SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm Lớp 4

docx 27 trang lop4 20/11/2023 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm Lớp 4

SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm Lớp 4
 PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN GIAO THỦY
 TRƯỜNG TIỂU HỌC GIAO CHÂU
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM
 VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
 HỌC SINH LỚP 4
 Lĩnh vực/cấp học: Chủ nhiệm( 14) GDTH
Tác giả: Nguyễn Thị Thu
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
 Nơi cô ng tác: Trường Tiểu học Giao Châu 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Giao Châu
Địa chỉ: Trường Tiểu học Giao Châu- Xã Giao Châu
 - Huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định
 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiêm lớp.
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
 Năm học 2016 - 2017, là năm học tiếp tục thực hiện nghị quyết số 29- NQ/TW 
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong 
điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế.
 Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức 
Hồ Chí Minh”, "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo 
dục", "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và 
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở tất cả các 
trường tiểu học trong phạm vi toàn quốc.
 Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác tích 
cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành 
vi thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định mà từ đó nhân cách học 
sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản : con đường dạy học trên lớp và con 
đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động 
quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu 
của nhà trường.
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được quy định cụ thể tại Điểu lệ 
trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định 51/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 31 tháng 
8 năm 2007 của Bộ Giáo dục Đào tạo tại điều 26 đã ghi rõ : “Hoạt động giáo dục 
bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, 
phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc 
điểm tâm lý, sinh lý học sinh lứa tuổi tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được sinh để giúp đỡ học sinh trong mọi nơi, mọi lúc. Vì thế tôi đã quyết tâm tìm hiểu để 
có những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp cho học sinh.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
 1.1. Với học sinh lớp 4 của bậc Tiểu học, ở lứa tuổi này, các em đã có nhiều 
thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. . Các 
em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ ...Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để 
tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng 
sống để tự tin trong học tập, trong cuộc sống.
 1.2. Năm học 2019 - 2020, lớp tôi có tổng số 31 học sinh. Trong đó có 16 em 
nữ. Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên không có góc học tập ở nhà, đi học về 
sách vở để lung tung, đến lớp thì quên vở, quên bút.. .Bao nhiêu chuyện rắc rối, bao 
nhiêu tình huống khó xử khiến tôi phải suy nghĩ.
 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
 2.1) Xây dựng nề nếp lớp học:
 a) Nắm thông tin về học sinh
 Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn 
đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên 
phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. 
Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua 
phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em 
điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu:
 GIỚI THIỆU BẢN THÂN
 1. Họ và Tên:.............................................................................................
 2. Là con thứ .....trong gia đình.
 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo) .........................................
 4. Kết quả học tập năm lớp 3: ( HT Tốt, Hoàn thành) ..................... Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, 
tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3 em được bầu chọn cũng cảm thấy vinh 
hạnh “oai”, thấy tự hào.
 c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:
 Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho 
từng em như sau:
 * Nhiệm vụ của HĐTQ:
 - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
 - Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếp 
hàng vào lớp.
 - Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng 
tập thể dục.
 - Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp 
và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
 - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.
 * Nhiệm vụ của trưởng ban học tập:
 - Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm 
bài.
 - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi 
giáo viên yêu cầu.
 - Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết học.
 - Làm mọi việc của Chủ tịch HĐTQ khi Chủ tịch HĐTQ vắng mặt hoặc nghỉ 
học.
 * Nhiệm vụ của trưởng ban lao động:
 - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, 
quạt khi ra về. cũng đến nơi đến chốn.
 - Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình 
thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú y đến cả cách đi đứng, nói 
năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Không vì 
bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học 
sinh.
 - Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại chứ 
không nhận xét ngay. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp, nhận xét 
các em làm lại vẫn có thể là nhận xét tốt. Bởi tôi quan niệm rằng đối với học sinh 
tiểu học nhận xét không phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh mà nhận xét để nhằm 
phát hiện những chỗ chưa đúng của học sinh, giúp các em làm lại cho đúng, cho 
hoàn thiện hơn. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những 
con người tự tin, trung thực, không gian dối.
 - Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng 
học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa 
chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em.
 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em học yếu 
hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là do các em. 
Có em ham chơi nên quên học bài, có em do bị mất căn bản từ các lớp dưới. Nhưng 
cũng có em học yếu, hoặc không học bài làm bài là do những điều kiện khách quan. 
Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc; đâu phải em nào 
cũng may mắn dược bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước học tập.Và có biết bao 
nhiêu bố mẹ phải lo làm xa, nên không có thời gian quan tâm đến việc học của con 
cái... Những việc đó đã tác động đến tâm lí trẻ thơ, cản trở việc học tập của các em. 
Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận. Điều 
đó rất bất lợi cho quan hệ thầy - trò sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh chưa 
có ý thức học bài, hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi bình tĩnh chờ đến hết buổi 
học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ 
nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu khác, hoặc ngồi im không tham gia, ai muốn làm gì thì làm; có nhóm lại cãi nhau, 
không ai chịu làm nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau không chịu ghi kết quả thảo luận 
vào phiếu, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Trước tình trạng đó, tôi tuyên bố sẽ 
thi đua kết quả của từng nhóm và lấy kết quả đó chung cho tất cả các thành viên của 
nhóm. Do đó, những em học tốt buộc phải tích cực nếu không sẽ bị thành tích kém. 
Còn những em không tích cực hợp tác, tôi sẽ cho ngồi riêng một mình và phải làm 
toàn bộ công việc của một nhóm, làm đến đâu thì đạt thành tích đến đó. Bị ngồi một 
mình nên không thể hoàn thành công việc và phải nhận thành tích kém, trong khi 
các bạn ở các nhóm đều được thành tích cao. Các em đó sẽ không dám hờ hững nữa. 
Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của học sinh trong lớp đã được cải thiện.
 - Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng y về việc làm, 
cách cư xử của Chủ tịch HĐTQ, trưởng ban hoặc của một bạn nào đó trong lớp... 
Qua hòm thư “ Điều mà em muốn nói...'’”. Căn cứ vào những điều các em viết ra, 
nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. 
Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó 
mới góp ý riêng với từng học sinh.
 - Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không 
để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với 
từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, 
ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui 
vẻ trở lại.
 - Để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỉ niệm sâu sắc của 
tuổi học trò, tôi tổ chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học trong giờ ra chơi. 
Những em có ngày sinh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì sẽ được tổ chức vào 
thứ sáu. Hình thức tổ chức do các em trong ban cán sự quyết định. Nhưng chủ yếu 
chỉ là múa hát, là những lời chúc mừng và một món quà nhỏ do cả lớp đóng góp.
 Giao Châu là xã thuần nông, hầu hết các bậc phụ huynh đều theo đạo Thiên 
chúa giáo, các bậc phụ huynh chủ yếu làm nghề nông, một số khác làm nghề mắm 
và buôn bán. Có rất nhiều em không nhớ ngày sinh của mình. Bởi các em chưa bao a. Yêu cầu giáo dục:
 - Giúp học sinh nhận thức được công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo.
 - Giáo dục tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 - Thể hiện lòng biết ơn thông qua hoạt động văn hóa - văn nghệ mừng 
ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, viết thư thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ, làm báo 
tường...
b. Các hình thức hoạt động:
 - Phát động phong trào thi đua tháng học tốt, tuần học tốt, ngày học tốt 
giành nhiều kết quả cao mừng thầy, cô giáo.
 - Ra báo tường về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
 - Các hoạt động văn hóa - nghệ thuật mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 
20/11.
 - Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
 - Viết thư thăm hỏi thầy, cô giáo cũ.
 - Công trình lao động “Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam”.
Chủ điểm 3 : Yêu đất nước Việt Nam
 Thời gian thực hiện : Tháng 12.
a. Yêu cầu giáo dục:
 - Giáo dục cho học sinh hiểu biết về truyền thống của dân tộc, sự giàu đẹp 
của quê hương đất nước.
 - Giáo dục thái độ tôn trọng với những chiến công, những chiến sĩ đã quên 
mình vì Tổ quốc. Qua đó giáo dục ý thức rèn luyện bản thân qua học tập.
 - Sưu tầm tranh ảnh, các bài hát ca ngợi quê hương đất nước, các chiến sĩ 
bộ đội.
b. Các hình thức hoạt động:
 - Tìm hiểu về những cảnh đẹp của quê hương đất nước. a. Yêu cầu giáo dục:
 - Hiểu ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3.
 - Giáo dục cho học sinh lòng kính trọng, quý mến mẹ và cô giáo - hai 
người mẹ hiền, người phụ nữ Việt Nam.
 - Biết cách thể hiện sự quý trọng người phụ nữ Việt Nam.
b. Các hình thức hoạt động:
 - Phát động phong trào thi đua lập thành tích mừng ngày Quốc tế Phụ nữ.
 - Ra báo tường về ngày Quốc tế Phụ nữ , ca hát về mẹ và cô giáo.
 - Tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ : 8 - 3.
Chủ điểm 6 : Bác Hồ kính yêu
 Thời gian thực hiện : tháng 5.
a. Yêu cầu giáo dục:
 - Giáo dục cho học sinh hiểu biết về Bác Hồ, hiểu biết về truyền thống của 
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
 - Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
b. Hình thức hoạt động:
 - Phát động thi đua cuối năm học, lập thành tích dâng lên Bác Hồ kính yêu.
 - Tổ chức “Hái hoa dân chủ” phục vụ cho ôn tập cuối năm.
 - Tổ chức buổi “Gặp gỡ hữu nghị”.
 - Tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ.
 - Ca múa về Bác Hồ.
 - Tìm hiểu về truyền thống Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
 - Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ.
 - Chuẩn bị kế hoạch hoạt động hè.
Nhà trường luôn đẩy mạnh các hoạt động hướng về cộng đồng qua đó cung cấp 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_cong_tac_chu_nhiem_lop_4.docx