SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức tự giác cho học sinh Lớp 4

doc 20 trang lop4 09/11/2023 3353
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức tự giác cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức tự giác cho học sinh Lớp 4

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức tự giác cho học sinh Lớp 4
 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học 
 sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Đất nước ta đang tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là định hướng 
đúng đắn phù hợp với yêu cầu thời đại – thời đại của những con người bản lĩnh, 
năng động, tự chủ, sáng tạo, tự lập. Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy rằng, một số 
không nhỏ các trẻ em, thậm chí là cả người lớn thời nay đã không có khả năng tự 
chủ trong cuộc sống, thường chỉ có thể làm tốt nếu được “ cầm tay chỉ việc”, thậm 
chí là chỉ rồi mà vẫn làm sai vì không có sự tự tin, không xác định được mình phải 
làm gì, cần làm gì trong môi trường sống, môi trường làm việc của mình và phải có 
sự kiểm soát liên tục mới có thể hoàn thành công việc. Điều này là do thiếu một 
chữ “tự” trong quá trình thành nhân. Ngay từ bé nếu các em không được tập tính tự 
giác thì sẽ dẫn đến thiếu tự tin và không thể có khả năng tự chủ trong công việc, từ 
chuyện học cho đến chuyện làm. Và vì thế khi các em lớn lên sẽ thiếu tính tự lập, 
tính thụ động từ đó cũng được sinh ra, gây khó khăn trong quá trình thích nghi với 
cuộc sống của các em.
 “Gieo một thói quen – Gặt một tính cách – Gieo một tính cách – Gặt một số 
phận” để thấy được số phận của một con người gắn liền với một tính cách và vì thế 
cần thiết phải tạo ra cho trẻ những tính cách tốt. Nhưng tính cách của một con 
người không phải tự nhiên mà có, nó phải được hoàn thiện dần qua quá trình giáo 
dục. Việc tập cho trẻ những hành động tự giác ngay từ nhỏ chính là biện pháp tốt 
nhất để gieo vào tâm hồn các em ý thức tự chủ trong mọi hành vi ứng xử sau này.
 Tuy nhiên, không phải người giáo viên nào cũng có được phương pháp giáo 
dục học sinh phù hợp. Điều này có thể thấy rõ trong quá trình giáo dục, có những 
lớp, học sinh có ý thức tự giác cao nhưng ngược lại, một số lớp khác học sinh chấp 
hành rất kém các nội quy, quy định của nhà trường.
 Song một thực tế mà chúng ta đều biết là hiện nay trong các cấp học mà đặc 
biệt là bậc Tiểu học nói chung và trường tiểu học Dray Sáp nói riêng ở những lớp 
nào giáo viên biết phát huy tính tự giác của học sinh thì nề nếp cũng như chất 
lượng của lớp đó được cải thiện rõ rệt. Điều đó chứng tỏ rằng giáo dục ý thức tự 
giác là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh về 
mọi mặt.
 Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, mà đặc biệt là lớp 4A 
năm học 2014-2015 tôi được phân công chủ nhiệm. Ngay từ những tuần đầu tiên 
nhận lớp tôi nhận thấy các em hầu như chưa tích cực, tự giác trong mọi hoạt động: 
Lao động vệ sinh khu vực tự quản chậm nên một số buổi bị Tổng phụ trách Đội 
phê bình, nhắc nhở. Một số em đi học muộn, nhiều em nói chuyện riêng trong giờ 
học, chưa tích cực xây dựng bài, chưa tự giác trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, vẫn 
còn học sinh chưa chuẩn bị tốt sách vở đồ dùng học tập khi đến lớp... Đứng trước 
 Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 1 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học 
 sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp
 1. Cơ sở lí luận
 a. Khái niệm về ý thức tự giác
 Theo từ điển tiếng việt thì “Tự giác là tự mình hiểu và làm, không cần ai 
nhắc nhở.”
