Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm Lớp 4

docx 10 trang lop4 23/02/2024 520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm Lớp 4
 A. TÊN ĐỀ TÀI
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4
 B. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 1.Cơ sở lý luận 
 Nội dung chính 
 Đất nước ta đã và đang tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là định 
hướng chiến lược đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại. Thời đại 
mà trí tuệ con người được coi là tài sản quý báu tạo nên mặt bằng nâng cao về dân 
trí, trong đó giáo dục đóng vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu chiến lược 
quốc gia Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện 
và bồi dưỡng nhân tài, nhằm đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa 
học kỹ thuật, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, 
giàu lòng nhân ái, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng 
được những yêu cầu phát triển đất nước.
 Để thực hiện những mục tiêu về giáo dục con người mà ở đây là học sinh thì 
người giáo viên chủ nhiệm phải xác định rõ được yêu cầu và nhiệm vụ của mình, 
là người có trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch nhà trường giao, nhằm 
thực hiện có hiệu quả nguyên lý và mục tiêu giáo dục cấp học đã được nêu ở điều 
lệ trường Tiểu học.
 Nhờ đó mà nhà trường phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Nhiệm vụ trung 
tâm của nhà trường là dạy và học đó cũng là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. 
Chất lượng dạy và học của nhà trường được thể hiện ở chất lượng của mỗi lớp và 
mỗi giáo viên. Không những thế mà giáo viên chủ nhiệm còn phải rèn luyện cho 
học sinh về mặt đạo đức cũng như các lĩnh vực hoạt động khác.
 Trong giai đoạn hiện nay, khi nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ 
luôn có những biến đổi to lớn về khoa học kỹ thuật và công nghệ, Đảng ta xác 
định rõ: Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự 
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con 
người (Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, tháng 4 2001). Và Giáo dục là sự 
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội học tập, tạo điều 
kiện cho con người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt 
đời. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa 
giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát 
triển giáo dục ( Các quan điểm chỉ đạo phát triển Giáo dục chiến lược phát triển 
kinh tế xã hội 2001 2010). thấp kém và lạc hậu. Số học sinh hay nghỉ học có nguy cơ bỏ học vẫn còn. Vậy 
nên việc nghiên cứu các biện pháp huy động học sinh đến lớp và duy trì sĩ số để 
đảm bảo tỷ lệ chuyên cần là một yêu cầu cấp bách.
 Nhằm góp thêm ý kiến về vấn đề này, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh 
nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp trong năm học 2016 
2017 bản tôi được phân công thực hiện nhiệm vụ giảng dạy học sinh lớp 4D tại 
điểm trường lẻ Chênh Vênh trường Tiểu học Hướng Phùng.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Qua nhiều năm dạy học, đặc biệt với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp. Tôi 
thấy kết quả áp dụng thực tế của đề tài: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ 
nhiệm lớp rất tốt. Trong năm học 2016 2017 tôi tiếp tục mở rộng đề tài trên với 
mục đích:
 Kích thích sự phát triển mọi mặt, phát triển toàn diện học sinh lớp mình chủ 
nhiệm.
 Phấn đấu duy trì số lượng học sinh đến cuối năm đạt tỷ lệ 100 %.
 Phát huy tối đa vai trò tự quản, tự học của từng em và tập thể học sinh.
 Phát huy vai trò phối hợp của phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn trong 
công tác giáo dục.
 Tạo sự đoàn kết một lòng trong tập thể học sinh.
 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 Từ thực trạng nêu ra trên đây để tìm ra những nguyên nhân mà công tác chủ 
nhiệm chưa đạt hiệu quả. Qua đó đề xuất Một số biện pháp nâng cao công tác chủ 
nhiệm lớp tại trường Tiểu học Hướng Phùng Hướng Hóa Quảng Trị
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 Để hoàn thành đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu Một số biện pháp về 
công tác chủ nhiệm lớp
 do bản thân tôi chủ nhiệm và giảng dạy năm học 2016 2017.
 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM
 Học sinh lớp 4D:
 Tổng số lớp 4D: 09 ;Nữ: 04; Dân tộc: 09; Nữ dân tộc: 04. làm gì đây để đưa hoạt động mọi mặt của lớp đi lên, giáo dục học sinh xứng đáng 
là Con ngoan trò giỏi của gia đình và nhà trường.
