Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4

doc 11 trang lop4 20/10/2023 1771
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4
 MỤC LỤC
A. TÊN ĐỀ TÀI .......2
B. PHẦN MỞ ĐẦU........2
I. Lí do chọn đề tài.........2
II. Mục đích nghiên cứu.........3
III. Đối tượng nghiên cứu .4
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm ....4
V. Phương pháp nghiên cứu............4
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.............4
C. PHẦN NỘI DUNG......5
I. Hiện trạng.......5
II. Giải pháp ..........................6
III. Kết quả...........11
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........12
Tài liệu tham khảo ..........14
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng
 1 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4
 Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế 
giới từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển 
mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng 
đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là trẻ 
em. Trong thực tế hiện nay kỹ năng xử lí tình huống của các em rất hạn chế, mỗi 
khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng thì có khi không biết xử lý thế 
nào? Bên cạnh việc học các môn văn hoá nếu trẻ được chú ý giáo dục đạo đức, 
được rèn kĩ năng sống biết phân biệt cái tốt, cái xấu, biết từ chối cám dỗ, biết 
ứng xử, biết tự quyết định đúng trong một số tình huống thì chính trẻ sẽ là người 
tác động tốt đến gia đình, xã hội.
 Vậy, làm thế nào để chúng ta nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống 
cho học sinh? Câu hỏi này đã làm tôi trăn trở để tìm ra một số biện pháp góp 
phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện về đức, trí, 
thể, mỹ trên cơ sở tiếp thu được các kỹ năng sống đầy đủ. Chính vì vậy tôi đã 
mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4”.
 II. Mục đích nghiên cứu
 Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho 
học sinh. 
 Kiểm nghiệm các giải pháp để thấy được hiệu quả của các đề xuất đưa ra.
 Xử lí kết quả thực nghiệm.
 III. Đối tượng nghiên cứu
 Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
nhằm giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; 
giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói 
quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật
 IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
 Học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Hướng Phùng.
 V. Phương pháp nghiên cứu
 5.1. Khảo sát thực tế học sinh: Qua hai đợt (đầu năm và cuối học kì 1)
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp trò chuyện.
 - Phương pháp phân tích và tổng hợp. 
 - Phương pháp thực nghiệm.
 - Phương pháp thống kê số liệu.
 VI. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu
 6.1. Phạm vi nghiên cứu
 Đề tài đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng 
sống cho học sinh lớp 4 của các giáo viên chủ nhiệm nhằm hình thành nhân 
cách, kĩ năng xử lí, thích ứng của các em học sinh.
 6.2. Kế hoạch nghiên cứu
 Kế hoạch này được tiến hành từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017.
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng
 3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4
 Ứng xử trong giao tiếp với mọi người xung quanh
 Tổng số học Biết nói năng lịch sự, biết Chưa biết nói năng lịch sự, xử lí 
 sinh xử lí tình huống tình huống hạn chế
 SL % SL %
 32 12 37,5 20 62,5
 Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
 Tổng số học Biết cách ứng xử hài hòa, Hay cãi nhau, xô đẩy bạn 
 sinh khá phù hợp. khi chơi.
 SL % SL %
 32 12 37,5 20 62,5
 Kết quả trên cho thấy số học sinh có kỹ năng tốt còn ít. Chính vì vậy mà 
việc rèn kỹ năng sống cho học sinh là vấn đề cần quan tâm. Muốn làm tốt công 
tác này chúng ta cần phải làm gì? Đây cũng chính là câu hỏi mà tôi cần phải tìm 
tòi nghiên cứu. 
 II. Giải pháp thực hiện
 Để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, mỗi giáo 
viên phải hiểu rõ trách nhiệm, mục tiêu cần đạt được nhằm rèn luyện cho học 
sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi thông qua các giải pháp như sau:
2.1. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về kỹ năng sống
 Muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trước tiên 
giáo viên phải có nhận thức về những nội dung dạy trẻ, để giúp giáo viên có vốn 
kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ thì cần xây 
dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên bao gồm:
 Cung cấp tài liệu cho giáo viên tham khảo về những hoạt động dạy trẻ kỹ 
năng sống.
 Tập trung bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết những nội dung mà trẻ 
còn yếu để giáo viên có kiến thức dạy trẻ.
 Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ thế nào là dạy kỹ năng sống. Dạy kỹ 
năng sống là dạy cho trẻ những kỹ năng gì? Dạy kỹ năng sống cho trẻ vào thời 
điểm nào là hiệu quả nhất. Đặc biệt nhấn mạnh đến những kỹ năng: lao động tự 
phục vụ; hợp tác, chia sẻ; giao tiếp, lễ giáo; khám phá, học hỏi; mạnh dạn tự tin.
