Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 4

doc 11 trang lop4 20/10/2023 3191
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 4
 SKKN"Một số biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức học sinh lớp 4"
 MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
1 A.Tên đề tài: 1
2 B. Mở đầu:...... 1
 I. Lí do chọn đề tài:........................................................................... 1
 II. Mục đích nghiên cứu:.. 1
 III. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................... 1
 IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:.................................................. 2
 V. Phương pháp nghiên cứu:... 2
 VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:. 2
3 C. Nội dung:... 2
 I. Cơ sở lí luận và thực tiễn:. 2
 1. Cơ sở lý luận:. 2-3
 2. Cơ sở thực tiễn:. 3
 II. Thực trạng 3-4
 III. Nguyên nhân:.. 4
 IV. Biện pháp:... 4
 1. Giáo viên là tấm gương sáng mẫu mực cho học sinh noi theo:. 4-5
 2. Xây dựng lớp thành một tập thể có ý thức tự quản:.... 5
 3. Phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo 
 viên bộ môn và phụ huynh học sinh để cùng giáo dục các em:.... 5-7
 4. Thông qua các hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường để 
 quản lý và giáo dục học sinh:... 7-8
 V. Kết quả... 8
4 D. Kết luận và kiến nghị:.......... 8
 I. Bài học kinh nghiệm . 8
 II. Kiến nghị. 9
 Tài liệu tham khảo 10
 GV: Hồ Thị Huyền -Trường Tiểu học Hướng Phùng 1 SKKN"Một số biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức học sinh lớp 4"
 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM: Học sinh lớp 4 trường 
Tiểu học Hướng Phùng -Hướng Hóa -Tỉnh Quảng Trị. 
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
2. Phương pháp quan sát: 
3. Phương pháp điều tra: 
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 
5. Phương pháp thử nghiệm: 
 VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
 1. Phạm vi nghiên cứu: 
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào: 
- Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu 
học, nơi nhà trường đang hoạt động.
- Tìm ra thực trạng học sinh dân tộc thiểu số trong công tác giáo dục đạo đức cho 
học sinh tiểu học.
- Đưa ra các giải pháp để đảm bảo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
cuối năm đối với các lớp học sinh dân tộc.
 2. Kế hoạch nghiên cứu: 
- Thời gian nghiên cứu: Trong thời gian 8 tháng . Bắt đầu từ tháng 9 năm 2016 
cho tới tháng 4 năm 2017.
- Kế hoạch nghiên cứu:
 + Tháng 9 và tháng 10 năm 2016: Thu thập số liệu.
+ Tháng 11 và tháng 12 năm 2016: Hình thành đề cương.
+ Tháng 1 năm 2017: Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh thông qua phiếu kháo 
sát.
+ Tháng 2,3 năm 2017: Viết Sáng kiến kinh nghiệm
+ Tháng 4 năm 2017: Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.
 C. NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 1 .Cơ sở lí luận:
 Nhân cách học sinh ngày càng xuống cấp, sự phát triển thông tin khoa học 
ngày càng mạnh mẽ. Chính vì vậy đối với tôi trong giáo dục học sinh tiểu học 
ngày nay cần phải nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của người giáo viên. 
 Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người thực hiện phần lớn công việc dạy người cho 
học sinh. Giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý, tổ chức các 
hoạt động của học sinh ở lớp mình phụ trách, là người chịu trách nhiệm chủ yếu 
trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh và cũng là người trực tiếp đánh giá , xếp 
loại hạnh kiểm của các em. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường và gia 
đình, giữa học sinh với nhà trường, giữa giáo viên bộ môn với nhau. 
 GV: Hồ Thị Huyền -Trường Tiểu học Hướng Phùng 3 SKKN"Một số biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức học sinh lớp 4"
nét. Thích hoạt động và thích làm việc gì đó phù hợp với mình nên có thể sớm hình 
thành ở các em thói quen đối với lao động.
 1.2. Nhu cầu nhận thức.
 Khi trở thành một học sinh Tiểu học thì nhu cầu nhận thức của trẻ phát triển 
và thể hiện rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu 
biết mọi thứ có liên quan.Nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học là nhu cầu tinh 
thần. Nó có ý nghĩa đăc biệt đối với sự phát triển của các em.
 1.3. Tình cảm.
 Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm cảm xúc của 
mình.Tính dễ xúc cảm được thể hiện trước hết qua quá trình nhận thức: Quá trình 
tri giác, tưởng tượng, tư duy. Hoạt động trí tuệ của các em đượm màu sắc xúc cảm, 
tư duy của các em cũng đượm màu sắc xúc cảm. Dễ xúc cảm đồng thời học sinh 
tiểu học cũng hay xúc động. Chưa biết kìm chế tình cảm của mình, chưa biết kiểm 
tra sự biểu hiện tình cảm ra bên ngoài, các em bộc lộ tình cảm của mình một cách 
hồn nhiên, chân thật nhiều khi vụng về thiếu tinh tế.Tình cảm của học sinh tiểu học 
còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc.