 Là một điểm trường đóng trên địa bàn là một xã vùng sâu vùng xa, vùng có 
điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Dân số của xã có trên 90% là người dân tộc 
thiểu số nên phần lớn học sinh của trường là con em người dân tộc thiểu số. Điều 
kiện sản xuất canh tác của bà con nhân dân phụ thuộc hoàn toàn vào nương rẫy, 
quanh năm thiếu ăn.
 Trình độ dân trí thấp. Cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, 
có nhiều em phải phụ giúp cha mẹ việc nương rẫy, việc nhà. Vì thế nhà trường rất 
khó khăn trong công tác vận động học sinh đến lớp và duy trì sĩ số để đảm bảo 
chuyên cần.
 Cùng với nhu cầu phát triển giáo của đất nước, người giáo viên hơn bao giờ 
hết cần thể hiện rõ được vai trò của mình trong nhiệm vụ mới. Vì vậy nhằm phát 
huy vai trò sức mạnh của người thầy và việc học của học trò trong việc thực hiện 
mục tiêu của nhà trường. Thì vấn đề giáo dục học sinh phát triển toàn diện thông 
qua công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng tập thể lớp thành một tập thể đoàn kết, sáng 
tạo có năng lực, có hiệu quả.
 Chính vì vậy tôi đã quan tâm đến công việc này và tập trung tìm hiểu và phân 
tích nguyên nhân, đưa ra biện pháp và việc làm để thực hiện tốt nhiệm vụ được 
giao.
 II. NGUYÊN NHÂN:
 Thực tế cho thấy những nguyên nhân học sinh bỏ học và hay nghỉ học chủ 
yếu là:
 1. Trình độ dân trí thấp, cha mẹ chưa nhận thức được tầm quan trong của 
việc học của con cái. Hầu hết cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm việc học 
hành của con cái.
 2. Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, đông con,không đủ cái ăn, cái mặc 
cho con đi học.
 3. Ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh còn thấp, ham chơi, không 
thích học tập.
 4. Một số em do học yếu, mất căn bản, xấu hổ, mặc cảm. Vào lớp ngại tiếp 
xúc với thầy, cô trong việc học, các bạn chê cười, đối xử thiếu thân thiện nên nghỉ 
học, bỏ học.
 Thống kê kết quả khảo sát chất lượng đầu năm lớp 4D thân thầy, cô giáo phải luôn luôn tự rèn luyện để hoàn thiện mình; phải luôn là 
tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cuộc vận động: Cuộc vận động Hai 
không với 4 nội dung; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 
phong trào; Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Mỗi thầy, cô giáo 
là tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo, đẩy mạnh dân chủ trong trường 
học, xây dựng ý thức làm chủ, tự giác, tinh thần trách nhiệm.
 Quản lý tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: Phát huy tính 
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức của học sinh; khuyến khích 
sự chuyên cần, ý thức vươn lên, động viên học sinh tham gia đóng góp ý kiến, 
cùng các thầy cô giáo viên thực hiện các tiết học có hiệu quả hơn. Từ đó giúp học 
sinh Hiểu bài sâu, nhớ bài lâu, ham thích học tập, có động cơ, thái độ học tập 
đúng.
 Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ chức chiến dịch đi vận động học sinh 
đến lớp cùng đi đến từng nhà học sinh hay nghỉ học, những học sinh có nguy cơ 
bỏ học để trực tiếp gặp cha mẹ báo cáo, trao đổi tình học tập của con em họ và 
tuyên truyền, vận động cha mẹ quan tâm đến việc học của con em mình từ đó vận 
động học sinh đến lớp.
 Tăng cường công tác phụ đạo học sinh yếu kém để giảm nguy cơ bỏ học do 
chán nản, khuyến khích sự cố gắng vươn lên, tạo điều kiện cho học sinh yếu kém 
có cơ hội được học tập, rèn luyện lại.
 Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để có kinh phí hỗ trợ, động viên học 
sinh nghèo, khó khăn về vật chất và tinh thần. Đầu năm học nhà trường đã làm tốt 
công tác phối hợp với Chương trình phát triển vùng Hướng Hóa xin hỗ trợ cho 
học sinh một số đồ dùng như quần áo đồng phục học sinh, vở viết, bút, bảng con, 
cặp sách để phát cho học sinh như một món quà khuyến khích động viên các em 
ngay từ đầu năm học mới. Mặt khác học sinh tới lớp giáo viên không để học sinh 
ngồi chơi trong giờ học vì thiếu đồ dùng học tập.