 Kỹ năng sống tự tin: Ngay từ khi đến lớp giáo viên nên tổ chức các hoạt 
động học mà chơi, chơi mà học, để các em có thể tự tin hơn trong cuộc sống.
 Kỹ năng lao động tự phục vụ: Trẻ ở lứa tuổi Tiểu học còn rất vụng về, 
thường ỷ lại vào bố mẹ, thầy cô. Vì thế giáo viên phải dạy cho trẻ kỹ năng tự 
phục vụ bản thân trong quá trình học tập, sinh hoạt tập thểđể tạo cho trẻ 
những thói quen tốt.
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng
 5 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, 
trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức 
hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,Thông qua các hoạt động học tập, 
được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng 
vai,học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
Trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng phương pháp dạy học đổi mới theo 
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tôi thường tổ 
chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể 
chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình 
huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,Sử dụng 
nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, đóng vai, 
trò chơi,Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học 
tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng 
sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng 
xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, 
nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạnCác em 
làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với 
bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. 
2.4. Giáo dục kỹ năng sống thông qua công tác chủ nhiệm lớp
 Mỗi thầy giáo, cô giáo muốn hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên 
chủ nhiệm trước hết phải có tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao 
dung, đồng thời phải hiểu về tâm lí lứa tuổi. Giáo viên chủ nhiệm cần am hiểu 
và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Vậy để giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp thì mỗi người giáo 
viên chủ nhiệm cần:
 Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hình thức 
dạy học, qua các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh.
 Xây dựng hành vi giao tiếp giữa “ Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò”, 
rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã 
hội.
 Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh kịp thời để nắm bắt thông tin, 
cùng kết hợp với phụ huynh để rèn cho học sinh kỹ năng ứng xử có văn hóa, rèn 
luyện sức khỏe, phòng chống bạo lực.
 Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy tính tích cực trong 
việc rèn luyện kỹ năng sống của thầy cô và học sinh.
 Tổ chức lớp nên đổi mới: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó cần thay 
đổi để các em biết được những kỹ năng chỉ huy – lãnh đạo cần thiết.
 Thực hiện việc động viên, khen thưởng kịp thời.
 Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực 
hiện công tác chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để học sinh tự rèn luyện.
 Vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn cần đến vốn sống, tình 
thương và nhân cách của người thầy. Học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm 
gương sống của thầy. Vì vậy để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trước hết
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng
 7 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4
 D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. Kết luận
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, 
một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở 
mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Việc giáo dục kĩ 
năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời gian để trang bị cho các em vốn kiến 
thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời. Chính vì vậy, các 
thầy cô giáo tiểu học luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế theo tôi để làm 
tốt việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, mỗi thầy cô giáo cần phải:
 Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
 Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy các 
kĩ năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác.
 Tập trung vào việc đầu tư soạn giảng, lồng ghép kĩ năng sống vào các 
môn học.
 Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia 
tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.
 Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh 
hoạt chuẩn mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh.
 Sống, học tập, lao động là những vấn đề thiết yếu mà tôi luôn cố gắng để 
ươm mầm cho thế hệ trẻ. Bởi trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất 
nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là nhân tố để 
cây đời mãi mãi xanh tươi. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, bồi dưỡng trẻ em 
trở thành công dân tốt của đất nước là một công việc vô cùng quan trọng mà mỗi 
giáo viên chúng ta phải cùng có trách nhiệm.
 Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học rất hồn nhiên, ngây thơ. Vốn kiến thức, vốn 
kinh nghiệm sống của các em mới có rất ít. Vì vậy muốn đạt được mục tiêu giáo 
dục phát triển toàn diện của nhà trường, các thầy cô giáo cần phải kiên trì, nhiệt 
tình, có tâm huyết với nghề, bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, 
người giáo viên phải có vốn kiến thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh lý của trẻ. 
Từ đó sẽ tìm ra được những phương pháp hiệu quả để giáo dục trẻ. Việc dạy 
“chữ” cần luôn song hành với việc dạy “ làm người”, và phải được xuất phát 
ngay từ những tình huống, những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thực tế của 
học sinh. 
 II. Kiến nghị
 Qua thực tế nghiên cứu, tôi có một số kiến nghị sau:
 Về phía nhà trường: Theo phương châm giáo dục hiện nay là: “Học để 
biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” nên nhà trường cần phát 
động phong trào này hơn nữa dưới nhiều hình thức. 
 Về phía phụ huynh: Trước hết là cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn 
luyện kĩ năng sống cho con em, tạo một chỗ dựa vững chắc để trẻ chia sẻ, bày 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên Trường Tiểu học Hướng Phùng
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc