SKKN Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4

docx 16 trang lop4 12/11/2023 2020
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4

SKKN Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4
 Là người giáo viên dạy Tiểu học, không những truyền đạt cho học sinh về nội dung kiến thức 
các môn học, mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không 
chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo 
dục.
 LỜI GIỚI THIỆU
 Là người giáo viên dạy Tiểu học, không những truyền đạt cho học sinh về nội dung kiến thức 
các môn học, mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không 
chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo 
dục, đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên. Muốn giáo dục cho một đứa trẻ được 
hoàn thiện quả không đơn giản, người giáo viên phải bao quát tất cả các kĩ năng, kiến thức, nội 
dung lẫn phương pháp khi đứng trên bục giảng. Để nhận thấy được tầm quan trọng đó, bản thân 
tôi luôn cần phải trang bị cho mình một số biện pháp, phương pháp và linh hoạt xử lí mọi tình 
huống diễn ra trong quá trình giảng dạy. Tôi đã 13 năm làm công tác chủ nhiệm và đặc biệt là 11 
năm được chủ nhiệm lớp 4, tôi đúc rút cho mình một số biện pháp về làm tốt công tác chủ nhiệm 
lớp 4. Năm nay tôi mạnh dạn viết Sáng kiến kinh nghiệm, với đề tài: “Một số biện pháp để làm 
tốt công tác chủ nhiệm lớp 4” giới thiệu cùng với bạn bè đồng nghiệp gần, xa. Góp một phần nhỏ 
vào công tác chủ nhiệm học sinh Tiểu học nói chung và chủ nhiệm lớp 4 nói riêng, nhằm đưa ra 
một số biện pháp tốt nhất để giáo dục học sinh nói chung và mỗi học sinh mình chủ nhiệm nói 
riêng một cách hoàn thiện nhất. Rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ, góp ý chân thành từ quý cấp 
lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
 A – PHẦN MỞ ĐẦU
 I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Đất nước ta đang trong thời kì phát triển và hội nhập với các nước trên thế giới, nhất là phát 
triển kinh tế trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thì ngành giáo dục là ngành đầu tiên khai 
trương mở lối. Vì vậy, ngành giáo dục chúng ta luôn chú trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực 
cho đất nước. Trong những năm gần đây, bản thân tôi nhận thấy rằng đạo đức, lối sống bị suy thoái 
ngày một gia tăng, lứa tuổi vị thành niên vi phạm Pháp luật rất nhiều. Trong nhà trường phổ thông 
nói chung và Tiểu học nói riêng, các em còn rất nhỏ, vốn hiểu biết chưa nhiều, các em như “Tờ 
giấy trắng” viết như thế nào thì nó in đậm, in sâu khó xóa mờ. Các em rất thơ ngây, hiếu động, dễ 
bị dụ dỗ, nghe theo. Mặt khác trong học tập có một số em còn ham chơi, ít chú ý, học hay quên, ý 
thức tự giác chưa cao. Xét thấy nhiệm vụ của mình cũng rất lớn trong việc giáo dục và hoàn thiện 
nhân cách cho mỗi con người trong xã hội, bắt đầu là những em học sinh mà mình đang chủ nhiệm. 
Hằng ngày, hằng giờ đau đáu, trăn trở, làm thế nào để có kết quả tốt nhất cho việc hoàn thiện một hạn chế của học sinh về các nề nếp trong khi đi học, việc thực hiện nhiệm vụ của người 
học sinh, phẩm chất đạo đức chuẩn mực và các kĩ năng sống là do nhận thức, ý thức tự 
giác, giao tiếp còn kém và những đề xuất nhằm hoàn thiện năng lực, phẩm chất, nhân 
cách đạo đức chuẩn mực của từng học sinh lớp 4B trường TH Lý Thường Kiệt – Huyện 
CưMgar.
– Rút ra bài học kinh nghiệm cùng với kết quả nghiên cứu của đề tài.
– Thời gian thực hiện nghiên cứu và áp dụng từ đầu tháng 8/2015 đến cuối tháng 3/2016.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp điều tra, trò chuyện.
– Phương pháp nêu gương.
– Phương pháp tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh TH.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu.
– Phương pháp đọc sách tham khảo và tài liệu.
 B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Lý luận khoa học:
Trong lịch sử nhân loại, giáo dục đã không ngừng phát triển và là động lực để phát triển 
kinh tế xã hội; giáo dục đã phục vụ đắc lực cho xã hội, kịp thời điều chỉnh qui mô, thích 
ứng nhanh với những yêu cầu biến đổi nguồn nhân lực. Ngược lại, sự phát triển nhanh 
của kinh tế xã hội, của khoa học kỹ thuật cũng đã tác động trở lại để phát triển giáo dục. 
Hiện nay các nước phát triển, cũng như các nước đang phát triển đều quan tâm cải cách 
giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập hóa, quốc tế hóa. Đây là thời cơ và cũng là 
thách thức đối với quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Một mặt nó tạo ra 
cơ hội cho giáo dục phát triển do nhu cầu về nguồn nhân lực có trí tuệ ngày càng tăng. 
