SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học trên Zoom trong thời gian dạy trực tuyến phòng dịch Covid -19 ở Lớp 4

docx 23 trang lop4 15/01/2024 1460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học trên Zoom trong thời gian dạy trực tuyến phòng dịch Covid -19 ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học trên Zoom trong thời gian dạy trực tuyến phòng dịch Covid -19 ở Lớp 4

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học trên Zoom trong thời gian dạy trực tuyến phòng dịch Covid -19 ở Lớp 4
 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA VÌ
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRÊN ZOOM 
TRONG THỜI GIAN DẠY TRỰC TUYẾN PHÒNG DỊCH CO VID – 19 
 NĂM HỌC 2021-2022
 Lĩnh vực/ Môn : Văn hóa
 Cấp học : Tiểu học
 Tác giả : Đoàn Thị Lan
 Trường : Tiểu học Trung tâm nghiên cứu Bò 
 Chức vụ : Giáo viên
 Năm học 2021 - 2022 2/15
mẹ học sinh cùng chung tay .....chất lượng và hiệu quả.
 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học trên 
Zoom trong thời gian dạy trực tuyến phòng dịch Co vid -19, năm học 2021- 
2022.
 Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 4D - Tiểu học Trung tâm nghiên cứu 
Bò và đồn cỏ Ba Vì.
 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đề tài được nghiên cứu áp dụng trong phạm vi nhà trường trong thời gian 
học trực tuyến, tập chung chủ yếu là năm học 2021 - 2022.
 (Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022)
 - Tháng 9: Khảo sát tình hình thực tế tại lớp.
 - Từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 thực hiện các nội dung của đề tài.
 - Tháng 4 năm 2022 hoàn thiện đề tài.
 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nhằm thu thập những thông tin 
khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, các tài liệu đã có và bằng 
cách tư duy logic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết.
 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 - Phương pháp quan sát: Sử dụng quan sát bằng mắt nhìn thực tế để thu 
thập các thông tin về phụ huynh, học sinh để đề ra các biện pháp thực hiện phù 
hợp hiệu quả.
 - Phương pháp điều tra: Nhằm để nắm được các thông tin cần thiết về 
quan điểm, suy nghĩ, nhận thức về phong trào cũng như những tâm tư nguyện 
vọng của học sinh, cha mẹ học sinh để tìm ra nguyên nhân, tính phổ biến, biện 
pháp giải quyết vấn đề.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Dự giờ các tiết chuyên đề, các tiết 
dạy của bạn bè đồng nghiệp để học hỏi cách làm, đúc rút kinh nghiệm.
 Khai thác học tập kinh nghiệm qua việc nghiên cứu các dữ liệu giáo dục 
qua đài báo, qua Internet, qua các buổi hội thảo, chuyên đề
 5.3. Các phương pháp bổ trợ khác: Phương pháp thực nghiệm sư phạm, 
phương pháp thống kê toán học, 4/15
Nhiều em chưa tự giác, khả năng chú ý chưa cao, thường dễ mất tập trung. Hơn 
nữa iệc học zoom kéo dài dễ gây mệt mỏi. 
 Có thể thấy rằng, đa số giáo viên vẫn chưa làm quen kịp với công nghệ. 
Hiện nay, nền tảng dạy học qua zoom được các nhà trường triển khai gần như có 
đầy đủ tất cả giống lớp học truyền thông như quản lý lớp, chia sẻ bài giảng, trao 
đổi trực tiếp với học sinh,  Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng sử dụng 
thành thạo các ứng dụng này ngay từ lần đầu tiên.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Đặc điểm tình hình 
 1.1. Thuận lợi 
 * Học sinh: ngoan chủ động trong học tập, giao tiếp cũng như trong tiếp 
cận thông tin xã hội. Các em thích đến trường, ngoài học tập các em cũng rất 
thích các hoạt động tập thể.
 * Giáo viên:
 - Nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết, có tay nghề chuyên môn vững, 
luôn say sưa tâm huyết với công việc.
 - Tư liệu hình ảnh, video nhiều.
 * Phụ huynh: Bên cạnh đó cũng luôn được phụ huynh đồng hành, ủng hộ 
nhiệt tình, luôn muốn các con được tham gia nhiều hoạt động học tập tích cực 
trong thời gian học trực tuyến. 
 1.2. Khó khăn
 * Học sinh: 
 - Học sinh đều cố gắng học tập, tham gia các hoạt động, biết vâng lời, lễ 
phép với cô giáo.
 - Một số bộ phận phụ huynh còn hạn chế về nhận thức nên việc quan tâm 
con cái học hành còn ít và chưa chu đáo.
 - Thiếu thốn về thiết bị học tập như máy tính, mạng internet kém nên phần 
nào cũng hạn chế đến hoạt động học tập của học sinh.