 Theo từ điển bách khoa: Ý thức tự giác là sự nhận thức của cá nhân về trách 
nhiệm của mình đối với một việc nào đó và bản thân mình biết rõ là phải làm gì và 
làm như thế nào.
 Từ đó có thể hiểu, ý thức tự giác là việc bản thân mỗi người phải tự hiểu, tự 
nhận thức được việc nào đó là quan trọng và có ý thực hiện nó mà không phải bắt 
buộc hay gò ép vì một lí do nào đó.
 Giáo dục ý thức tự giác là một quá trình uốn nắn, sửa chữa những người từ 
không có ý thức, trách nhiệm trong công việc hay có ý thức một phần trở thành 
người có trách nhiệm trong các hoạt động.
 b.Vai trò của tự giác
 Có lẽ ai trong bất cứ chúng ta cũng đã từng vài lần bị mắc kẹt giữa những 
đám hỗn độn như tranh nhau mua vé xe về tết hay đám đông vì kẹt xe giữa đường 
phố, chen lấn ngay cả ở chốn linh thiêng...Để dẫn đến tình trạng đó ngoài những lí 
do khách quan thì còn một lí do khác đó là ý thức tự giác của con người. Thay vì 
họ xếp hàng chờ nhau mua vé thì họ lại chen lấn, xô đẩy nhau, thay vì di chuyển từ 
từ từng người một họ lại lấn chiếm, tranh giành nhau dẫn đến tình trạng không ai 
muốn mà rút cuộc họ vẫn là nạn nhân của những cuộc tranh chấp đó. Như vậy, 
trong cuộc sống, ý thức tự giác có thể giải quyết được các tình trạng gây bức xúc 
cho xã hội và nhức nhối cho các ngành chức năng.
 Ngoài ra, chúng ta có thể thấy trong bất cứ công việc nào, nếu chúng ta cảm 
thấy hứng thú, tự nhận thức được sự cần thiết của nó và thực hiện một cách tự giác 
thì chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và làm việc rất hiệu quả.Còn ngược lại, nếu 
chúng ta làm việc một cách miễn cưỡng, cảm giác bị gò ép thì hiệu quả công việc 
sẽ không cao.
 Trong công việc, những người có ý thức tự giác luôn là những người chủ 
động. Họ luôn biết mình nên làm gì và cần làm gì nên bao giờ họ cũng luôn là 
người đi đầu, là tấm gương cho đồng nghiệp và là nơi gửi gắm niềm tin cho những 
người lãnh đạo. Và vì thế, trong tập thể, trong cộng đồng họ luôn là người nổi trội 
và được mọi người tín nhiệm.
 Trong môi trường giáo dục vai trò của tự giác lại càng được thể hiện rõ rệt. 
Nếu học sinh nào có ý thức tự giác thì các em sẽ thấy việc học thật nhẹ nhàng. Các 
em luôn hoàn thành những việc mà giáo viên giao vì thế các em lúc nào cũng tự 
tin, sống thoải mái và luôn được bạn bè nể phục, thầy cô yêu mến. 
 Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 3 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học 
 sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp
phụ huynh cũng đã dần quan tâm hơn tới việc giáo dục ý thức tự giác cho con em 
mình.
 b. Khó khăn 
 Như chúng ta đã biết các em học sinh ở vùng nông thôn cuộc sống đã gặp 
nhiều khó khăn, mặt khác điều kiện giao tiếp với môi trường bên ngoài còn rất ít 
mà đặc thù trường tiểu học Dray Sáp là trường có hơn 50% học sinh là học sinh 
dân tộc thiểu số Ê-đê, Mnông. Kinh tế gia đình các em gặp rất nhiều khó khăn, 
thiếu thốn, chính vì thế đa số phụ huynh quanh năm suốt tháng lo chuyện làm ăn 
mà không có thời gian quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, học hành, kỹ năng 
sống cho con em. Bên cạnh đó ý thức tự giác của bộ phận lớn người dân vẫn còn 
rất kém mà hậu quả của nó đã được dự báo trước. Có thể nói ý thức tự giác kém 
của người dân cũng đang từng ngày ảnh hưởng sâu sắc đến con cái của họ. Một số 
học sinh có ý thức tự giác kém, chưa tự mình thực hiện các nhiệm vụ phải luôn cần 
có giáo viên nhắc nhở, hối thúc. 