Mặt khác, kinh tế đòi hỏi giáo dục đáp ứng nhu cầu trước mắt và đón đầu, định hướng 
đúng cho tương lai. Một ngôi nhà vững chắc thì cần có một nền móng vững chắc. Bởi 
thế ngay từ trường Tiểu học, học sinh phải được học đầy đủ các môn học để phát triển 
toàn diện. Ngoài việc lĩnh hội các kiến thức môn học, các em còn cần được trang bị cho 
mình nhiều kĩ năng khác như: giao tiếp, kĩ năng sống, xử lý tình huống, biết phân biệt 
đúng sai,thì mới tạo tiền đề cho các em bước tiếp lên các cấp học cao hơn, tiến đến 
hoàn thiện nhân cách cho các em sau này.
2. Lý luận thực tiễn:
Là người giáo viên dạy Tiểu học, hầu như chịu hoàn toàn trách nhiệm về lớp mình phụ 
trách, trực tiếp giảng dạy các môn học, đồng thời tổ chức, hướng dẫn tất cả các hoạt một thói quen, với thái độ lơ đễnh. Khi cô giáo giảng xong, hỏi lại là không biết gì, 
 chính vì vậy những em đó thường hay tự ti, mặc cảm, sợ sệt, nhút nhát, chưa biết thể 
 hiện mình.
 – Đa số vốn giao tiếp của các em rất hạn chế, lời nói chưa được to, rõ ràng, hay có kiểu 
 nói rất nhỏ, nói lắp bắp, không thể nghe được.
 * Điều tra thực trạng
 Tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về quá trình tiếp thu bài, học bài và những hành vi ứng 
 xử, giao tiếp, kĩ năng sống, sự hiểu biết,trong lớp học của 22 em học sinh lớp 4B, 
 trường Tiểu học Lý Thường Kiệt.
 Vào đầu năm, qua tìm hiểu, trao đổi, kiểm tra về tình hình chung của tất cả các em học 
 sinh trong lớp, tôi nhận thấy: Lớp có một số em chưa tự giác học tập, trong giờ học còn 
 lơ là, ít chú ý, tiếp thu chậm, tự ti, mặc cảm, trầm tính, không năng động,; Một số em 
 còn mang tính là quậy phá, hay chọc bạn, đánh bạn; Một số em chưa thực sự ngoan, nói 
 năng còn trống không, chưa lễ phép; Rất nhiều em viết chữ còn sai lỗi nhiều, chưa đẹp; 
 Trang phục chưa mua sắm đầy đủ; Đó là thực trạng mà bản thân tôi luôn lo lắng, băn 
 khoăn khi làm công tác chủ nhiệm lớp 4B trong năm học này. Do thực hiện áp dụng đề 
 tài, nên sau hai tuần đầu năm học, qua trao đổi, tìm hiểu, tôi hướng tới một vài số liệu 
 có nội dung chủ yếu sau:
 Tổng số HS Nội dung tìm hiểu Số lượng Tỉ lệ
 1) Học sinh chưa tự giác học bài cũ. 10 47,6
 2) Học sinh viết chữ sai lỗi nhiều, chưa đẹp. 7 33,3
 3) Học sinh học chưa chú ý, tiếp thu chậm. 8 38,0
 4) Học sinh nói trống không, chưa lễ phép. 12 57,1
 22 5) Học sinh còn quậy phá, chọc bạn, đánh bạn.5 23,8
 (1 KT) 6) Học sinh cá biệt. 2 9,5
 7) Học sinh chưa có trang phục đầy đủ. 4 19,0
 8) Học sinh còn trầm, tự ti, rụt rè. 6 28,5
 9) Học sinh có vốn kĩ năng sống hạn chế. 9 42,9
 10) Học sinh hay quên vở, sách, đồ dùng, 7 33,3
 Kết quả trên cho thấy, tỉ lệ học sinh thuộc các nội dung trên chiếm nhiều so với tổng số học 
sinh của lớp.
 2. Thành công- hạn chế Từ thực trạng mà học sinh còn hạn chế về sự tiếp thu bài, ít học bài, ít chú ý trong giờ 
học. Kĩ năng sống, hành vi ứng xử, giao tiếp còn hạn chế, là do các nguyên nhân, các 
yếu tố tác động sau:
4.1. Về tâm sinh lí: Với lứa tuổi lớp 4, các em đang chuẩn bị bước sang tuổi dậy thì, 
nên có sự thay đổi về thể chất lẫn tâm sinh lý,Các em mới vừa bước lên lớp 4, có 
những thay đổi về môn học, kiến thức, các hoạt động khác cũng được nâng cao, dẫn đến 
các em cũng có phần lo sợ, hoang mang. Mặt khác kiến thức lớp dưới các em học xong 
rồi quên, không nắm chắc để áp dụng, có nhiều em không còn nhớ một nội dung gì ở 
dưới lớp 1,2,3 mà mình đã học. Một số em hiếu động, hay bắt nạt bạn, chọc bạn, ít chịu 
ngồi im. Ở lứa tuổi các em đa số là ham chơi, ít chú ý, thói quen là để cô cùng các bạn 
giải quyết vấn đề xong, rồi có sẵn để ghi vào. Cách giao tiếp bằng ngôn ngữ của các em 
chưa hoàn chỉnh, nói năng còn cộc lốc. Việc thực hiện đi vào nề nếp các em vẫn chưa 
coi trọng, cứ làm những gì mình thích, không quan tâm gì đến nội quy của trường, lớp.