 2. Do nhận thức của cha mẹ học sinh:
 Do nhận thức của cha mẹ học sinh còn thấp họ chưa nhận thấy được ích lợi lâu 
dài của việc học tập của con em mình.Đa số các bậc phụ huynh chưa nắm rõ 
"Quyền trẻ em" họ cho rằng học chẳng ra được đồng tiền nào cả. Mà họ chỉ nhìn 
thấy cái trước mắt là mót cà, bẻ đót chổi ,làm cỏ thuê mới có tiền. Chính vì 
vậycó một số gia đình họ để con em mình tự do ở nhà để đi làm. Nhất là các em ở 
các lớp lớn và ở đây là lớp 4C
 3. Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi:
 Do các em học sinh tiểu học còn nhỏ, đang tuổi ăn tuổi chơi các em chưa ý thức 
được mục đích học của mình để làm gì, các em dễ bị bạn bè lôi kéo, hơn nữa gia 
đình các em ít quan tâm nhắc nhở nên thỉnh thoảng cũng vắng học đi chơi .
 Các em học sinh yếu thường hay nhút nhát, không tự tin ngại đến lớp khi 
thấy mình thua các bạn .
 4. Do giáo viên:
 Do giáo viên: giáo viên chưa nhẹ nhàng, mềm dẻo với học sinh, chưa hiểu 
biết về tập quán thói quen của người đồng bào.
 Do phương pháp dạy- học chưa phù hợp : một số giáo viên chưa tích cực đổi 
mới phương pháp dạy học cho học sinh dân tộc .Dẫn đến tiết học sinh nhàm chán, 
làm cho các em không thích học dẫn đến học sinh vắng học.
 Khảo sát đầu năm cho thấy đạo đức của các em có xu hướng đi xuống
 III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH .
 1. Giáo viên là tấm gương sáng mẫu mực cho học sinh noi theo.
 Rõ ràng khi được giao trách nhiệm làm chủ nhiệm một lớp, người thầy giáo 
phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường về lớp mình phụ trách, chịu trách 
nhiệm về mọi quyền lợi cũng như nghĩa vụ học tập, rèn luyện của từng học sinh 
 GV: Hồ Thị Huyền -Trường Tiểu học Hướng Phùng 5 SKKN"Một số biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức học sinh lớp 4"
 Đây là mối quan hệ mật thiết và không thể thiếu được bởi giáo dục tư tưởng, 
chính trị, đạo đức tác phong học sinh không chỉ là công tác của giáo viên chủ 
nhiệm mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội đối với thế hệ trẻ, mầm non tương lai 
của đất nước. Vì vậy, trong quá trình làm công tác của nhiệm của mình, luôn ý thức 
rằng sự quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và gia 
đình học sinh là rất cần thiết. Thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn để trình 
bày kế hoạch của mình, tìm biện pháp phối kết hợp để cùng giáo dục. Đề nghị giáo 
viên bộ môn nghiêm khắc với những trường hợp sai phạm để các em quyết tâm sửa 
chữa. Đặc biệt, luôn lưu ý với các thầy cô bộ môn giúp đỡ các em có thái độ trung 
thực trong học tập, tuyệt đối không để học sinh vi phạm trong thi cử. Khi làm bài 
trong các giờ kiểm tra phải thực sự nghiêm túc, không quay cóp, không giở sách, 
giở vở để phản ánh đúng thực chất của các em để giúp thầy cô đánh giá đúng , 
chính xác và có cách uốn nắn kịp thời cho các em . 
 Bên cạnh việc giữ vững mối quan hệ ấy với giáo viên bộ môn thì việc hình 
thành nhân cách cho các em không thể không có vai trò của phụ huynh học sinh 
tham gia. Hằng ngày ngoài giờ các em đến trường , số thời gian còn lại hầu như các 
em không có sự kiểm soát của thầy cô giáo, của nhà trường mà là ở trong sự kiểm 
soát của gia đình và xã hội. Vì vậy giáo dục đạo đức cho các em cần phải có sự 
phối hợp chặt chẽ của phụ huynh . 