 - Một số học sinh còn hiếu động, chưa chú ý, tích cực trong giờ học, chưa 
tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập của bản thân, chưa tự giác tham gia các hoạt 
động học tập
 - Một số học sinh thường hay tự ti, mặc cảm, sợ sệt, nhút nhát, chưa biết 
thể hiện mình trước lớp, chưa chủ động chia sẻ với thầy cô, bạn bè
 - Bài giảng trình chiếu cho mỗi slide ít, các em chủ yếu học trên điện thoại 
thông minh chữ nhỏ, bị trôi đi, khó đọng lại. 
 * Giáo viên:
 - Trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế, việc khai thác các chức năng 6/15
 * Những biện pháp chung:
1. Biện pháp 1: Nắm bắt đặc điểm tình hình lớp ngay từ đầu năm
2. Biện pháp 2: Quản lí tốt nề nếp lớp học Zoom 
3. Biện pháp 3: Nghiên cứu và chuẩn bị bài dạy nâng cao hiệu quả giờ học. 
4. Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả học tập bằng các phương pháp dạy học tích 
cực trên Zoom.
5. Biện pháp 5: Tăng cường phương pháp thực hành trên Zoom.
6. Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh tự học hiệu quả
7. Biện pháp 7: Xây dựng lớp học thân thiện, an toàn
 * Biện pháp từng phần: 
 1. Biện pháp 1: Nắm bắt đặc điểm tình hình lớp ngay từ đầu năm
 Được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4D, là giáo viên chủ nhiệm , 
ngay từ đầu năm học, tôi tổ chức các cuộc họp phụ huynh học sinh về tầm quan 
trọng cũng như sự cần thiết phải coi trọng việc học trực tuyến trong tình hình 
dịch. Tôi hướng dẫn phụ huynh trang bị phương tiện cho con em tham gia học 
trực tuyến: máy tính, cam, mic hoặc điện thoại thông minh.
 Để nắm bắt cụ thể, chính xác tình hình chuẩn bị phương tiện học tập cho 
các con tham gia học tập trực tuyến tôi tạo cuộc khảo sát trên zalo nhóm lớp.
 BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU CÁC LOẠI THIẾT BỊ HỌC TRỰC 
 TUYẾN CỦA HỌC SINH LỚP 4D
 Số lượng Tỉ lệ (%)
STT Loại thiết bị sử dụng
 học sinh 
 Học sinh sử dụng máy tính có đủ cam, mic 18, 9 %
 1 7 
 để tương tác trong lúc học.
 2 Học sinh sử dụng điện thoại thông minh 25 67, 6 %
 3 Gia đình không có đường truyền mạng 3 8,1%
 Học sinh không có thiết bị tham gia học tập 5, 4%
 4 2 
 trực tuyến.
 Theo khảo sát đầu năm thì chỉ có 10/ 37 em có máy tính để học. Còn đa 
phần các em học trên điện thoại vì nhiều lí do khác nhau: nhiều phụ huynh do 
còn e dè , phần thì chờ hết dịch , tâm lí chung nữa khi mua máy tính xong không 
dùng đến vừa nhanh hỏng vừa lãng phí không cần thiết, còn lại đa số các phụ 
huynh do điều kiện kinh tế khó khăn, có nhều con cùng học, đành phải cho các 8/15
tự, các nhóm được cố định chia làm năm nhóm mỗi nhóm 7 em ngay từ ban đầu. 
Mỗi nhóm trưởng dễ dàng quản lí số lượng thành viên trong nhóm của nhóm 
mình, khi vào nhóm các em dễ dàng báo cáo số lượng các thành viên của nhóm 
mình. 
 Tôi thấy hiệu quả rất cao, việc điểm danh chỉ mất 1 đến 2 phút. Đặc biệt là 
thích điểm danh vào các nhóm, các em lại được gặp nhau trong nhóm, dễ dàng 
điểm danh các bạn trong nhóm mình, thời gian điểm danh vào trong nhóm chỉ 
mất 1 đến 2 phút. Sau đó tổ trưởng báo cáo các số lượng các thành viên trong 
nhóm mình. Cách thức này giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều, lớp tôi thường xuyên 
duy trì đủ học sinh 37/ 37 em từ đầu tiết học cho đến cuối buổi học. Do đó nề 
nếp lớp học cũng như chất lượng giảng dạy cũng tốt hơn.
 3. Biện pháp 3: Nghiên cứu và chuẩn bị bài dạy nâng cao hiệu quả giờ 
học. 