 Bên cạnh những sự phát triển về lối sống hiện đại con người lại đang phải 
đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Sự thay đổi thất thường của khí hậu đang là một vấn 
đề hết sức nhức nhối mà nguyên nhân của nó bắt nguồn từ ý thức của con người 
trong cách đối xử với môi trường để bây giờ chính con người đang phải tự dằn vặt 
mình với bao sự “giá như”. Chúng ta thấy rằng, trên rất nhiều con đường, từ những 
ngõ ngách trong xóm làng đến những con đường rộng lớn trên phố, hồ ao, sông 
suối hiện nay đang tràn ngập bao nhiêu rác thải. Hằng năm có biết bao nhà máy 
phải ngừng hoạt động vì “không thân thiện” với môi trường... 
 Ngoài ra, có một số người khi tham gia giao thông nếu có cảnh sát giao 
thông thì đi chậm và chấp hành đội mũ bảo hiểm, còn nếu không có thì phóng 
nhanh, vượt đèn đỏ, uống rượu lái xe, không đội mũ bảo hiểm... Dẫn đến hàng năm 
có đến hàng nghìn người chết vì tai nạn giao thông.
 Tất cả những việc đó, để thấy rằng ý thức tự giác của người dân rất kém mà 
hậu quả của nó thì ai cũng rõ.
 Trong nhà trường tiểu học, ý thức tự giác của mỗi học sinh là rất cần thiết. 
Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng đều có ý thức tự giác trong các hoạt động. 
Qua quá trình quan sát, theo dõi tôi nhận thấy có những mức độ tự giác như sau:
 Mức độ 1: Những học sinh có ý thức tự giác cao.
 - Đây là những học sinh luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp. Ví dụ một 
số em luôn đi học chuyên cần dù trời mưa nắng hoặc đau ốm nhẹ, tự giác ôn bài 
vào mỗi đầu giờ học, các em luôn hoàn thành các bài tập mà giáo viên đưa ra. Rất 
ít khi các em vi phạm các nội quy, quy định của lớp cũng như của nhà trường. Kể 
cả việc vệ sinh lớp học các em cũng rất tự giác. Tuy nhiên, số lượng học sinh có ý 
thức tự giác cao ở mỗi lớp không nhiều. Như lớp 4A (năm học 2014 – 2015) mà tôi 
 Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 5 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học 
 sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp
 Qua sự thống kê trên, chúng ta cũng có thể thấy học sinh đa phần có ý thức 
tự giác, nhưng ở mức độ chưa cao còn đang ở dạng “tiềm năng”, chưa được khơi 
dậy và phát huy. 
 c. Các nguyên nhân
 Thứ nhất, do bản thân mỗi học sinh chưa nhận ra được trách nhiệm của mình 
đối với việc học cho chính bản thân mình cũng như trách nhiệm đối với tập thể nên 
trong các hoạt động các em tỏ ra hời hợt, không quan tâm dẫn đến tình trạng công 
việc bị bỏ dở.
 Thứ hai, học sinh chưa tự biết được phần công việc của mình trong khi đó 
giáo viên thường hay cào bằng, không giao việc đến nơi đến chốn nên học sinh 
không biết mình làm chỗ nào dẫn đến tình trạng những bạn nhiệt tình làm không 
hết việc còn những bạn khác thì lại không có việc hay không biết việc để làm. Việc 
học ở nhà thì không có ai quan tâm nhắc nhở nên các em không thấy được tầm 
quan trọng của việc học từ đó không coi trọng việc học nên không tự giác học
 Thứ ba, một số giáo viên chỉ biết rằng lớp mình đã hoàn thành công việc mà 
không đánh giá xem những ai làm tốt, ai làm chưa tốt nên những học sinh nhiệt 
tình không cảm thấy vui, hứng thú nữa còn những học sinh không làm thì vẫn 
không việc gì cho nên những học sinh có ý thức dần dần cũng ít đi, học sinh thiếu 
ý thức ngày một nhiều hơn. Đối với việc học ở nhà nhiều giáo viên không coi trọng 
việc kiểm tra và tuyên dương những em làm tốt nên dần dần các em cũng lơ là việc 
tự giác học ở nhà.
