SKKN Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh Lớp 4 trong mô hình trường học mới VNEN
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh Lớp 4 trong mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh Lớp 4 trong mô hình trường học mới VNEN
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 trong mô hình trường học mới VNEN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tôi rất tâm đắc một câu nói: “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa tâm hồn” (Uyliam Batơdit). “Ngọn lửa tâm hồn” ở đây chính là niềm đam mê học tập, sự thích thú tìm tòi kiến thức, sự hăng say, tích cực khi được đến trường. Hiểu được điều này, tôi nhận thấy vai trò của bản thân là rất quan trong việc truyền niềm đam mê hứng thú học tập cho học sinh. Năm học 2014 – 2015 là năm thứ 4 trường tôi thực hiện dạy và học theo Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). Cũng như hầu hết các thầy cô giáo khác, trong những năm học qua tôi luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước hoàn thiện các phương pháp dạy học hiệu quả nhất. Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học, mỗi môn học đều phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp và phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện và đây cũng chính là một trong những yếu tố, động lực không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay. Mặt khác, hiện nay phương pháp dạy học truyền thống “Thầy đọc – Trò chép” thụ động không đáp ứng được lối tư duy sáng tạo, năng động và tích cực của học sinh. Dù có bắt học sinh ngồi ngay ngắn nhưng nếu không thích thú, các em không thể học tốt được. Nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên lúc này không phải là sẽ giảng bài như thế nào cho hay, truyền đạt kiến thức như thế nào cho học sinh hiểu nhanh nhất. Mà nhiệm vụ quan trọng của giáo viên lúc này sẽ là hướng dẫn học sinh như thế nào để các em tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức hiệu quả nhất. Làm sao khơi dậy được hứng thú, đam mê trong học tập cho các em. Để mỗi tiết học diễn ra thực sự nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không ép buộc nặng nề. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu đưa ra những biện pháp cần thiết để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài nghiên cứu là: Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 trong mô hình trường học mới VNEN. Người thực hiện: Hoàng Thị Loan1 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 trong mô hình trường học mới VNEN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận. Tại Hội nghị Trung ương VI – Khóa IX, Đảng ta nhấn mạnh: “Phải tập trung vào nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì giáo dục tạo ra nguồn lực con người có chất lượng phát triển toàn diện mới đảm bảo cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đảng ta cũng xác định: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Đi lên bằng giáo dục giờ đã trở thành chân lí của thời đại. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học là cấp học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó là cấp học nền tảng cơ bản nhất tác động đến toàn xã hội. Do vậy, quán triệt Nghị quyết Trung ương II của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ giáo dục và Đào tạo đã chỉ thị rõ nhiệm vụ cụ thể cho các ngành học, cấp học. Với quan điểm như trên, giáo dục nước ta đang trên bước đường đổi mới toàn diện và sâu sắc. Chính vì vậy, Mô hình trường học mới VNEN được đưa vào thí điểm dạy học trong một số trường tiểu học của cả nước. Mô hình trường học mới VNEN dựa trên kết quả và thành tựu đổi mới Giáo dục Quốc tế. Vận dụng cách làm của Giáo dục Colombia một cách sáng tạo, phù hợp với mục tiêu và đặc điểm của Giáo dục Việt Nam. Mô hình này đã tăng cường sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện. Học sinh học không thụ động mà bắt buộc phải trao đổi hợp tác với bạn bè, thầy cô, tự tìm tòi khám phá để chiếm lĩnh kiến thức mới trong quá trình học tập. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi - Mô hình VNEN khi áp dụng tại trường tôi được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng; sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, của Phòng giáo dục và đào tạo. Đặc biệt được sự quan tâm, ủng hộ của cha mẹ học sinh. - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng là trường chuẩn quốc gia có các thiết bị, đồ dùng phục vụ cho dạy học tương đối đầy đủ, môi trường học tập thân thiện với học sinh. Người thực hiện: Hoàng Thị Loan3 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 trong mô hình trường học mới VNEN thức của cha mẹ học sinh về hiệu quả của mô hình này cũng được nâng lên rõ rệt. - Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động chuyên môn bổ ích nên giáo viên được chia sẻ, rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Từ đó có những hình thức, phương pháp dạy học mới được áp dụng có hiệu quả vào thực tế. * Hạn chế - Chất lượng giáo dục trong lớp không đồng đều, có những học sinh tiếp thu bài nhanh, có nhiều học sinh khả năng tư duy và khả năng tiếp thu chậm, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian cho những học sinh này, làm gián đoạn hoạt động của cả lớp. - Việc đầu tư chuẩn bị đồ dùng dạy học, hay nghiên cứu tìm tòi những cách dạy hay thường mất nhiều thời gian công sức nên được ít giáo viên chú trọng quan tâm. 2. 3. Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh - Mô hình VNEN phù hợp với khả năng nhận thức và kích thích được tâm lí ưa thích khám phá, tìm tòi của lứa tuổi học sinh tiểu học. - Mối quan hệ gần gũi, trao đổi thông tin qua lại giữa thầy – trò, bạn – bạn giúp cho các hoạt động học diễn ra thoải mái, tự nhiên và nhẹ nhàng. - Học sinh được bày tỏ ý kiến của cá nhân, mạnh dạn trong giao tiếp. Từ đó, giúp giáo viên hiểu và nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời. - Mối quan hệ giữa Học sinh – Nhà trường – Gia đình – Cộng đồng trở nên khăng khít hơn. * Mặt yếu - Việc trang trí lớp học mất nhiều thời gian và công phu; một số công cụ học tập chỉ mang tính hình thức, giáo viên – học sinh chưa sử dụng hết hiệu quả của những công cụ học tập đó. - Việc đầu tư rèn luyện kĩ năng cho Hội đồng tự quản của lớp, các nhóm trưởng mất nhiều công sức nên không phải giáo viên nào cũng chú trọng vào việc này. Do vậy, Hội đồng tự quản của nhiều lớp vẫn chưa phát huy được vai trò và nhiệm vụ của mình, cho dù các em có tố chất. Người thực hiện: Hoàng Thị Loan5 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 trong mô hình trường học mới VNEN - Bên cạnh đó, một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng sự tích cực, hứng thú trong học tập cho học sinh là do một số phụ huynh thiếu quan tâm sát sao đến việc học của các con; chưa động viên, khuyến khích các con kịp thời. - Một số học sinh hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên thiếu sách vở, đồ dùng phục vụ cho việc học. Nhiều học sinh cả bố mẹ đi làm ăn xa để mặc các em ở nhà với ông bà hoặc anh chị nên thiếu sự quan tâm yêu thương, các em thiếu tự tin, chán nản và học hành sa sút * Nguyên nhân khác Thời gian học tập của học sinh Tiểu học tương đối nhiều 9 buổi/ tuần, khối lượng nội dung kiến thức lớn với nhiều môn học nên thời gian vui chơi của các em không nhiều. Điều này làm cho các em cảm thấy việc học nặng nề và mệt mỏi. Do một số học sinh là người dân tộc thiểu số nên vốn tiếng Việt chưa thành thạo ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu và giao tiếp với bạn bè và thầy cô, tạo ra tâm lí thiếu tự tin. Chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng học sinh chưa chủ động, tích cực khi tham gia các hoạt động học tập, việc học vẫn chưa phải là niềm vui đối với các em như câu khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 2. 5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra - Địa bàn của trường đóng thuộc vùng nông thôn, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ nông nghiệp, một số ít buôn bán nhỏ, đời sống kinh tế vẫn trong tình trạng gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hóa, nhận thức của nhân dân không đồng đều, nhiều phụ huynh vẫn chưa thực sự chú trọng quan tâm đến việc học của con cái. - Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng. Đặc biệt, khi chúng ta tiến hành đổi mới chương trình và sách giáo khoa thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã diễn ra rộng khắp trong ngành giáo dục toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới đang thử nghiệm chưa được Người thực hiện: Hoàng Thị Loan7 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 trong mô hình trường học mới VNEN Tổng Điểm dưới 5 Điểm 5, 6 Điểm 7, 8 Điểm 9, 10 số HS SL % SL % SL % SL % 30 8 26.6 14 46.6 5 16.6 3 10.2 Chất lượng khảo sát đầu năm rất thấp. Qua một thời gian hè vui chơi, các em phần nào đã quên đi kiến thức của lớp 3. Trước thực trạng này, tôi nhận thấy mình cần phải có những việc làm cụ thể để cải thiện chất lượng và nâng cao ý thức học tập của học sinh. 3. Giải pháp, biện pháp 3. 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Tôi đưa ra các biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau: - Đầu tư vào việc trang trí lớp học, sử dụng có hiệu quả các công cụ học tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết dạy. - Phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản và nhóm trưởng tạo ra môi trường học tập sôi nổi, thoải mái. - Đầu tư nội dung và hình thức cũng như phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong các tiết dạy nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh. 3. 2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp, giải pháp a. Sử dụng có hiệu quả các công cụ học tập nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh Đầu năm học mỗi giáo viên dạy mô hình VNEN đều tiến hành trang trí lớp học một cách công phu và tương đối đầy đủ các công cụ học tập trong lớp. Nhưng phần lớn các công cụ đó là để “trang trí” chứ chưa phát huy được hiệu quả trong quá trình dạy học. Tôi mạnh dạn nêu ra cách sử dụng của mình đối với từng công cụ để mọi người tham khảo. Sau khi thành lập Hội đồng tự quản lớp học xong, tôi tiến hành tập huấn một buổi giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng công cụ lớp học cho mỗi học sinh đều hiểu: Trong mô hình trường học mới cần phải có công cụ lớp học và công cụ lớp học là Góc học tập: Góc Tiếng Việt, Góc Toán, Góc Khoa học - Người thực hiện: Hoàng Thị Loan9 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 trong mô hình trường học mới VNEN Sơ đồ cộng đồng lớp 4D- Trường Tiểu học Lý Tự Trọng - Góc cộng đồng: Là nơi để tôi và học sinh sưu tầm, giới thiệu về văn hóa lịch sử của địa phương, dân tộc, các tác phẩm thơ ca hò vè, trò chơi dân gian.Các sản phẩm của địa phương làm ra theo chủ điểm, mạch kiến thức của các môn học như hạt lúa, hạt cà phê, hạt tiêu, hay các nhạc cụ đân tộc như đàn Tơ –rưng, đàn đá, sáo trúc, . Chính hoạt động này kích thích các em hứng thú tìm tòi, sưu tầm, giới thiệu và qua đó cũng sẽ giúp các em thêm yêu văn hóa, lịch sử truyền thống một cách tự nhiên, bền vững. Người thực hiện: Hoàng Thị Loan11 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_phat_huy_tinh_tich_cuc_tao_h.doc