 Để công tác dạy học thực sự có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của học 
sinh và giúp các em tự tin trong học tập, việc nghiên cứu và chuẩn bị bài dạy là 
việc làm quyết định đến thành công của mỗi tiết học, tôi thấy cần phải chú trọng 
những nội dung sau: 
 Thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học, chương trình SGK theo các văn 
bản, đặc biệt là nội dung giảm tải đố với lớp 3,4,5 khi dạy học ứng phó với tình 
hình dịch Covid – 19. Chú ý đến nội dung giảm tải ở mỗi khối lớp theo đúng 
văn bản quy định. Việc thực hiện điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học, 
các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức. Dạy học đảm 
bảo cho học sinh nắm vững yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thực hành tốt 
và hình thành cho học sinh có thái độ học tập tốt.
 Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng 
tích cực là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, điển hình là sử dụng giáo 
án điện tử. Ngày nay, giáo án điện tử được đón nhận một cách tích cực bởi hình 
ảnh trực quan sinh động, cụ thể giúp học sinh nhớ lâu hơn, giờ dạy của giáo viên 
nhẹ nhàng mà hiệu quả, không khí học tập sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh. 
Đặc biệt, trong dạy học trực tuyến thì việc sử dụng giáo án điện tử có vai trò 
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ học.
 Chuẩn bị kĩ cho bài giảng khi dạy học trực tuyến cần tham khảo tài liệu, tư 
liệu trên các trang web, các kho học liệu, qua các video, hình ảnh, tư liệuTôi 
đã chú ý kiến thức trọng tâm, để không nên dàn trải, lan man, tham nhiều nội 
dung mà không chú ý đến chất lượng.
 Qua thực hiện đúng quy định về chuyên môn, dạy theo hướng nghiên cứu 
bài học tôi thấy chất lượng tiết dạy ngày càng tốt hơn. 10/15
nói nhiều đối với giáo viên, việc nghe nhiều với học sinh.
 Tổ chức trò chơi góp phần không nhỏ đến hứng thú học tập của các 
em mang, nó có ý nghĩa giáo dục trong quá trình học Zoom. Để trò chơi mang 
lại hiệu quả cao thì khi thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học tôi luôn lưu ý 
chọn trò chơi phù hợp theo nội dung của từng bài, từng mạch kiến thức và điều 
kiện thời gian trong mỗi tiết học. 
 Ví dụ môn Khoa học. Khi dạy bài Ánh sáng 
* Trò chơi: Thi tạo hình: Dùng đèn phin chiếu lên trên tường trong phòng tối, 
dùng tay làm vật cản sáng tạo hình các con vật lí thú như con thỏ có đôi tai dài, 
con chó có cái mồm đang sủa, con trâu có hai cái sừng,.
 Ví dụ môn Tiếng Việt. Khi dạy bài Ôn tập cuối học kì 1, Tiết 1 
* Trò chơi: Vòng quay kì diệu 
 Thay cho các phiếu thăm chọn bài, cho học sinh được quay chọn bài trước 
khi đọc, kim chỉ gừng ở vị trí bài đọc nào, đoạn đọc nào thì các em sẽ thực hiện 
đọc bài hay đoạn đó, các em sẽ háo hức và hào hứng hơn. 
 Tổ chức dạy học theo hướng hoạt động, phát huy tính tích cực, chủ động, 
sáng tạo của học sinh. Tập trung vào các kĩ thuật dạy học tích cực trong từng nội 
dung môn học. Kết hợp hài hòa giữa hình thức và phương pháp dạy học sao cho 
giờ học trên lớp nhẹ nhàng và có hiệu quả cao, khuyến khích khả năng sáng tạo 
của học sinh. Đối với học sinh lớp 4 giáo viên cần hướng dẫn và luyện cho học 
sinh khả năng ghi vở và khả năng tự học.
 Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới các hình thức tổ 
chức dạy học trên Zoom không những giúp cho học sinh tích cực mà còn tiếp 
tục cho việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa lớp 4. Tôi vận dụng tổ chức 
các phương pháp và hình thức học tập một cách hợp lí tối ưu, giúp giáo viên 
tương tác hiệu quả nhất với tất cả học sinh, tạo không khí sôi nổi trong các hoạt 
động nhóm, chát, chia sẻ bài, ý kiến các nhân.
 5. Biện pháp 5: Tăng cường phương pháp thực hành trên Zoom.
 Tăng cường phương pháp thực hành, vận dụng khi dạy học trên Zoom. 
Điều này tưởng chừng như rất khó khăn, nếu biết khéo léo vận dụng những đồ 
dùng trực quan thì mang lại hiệu quả cao. Đồ dùng trực quan góp phần rất quan 
trọng trong dạy học, đặc biệt là do học sinh tự chuẩn bị chắc chắn các em sẽ ấn 
tượng với bài học hơn. Góp phần tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực 
hành, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống hàng ngày của học sinh. Khi 
trên Zoom nếu biết khéo léo vận dụng những đồ dùng trực quan thì mang lại 
hiệu quả cao. 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_tren_zoom_tr.docx