SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm phát huy phẩm chất, năng lực đối với học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm phát huy phẩm chất, năng lực đối với học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm phát huy phẩm chất, năng lực đối với học sinh Lớp 4
PHẦN MỞ ĐẦU 1.Bối cảnh của giải pháp . Đất nước ta đang trong thời kì phát triển và hội nhập với các nước trên thế giới, nhất là phát triển kinh tế trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thì ngành giáo dục là ngành đầu tiên khai trương mở lối. Vì vậy, ngành giáo dục chúng ta luôn chú trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Là người giáo viên dạy Tiểu học, không những truyền đạt cho học sinh về nội dung kiến thức các môn học, mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm phát huy tốt phẩm chất và năng lực của học sinh . Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục. Giáo viên giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước cho HS. Xây dựng nền giáo dục hiện đại giúp HS chủ động học tập, thân thiện với bạn bè, thầy cô, với mọi người xung quanh hơn. HS biết tích cực hoạt động trong học tập, bước đầu rèn luyện kĩ năng sống đó là: “Học để biết. Học để làm. Học để tự khẳng định mình. Học để cùng chung sống”. Đây cũng chính là mục tiêu cơ bản đáp ứng với nhu cầu giáo dục hóa hiện nay. 2. Lí do chọn giải pháp . Giáo dục đào tạo là phần cốt lõi, máu thịt của văn hóa. Đồng thời thực hiện mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ – như lời Bác cũng đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Do đó việc đào tạo là phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh, hình thành phẩm chất nhân cách con người mới theo yêu cầu đòi hỏi của xã hội mới. Vì vậy mà việc giáo dục các em để trở thành những người công dân, những người lao động giàu lòng nhân ái, những chủ nhân của xã hội năng động, sáng tạo. Giáo dục gánh một trách nhiệm hết sức nặng nề và cấp thiết. Đặc biệt đối với bậc tiểu học – là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, mà năng lực và phẩm chất là hai thành phần chủ yếu cấu thành nên nhân cách con người. Qua thực tế giảng dạy và chủ nhiệm lớp nhiều năm tôi thấy giáo viên chủ nhiệm thật sự là người rất quan trọng đối với học sinh. Trong quá trình công tác tôi đã luôn nghiền ngẫm, suy nghĩ làm thế nào để công tác chủ nhiệm có hiệu quả nhất. Vì thế tôi đã tìm tòi và chắt lọc ra một số phương pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm phát huy tốt phẩm chất năng lực đối với học sinh lớp 4. Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm phát huy phẩm chất, năng lực đối với học sinh lớp 4” trong năm học này. 3.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: - 3 - Để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đầu tiên của người giáo viên là làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, nhưng công tác chủ nhiệm lớp không phải là một công việc đơn giản, nó luôn là vấn đề trăn trở đối với hầu hết các giáo viên tiểu học: Làm thế nào để xây dựng được một tập thể vững mạnh phù hợp với lứa tuổi học sinh, nhân cách học sinh được hình thành và phát triển bằng con đường nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh? Người giáo viên cần phải có tính kiên trì, tận tình như một bác sĩ tâm lí, cần hòa mình vào thế giới của học sinh để tìm hiểu tâm tư, tình cảm, sẻ chia với hoàn cảnh từng học trò. Làm được như thế mới chính là yếu tố quyết định thành công trong công tác chủ nhiệm. Đầu năm học 2018-2019 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4/3, lớp tôi có tổng số 34 học sinh. Sĩ số lớp (34/15 nữ) nên thuận lợi trong việc quản lí lớp và quan tâm đến các đối tượng học sinh. Đa số học sinh ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn. Các em có đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. Tranh ảnh, thiết bị - đồ dùng dạy học khá đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Học sinh của lớp được học theo chương trình 8 buổi/tuần nên các em có điều kiện để rèn luyện kiến thức và phát huy tốt phẩm chất năng lực của mình thông qua các hoạt động học tập. Tuy nhiên trong lớp có một số em tiếp thu bài chậm còn ham chơi nhiều, chưa ham học, chưa có thói quen tự học, tự rèn luyện, chưa tự giác học tập như em:B Huy,Kim,My,Bắc,Q Anh ,TBảo ,L Huy, M Đăng. Một số phụ huynh chưa quan tâm, chưa biết cách hướng dẫn, chưa có biện pháp và thời gian hướng dẫn các em học tập. Một số học sinh trong lớp gặp hoàn cảnh khó khăn như bố mẹ ly hôn (Q Anh, M Đăng,Hân,G Bảo ); mẹ bỏ từ nhỏ lúc 3 tuổi ở với bà nội già cha tâm thần (B Uyên ); một số phụ huynh hoàn cảnh khó khăn ở nhà trọ, làm thuê không quan tâm đến việc học con em mình nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác chủ nhiệm của giáo viên. Tôi thường xuyên trò chuyện, hỏi han tình hình sống của gia đình các em, động viên các em đến lớp đầy đủ và tích cực trong học tập và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, lớp tôi cũng có một số thuận lợi: phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, luôn động viên nhắc nhở và hướng dẫn các em chuẩn bị bài tốt ở nhà. Giáo viên chủ nhiệm có cơ hội tốt nhất để thực hiện việc dạy phân hoá học sinh , có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu, có điều kiện tốt nhất để phát triển năng lực tư duy cho học sinh khá giỏi. Giáo viên có thể tạo những sân chơi thật bổ ích cho việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Lâu nay, trong dạy học giáo viên đã thực sự đổi mới từ việc chọn nội dung, hình thức, thời lượng, đồ dùng dạy học, cách đánh giá, cho phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Từ những khó khăn và thuận lợi trên tôi đã đưa ra một số giải pháp. III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp 1: Tổ chức các hoạt động trong học tập a) Cách thức tổ chức Muốn tổ chức các hoạt động trong học tập nhằm phát huy phẩm chất năng lực cho học sinh đạt hiệu quả, giáo viên cần tích hợp vào các tiết học chính khóa. a.1) Phạm vi, đối tượng - 5 - còn phải kiên trì, tôn trọng, khuyến khích những cái học sinh đã đạt được dù là nhỏ nhất. Học sinh được trao đổi với nhau và đi đến thống nhất nội quy lớp học như: Đi học đúng giờ; Tự tin sáng tạo, học bài và làm bài đầy đủ,tích cực học tập, năng động đoàn kết, chuyên cần vượt khó, yêu thương và giúp đỡ bạn bè, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Cả lớp cùng cam kết thực hiện tốt các nội quy lớp. Qua việc thành lập Hội đồng tự quản xây dựng nội quy lớp học cũng giúp các em phát huy ý thức tự giác, chủ động tham gia các hoạt động giáo dục. Như vậy để làm tốt công tác tự quản trước hết, tôi phải tập huấn cho Hội đồng tự quản và giao nhiệm vụ cho từng thành viên. Sau khi các em đã nhận biết vai trò và trách nhiệm của mình, các nhóm trưởng phải theo dõi sát các thành viên của nhóm và ghi nhận vào sổ theo dõi hàng ngày việc các bạn ăn mặc sạch sẽ gọn gàng khi đến lớp, có chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ khi đến lớp không và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo yêu cầu của giáoviên. Học sinh biết trình bày ý kiến của mình, lắng nghe bạn nhận xét điều chỉnh hoạt động của bản thân để hoàn thiện mình hơn. Trong thời gian đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi sát sao các hoạt động của Hội đồng tự quản để phát hiện ra mặt còn hạn chế và uốn nắn kịp thời. Vào tiết sinh hoạt lớp tôi tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. Khi nề nếp đã được thấm nhuần vào từng cá nhân học sinh thì các em sẽ tự giác trong các hoạt động học tập như: các em biết tự chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ, tự giác tìm hiểu bài trước khi đến lớp; mạnh dạn khi giao tiếp, biết chia sẻ giải quyết các vấn đề học tập. Sau đó tôi mạnh dạn đổi mới cách thiết kế và tổ chức lớp học trong đó các hoạt động thực hành cần được thực hiện thường xuyên. Chuyển - 7 - c) Phân tích so sánh đánh giá Sau một thời gian tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát huy năng lực, phẩm chất của các em tôi thấy học sinh có những chuyển biến rõ rệt: lúc đầu các em rất ái ngại không tự tin khi bày tỏ ý kiến, nói lời đáp trước lớp nhưng tôi đã kịp thời nhắc nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường hòa đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là những những câu nói tự tin, rõ ràng, phù hợp, mạnh dạn hơn. Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó, các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mình hơn qua việc học nhóm, tạo điều kiện cho các em được giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, biết hợp tác và giải quyết các vấn đề học tập tương đối tốt. Ngoài ra các em biết đoàn kết với bạn bè cùng nhau tích cực tham gia giữ vệ sinh trường lớp, lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. 