tích cực; bao dung với học trò; duy trì bầu không khí học tập, lao động ấm áp 
và thân thiện; mọi thành viên trong lớp học được yêu thương, được tôn trọng, 
được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn. Học sinh được quan tâm, 
được bày tỏ và được đáp ứng mong muốn, nguyện vọng về vui chơi, về học tập.
 5. Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh
 Để tạo ra một lớp học hạnh phúc thì giáo viên và phụ huynh có mối quan 
hệ gần gũi, chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu để cùng hướng các em đến điều tốt đẹp 
nhất
 + Giáo viên thường xuyên thăm gia đình các em để chia sẻ tình hình học 
tập, và đặc biệt sự quan tâm tới gia đình khó khăn nhất trong lớp để cùng chia sẻ 
sự khó khăn, động viên tinh thần để em đến lớp tự tin, hoà đồng, hạnh phúc nhất.
 Ví dụ: Lớp tôi có em Phùng Lục Tiến Thành, em bị khuyết tật sức khỏe từ 
nhỏ, em không có khả năng tự đi vệ sinh, lớp 4 mà em vẫn phải đóng bỉm do vậy 
mà em luôn mặc cảm, mất tự tin với các bạn. Qua buổi thăm gia đình tôi được 
phụ huynh chia sẻ nên từ đó tôi quan tâm tới em hơn, thường xuyên quan tâm, 
động viên. Từ đó tôi thấy em tự tin hơn, ngày 20/11 em đã mạnh dạn cầm tặng cô 
bông hoa ý nghĩa, tôi rất xúc động.
 + Tổ chức buổi trải nghiệm có sự góp mặt của cả phụ huynh với học sinh.
 VD: Trải nghiệm ngày hội đọc sách, có sự kết hợp giữa phụ huynh và học 
sinh cùng đọc. Như vậy có sự gắn kết giữa thầy cô và phụ huynh, phụ huynh và 
học sinh.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở Lớp 4.pdf