 Muốn xây dựng một lớp có nề nếp tốt thì trước hết đòi hỏi người giáo viên 
chủ nhiệm đặc biệt là giáo viên Tiểu học phải có kiến thức vững chắc, phải có kỹ 
năng sư phạm, phải biết giao tiếp, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để nhanh 
chóng đi vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ một cách hấp dẫn dễ dàng. Vậy người 
giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, coi các em như chính con em của mình. 
Đồng thời phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, thực sự là người cha, 
người mẹ trong việc giáo dục, giáo dưỡng.
 Không những thế mà giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch cụ thể cho từng 
tuần, từng tháng và cho cả năm học. Phải xây dựng đội ngũ cán sự cốt cán rèn ý 
thức tự quản tốt cho học sinh. Giáo viên cần phải nắm bắt được hoàn cảnh gia 
đình của từng em và đặc điểm tâm sinh lý của từng em để có biện pháp giáo dục Thống kê kết quả giáo dục giữa học kỳ 2 lớp 4D
 Môn học và hoạt động giáo dục Phẩm chất và năng lực Ghi 
Lớp T.số
 HTT(T) HT(H) CHT(C) Tốt(T) Đạt(Đ) CCG(C) chú
4D 9 6 3 / 6 3 /
 D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận:
 Đảng ta nhận định: Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển 
xã hội, đó là một nhận thức hoàn toàn khoa học và biện chứng. Trong đó học sinh 
là nguồn lực tương lai của đất nước. Đội ngũ học sinh được chăm sóc tốt thì mới 
có thể phát triển thành hoa thơm trái ngọt được. Bác Hồ từng dạy Non sông Việt 
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang 
để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không ? Chính là nhờ một phần lớn 
ở công học tập của các em. Điều này cho thấy việc phát triển sự nghiệp giáo dục 
là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay của đất nước. Để sự nghiệp giáo 
dục và đào tạo thành công thì công việc đầu tiên là phải huy động học sinh đến 
lớp thành công.
 Qua quá trình thực hiện công tác trên tôi nhận thấy: Phải có sự đồng tâm nhất 
trí cao, phát huy trách nhiệm của đội ngũ CB-GV, NV và phụ huynh và đặc biệt 
là phát huy được vai trò của xã hội hóa giáo dục. Chủ động, sáng tạo, đề ra những 
biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện phù hợp điều kiện của trường, của địa 
phương để làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp, chống học sinh bỏ học giữa 
chừng và duy trì sĩ số học sinh, đảm bảo chuyên cần. Đây là một điều kiện quan 
trọng để nâng cao chất lượng một cách bền vững.
 Giáo viên phải có tình yêu thương và tận tình giúp đỡ các em. Luôn phải 
kiên trì, tận tâm,tận lực và phải tâm niệm rằng: Tất cả vì học sinh thân yêu. Một 
điều quan trọng nhất là sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo. Những bài 
giảng của thầy cô cần phải tạo cho các em tâm lí muốn học và thích đến lớp hơn. 
Các thầy cô giáo không những chỉ dạy kiến thức mà còn phải dỗ học sinh học bài 
. Vì vậy với giáo viên không chỉ cần có chuyên môn tốt mà còn phải rất kiên trì, 
hiểu tâm lí học sinh và tận tụy với nghề. Nếu yêu cầu ở các em quá cao hay phương 
pháp không phù hợp có thể khiến các em có tâm lí sợ học bởi vậy bài giảng phải 
luôn vừa sức với học sinh nhưng kiến thức vẫn đủ và sinh động, lí thú, từ đó học 
sinh mới đi học đều.
 Qua kết quả cụ thể đạt được, với những biện pháp cụ thể sát sao. Tôi thấy 
rằng xét về hiệu quả chung đã có kết quả khả quan và sự nhìn nhận đánh giá của 
nhà trường và đoàn đội. Điều tôi nhận thấy đó là kết quả của sự phấn đấu không 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_cong_tac_chu.docx