 Thứ tư, khi giáo viên giao việc không chú ý đến năng lực của học sinh nên 
học sinh thường không hoàn thành vì không thể làm được chứ không phải không 
làm, dần dần các em cũng đánh mất tính tự giác của mình vì các em thiếu tự tin khi 
thực hiện nhiệm vụ của mình.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Các giải pháp, biện pháp mà đề tài đưa ra ra nhằm giúp cho giáo viên chủ 
nhiệm lớp rèn luyện tính tự giác của học sinh, giúp cho học sinh trở thành những 
học sinh có tính tự giác cao khi còn ngồi trên ghế nhà trường và khi trở thành 
những người trưởng thành thì sẽ là những công dân tích cực của xã hội
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 *Biện pháp 1: Xây dựng đội ngũ cán sự lớp
 Đội ngũ cán sự lớp là nòng cốt của lớp, là cánh tay đắc lực của giáo viên chủ 
nhiệm. Nếu người giáo viên biết phát huy thế mạnh của đội ngũ này thì công việc 
của người giáo viên chủ nhiệm sẽ nhẹ đi rất nhiều. Tuy nhiên, học sinh nào cũng 
có thể làm cán sự lớp nhưng không phải ai cũng có thể làm tốt. Và việc chọn lựa 
 Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 7 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học 
 sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp
 *Biện pháp 2: Giao việc cho học sinh
 Nếu giáo viên nào không phân công cụ thể từng em một thì chắc chắn lớp đó 
sẽ không hoàn thành công việc hoặc nếu muốn hoàn thành thì ngày nào giáo viên 
cũng phải đứng bên cạnh và thúc giục công việc. Chính vì thế muốn học sinh tự 
giác làm thì chúng ta cần phải biết phần công việc không hoàn thành là của ai và 
trách nhiệm này thuộc về bạn nào hay ai làm tốt những việc này, bạn nào xứng 
đáng được khen ngợi. Từ đó thúc đẩy hiệu quả công việc đi lên mà ý thức tự giác 
của học sinh cũng dần được hình thành.
 Để làm được điều này cần phải phân công công việc ngay từ đội ngũ ban cán 
sự lớp, cần phải chỉ cho học sinh biết nhiệm vụ của mình là gì. Tránh trường hợp 
bầu ban cán sự lớp nhưng chỉ có lớp trưởng hoạt động còn những bạn khác không 
có việc gì làm. Đối với ban cán sự lớp cần phân công cụ thể như sau:
 * Nhiệm vụ của lớp trưởng:
 - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
 - Báo cáo sĩ số ngay sau khi xếp hàng vào lớp.
 - Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng 
tập thể dục.
 - Giữ trật tự lớp khi giáo viên chữa bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi 
lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần, tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp
 - Tổng hợp báo cáo của các tổ trưởng, báo cáo trong tiết sinh hoạt lớp cuối 
tuần.
 - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.
 * Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách học tập:
 - Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm 
bài.
 - Theo dõi hoạt động của các nhóm “Đôi bạn cùng tiến” và báo cáo cho giáo 
viên.
 - Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
 * Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách văn nghệ:
 - Cất hát đầu giờ, cuối giờ.
 - Quản lý đội văn nghệ của lớp khi tập luyện.
 * Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách lao động:
 - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt 
đèn, quạt khi ra về.
 Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_y_thuc_tu_g.doc