2. Giải pháp 2 : Tổ chức các sân chơi học tập a) Cách thức tổ chức Tổ chức các sân chơi để học sinh học tập lẫn nhau cùng nhau hoàn thiện năng lực và phẩm chất đạt hiệu quả. a.1) Phạm vi, đối tượng Toàn thể học sinh trong lớp. a.2) Thời gian thực hiện Thực hiện trong các tiết sinh hoạt và các phong trào của trường theo chủ đề năm học. a.3) Công việc cụ thể Để giúp học sinh phát triển năng lực và phẩm chất đạt hiệu quả, giáo viên cần lồng ghép vào các tiết sinh hoạt lớp, thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi ngoại khóa của trường, lớp như “Kỉ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10; Các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”, chào mừng Ngày thành lập Đảng 3/2 và mừng Xuân, “Phong trào Nuôi heo đất, Cây quà xuân” tiết kiệm tiền tiêu vặt để dành tặng các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, b. Dữ liệu chứng minh Bên cạnh việc hướng dẫn các em phương pháp học tập nhằm phát huy năng lực phẩm chất, giáo viên cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh. Để hoạt động của các em sôi nổi và có ý nghĩa. Trong những những buổi sinh hoạt dưới cờ, tôi luôn khuyến khích các em xung phong trả lời những câu hỏi mà thầy cô phụ trách đặt ra, nhắc nhở học sinh luôn lắng nghe các nội dung, hoạt động cần làm trong tuần. Nhờ vậy các em mạnh dạn dần và thực hiện tốt các phong trào của nhà trường. Biết nhặt được của rơi tìm người trả lại và đã được tuyên dương dưới cờ. Trong tiết sinh hoạt lớp, các nhóm trưởng và hội đồng tự quản báo cáo nêu ra những việc nên làm và không nên làm của các bạn trong tuần. Các bạn nêu ý kiến - 9 - tôi cùng các em tập luyện và đạt kết quả cao: giải nhất đơn ca, giải ba múa. Ban vệ sinh sẽ phân công cụ thể cho một hoặc hai nhóm lo dọn vệ sinh sau khi tổ chức lễ. Ngoài ra các em không chỉ tham gia vào phong trào của lớp mà còn tham gia vào hoạt động chung của nhà trường như: múa hát sân trường rất tích cực. Để nâng cao việc phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh không gì hiệu quả bằng việc cho các em được trải nghiệm. Giáo viên cần tạo điều kiện tốt nhất, để các em được làm, được trải nghiệm như chính cuộc sống của mình. Có như thế, các em mới hình thành được những hành vi, thói quen cho cuộc sống an toàn, khỏe mạnh. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Sau khi áp dụng “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm phát huy phẩm chất, năng lực đối với học sinh khối 4” tôi nhận được những chuyển biến tích cực. Trước tiên, giờ học, giờ sinh hoạt lớp, các hoạt động giáo dục khác rất nhẹ nhàng, sôi nổi, học sinh rất thích thú với môn học. So với trước đây, học sinh mạnh dạn, tự tin, tích cực hơn. Các em biết cách lắng nghe, hợp tác với các bạn trong nhóm, ứng xử tốt các tình huống trong trò chơi tập thể. Ngay cả các em trước đây nhút nhát, ít hoạt động bây giờ cũng dần hoạt bát, đáng khen. Công việc chủ nhiệm của tôi cũng được đánh giá cao hơn lúc trước, đồng nghiệp quý mến, khen học sinh ngoan và có hỏi kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. Trong năm học 2016- ........ lớp tôi đã dẫn đầu về năng lực, phẩm chất trong tổ khối. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Trước tiên người giáo viên cần thấy được tầm quan trọng của việc phát huy tốt phẩm chất và năng lực của học sinh mang một ý nghĩa quan trọng và là một việc làm hết sức cần thiết góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện. Nó mang ý nghĩa cộng đồng cùng nhau góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đây là những giải pháp quý báu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, dạy và học đi vào chất lượng thực tế, học sinh không chỉ được học kiến thức mà thông qua môn học học sinh được học tập thực sự, được tìm tòi khám phá, phát triển những năng lực tiềm ẩn của mình góp phần khắc phục tình trạng học tập thụ động, áp đặt, tạo niềm say mê hứng thú, chủ động, sáng tạo, làm chủ giờ học của các em. Từ đó các em biết vận dụng vào thực tế cuộc sống, các em có cơ hội phát triển một cách toàn diện. Về phía nhà trường: Theo phương châm giáo dục hiện nay là: “Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” nên: Nhà trường luôn phát động phong trào này hơn nữa dưới nhiều hình thức. Về phía phụ huynh: Trước hết là cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc hình thành một số phẩm chất, năng lực cần hiết cho con em, tạo một chỗ dựa vững chắc để trẻ chia sẻ, bày tỏ, luôn phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện cho các em, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp. Trên đây là một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm phát huy phẩm chất, năng lực đối với học sinh khối 4 được tôi áp dụng trong thời gian nhất định,
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nhiem_nham_phat_huy.doc