 Tuy nhiên, trong thực tế tiếp xúc với các bậc phụ huynh, tôi nhận thấy rõ một 
điều là: Không phải quý vị phụ huynh nào cũng nhiệt tình, tận tâm với công việc 
phối hợp nầy đâu, họ có đủ muôn vàn lí do để “ xin lỗi “ hoặc “phó thác”cho giáo 
viên chủ nhiệm với phương châm :”Trăm sự nhờ thầy cô giúp đỡ”. Vì vậy mà đa 
phần học sinh có sai phạm đều do giáo viên chủ nhiệm phát hiện rồi tìm cách tháo 
gở chứ không phải do gia đình nhận biết để nhờ nhà trường quan tâm giúp đỡ cùng 
giáo dục con em mình . Đây cũng là một khó khăn lớn mà chúng ta phải luôn trăn 
trở để tìm giải pháp khắc phục tốt nhất nhằm nâng cao không ngừng chất lương 
toàn diện cho các em học sinh.
 Việc phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh nhằm mục 
đích cùng chăm lo giáo dục học sinh chưa ngoan về đạo đức, chưa ngoan về học 
tập. Đặc biệt đối với diện học sinh chưa ngoan, mối quan hệ này lại cần thiết hơn 
bao giờ hết.
 Trong nhà trường học sinh thường mắc những sai lệch mà chúng ta cùng với 
phụ huynh phải lo toan cần giáo dục. Theo tôi các em thường có những biểu hiện 
sau:
 • Ý thức tự giác học tập chưa cao.
 • Không học bài, làm bài trước khi đến lớp.
 • Nói chuyện trong giờ học.
 • Thiếu trung thực, vô lễ với mọi người.
 • Gây gỗ đánh nhau, nói tục, nói dối.
 GV: Hồ Thị Huyền -Trường Tiểu học Hướng Phùng 7 SKKN"Một số biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức học sinh lớp 4"
 Nhà trường lên kế hoạch chỉ đạo phân công trách nhiệm cụ thể cho tưng thành 
viên trong hội đồng về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Mọi thành viên trong 
hội đồng đều nhận thấy được rằng việc giáo dục đạo đức, rèn luyện tác phong cho 
học sinh để trở thành người tốt là nhiệm vụ của toàn hội đồng chứ không phải của 
một ai. Mỗi cán bộ quản lí và giáo viên đều phải có trách nhiệm theo dõi, nhắc nhở 
chấn chỉnh từng hành vi của học sinh, có trách nhiệm xử lí ngay lập tức khi có tình 
huống xảy ra.
 IV. KẾT QUẢ :
 Sau thời gian đã tiến hành và thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh tại 
trường tôi thấy rằng: 
 Qua quá trình được uốn nắn, giáo dục, động viên, các em đã có ý thức tự giác 
trong học tập.
 Tự giác tu dưỡng không còn tình trạng bỏ học để chơi điện tử. Thực hiện tốt 
các trò chơi dân gian mà nhà trường đã phát động.
 Có tinh thần tự giác trong học tập.
 Xây dựng được thái độ học tập đúng đắn. 
 Biết vâng lời thầy cô giáo và lễ phép với mọi người. 
 Những hành vi sai phạm của các em ngày một giảm dần, những lời nói tục, 
nói dối được giảm hẳn, tự giác ủng hộ bạn nghèo, tự giác thăm hỏi bạn khi bạn ốm 
đau hoặc gặp chuyện không may.
 Có ý thức tự quản tốt, tình trạng gây gỗ đánh nhau không còn diễn ra trong 
nhà trường.
 Có ý thức bảo vệ của công, xây dựng môi trường Xanh-Sạch-Đẹp, góp phần 
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
 D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. KẾT LUẬN
 Để thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, giáo viên phải thật sự hết 
sức yêu quý học sinh, phải biết lấy sự tiến bộ của học sinh làm niềm vui là hạnh 
phúc cuộc sống của mình, phải biết hy sinh cả thời gian, sức lực, đặt hết tâm huyết 
vào công việc, quyết tâm giáo dục đến nơi đến chốn
 Trong công tác chủ nhiệm ngoài sự nhiệt tình của người giáo viên còn đòi hỏi 
phải có những phương pháp giáo dục thích hợp.
 Luôn bám sát theo dõi sự thay đổi của từng học sinh, những biểu hiện thái độ 
sai trái nhằm uốn nắn kịp thời cũng như phát hiện gương người tốt việc tốt để biểu 
dương khuyến khích động viên. 
 Phải biết kết hợp giáo dục học sinh từ nhiều phía.
 Giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức được một tập thể lớp đoàn kết. 
 Giáo viên phải gương mẫu, chuẩn mực, bình tĩnh xử lý trong các tình huống 
Đôi lúc phải có tấm lòng bao dung vị tha, hạn chế việc hành động theo suy nghĩ 
 GV: Hồ Thị Huyền -Trường Tiểu học Hướng Phùng 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_giao_duc_dao.doc