4.2. Về hoàn cảnh gia đình của học sinh:
Hầu hết học sinh của lớp tôi chủ nhiệm sống trong môi trường là vùng nông thôn, nên 
suy nghĩ và nhận thức của các em còn hạn hẹp. Điều kiện học ở nhà của các em còn 
thiếu thốn: Thiếu sự hướng dẫn bảo ban của cha mẹ, vì phần lớn cha mẹ các em trình 
độ còn thấp, chỉ biết việc trên nương rẫy, ít có thời gian giáo dục, dạy dỗ con cái hay 
đôn đốc việc học hành của con; Thiếu thốn về vật chất, góc học tập chưa phù hợp hoặc 
có em không có. Có em, mẹ bị mất, sống với bố, nên bị thiệt thòi rất nhiều về tình cảm, 
tinh thần và sự chăm sóc.
Cha mẹ các em chưa chú trọng đến việc rèn cho con mình nói năng, xưng hô như thế 
nào cho lễ phép, cho lịch sự. Con cái giao tiếp với ông bà, cha mẹ, anh chị em của mình 
đa số trả lời cụt ngủn chưa thành câu, lâu dần thành thói quen.
4.3. Về phía giáo viên: 
Về phía giáo viên thì chưa nắm bắt được tâm lý của học sinh, khi hỏi các em điều gì là 
yêu cầu các em trả lời được, mà các em không có khả năng hình dung, suy nghĩ như 
mình mong muốn, cứ đặt ra những câu hỏi khuôn mẫu, áp đặt học sinh yêu cầu học sinh 
phải trả lời theo ý của mình. Phương pháp truyền thụ chưa phù hợp. Đôi khi các em trả 
lời chưa đúng thì bỏ qua, gọi em khác trả lời là xong, chưa thực sự quan tâm đến việc 
tại sao các em trả lời chưa đúng ? Chưa đặt những câu hỏi để phát huy tính tự giác tích 
cực của học sinh. Đôi khi giáo viên chưa thực sự gần gũi, thân mật với các em, nên các 
em phần thì sợ, phần thì chây lì. Kiến thức lớp 4 thì hơi nặng và nhiều, nên việc truyền 
thụ cho các em chiếm hết thời gian, dẫn đến không còn thời gian dành cho các em. Vì PHIẾU GHI THÔNG TIN HỌC SINH
1) Họ và tên: Dân tộc:..
2) Ngày tháng năm sinh:
3) Nơi sinh:. Quê quán:..
4) Địa chỉ: Số nhà:.Đội:Thôn:Xã:Huyện:..
(Số điện thoại gia đình:)
5) Họ và tên bố:.Năm sinh:.Nghề nghiệp:..
Họ và tên mẹ: Năm sinh:.Nghề nghiệp:.
6) Sống với: Bố + mẹ: o ;Bố: o ; Mẹ: o ; Ông, bà: o ;Người đỡ đầu: o
7) Hoàn cảnh gia đình: (khá giả, đủ ăn, cận nghèo, nghèo):.
8) Kết quả học tập cuối lớp 3: (HT, TH tốt, HT xuất sắc):
9) Những môn học yêu thích:
10) Góc học tập riêng ở nhà: (Có, không, học chung):.
11) Sở thích (Năng khiếu):.
 b) Xử lý thông tin:
 Sau khi thu phiếu điều tra, tôi đã có đầy đủ các thông tin của học sinh, phục vụ cho những việc 
sau:+ Ghi chép vào hồ sơ: Tôi đã ghi chép đầy đủ thông tin cần thiết vào sổ theo dõi chất lượng, 
sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc với gia đình học sinh,Cập nhật phần mềm smax 3.0 (Quản lý học sinh).
 + Xếp chỗ ngồi học sinh: Tôi dựa vào kết quả học lực của các em, phần nào nắm được những 
em học khá, giỏi và yếu kém, để xếp chỗ ngồi cho hợp lý như: Nam ngồi xen kẽ nữ, em khá giỏi 
ngồi với em yêu kém, kết hợp phân công đôi bạn cùng tiến,
 + Trao đổi, chia sẻ: Tôi chủ động đến gặp một số em, để hỏi thăm thêm về gia đình, hoàn cảnh 
sống thường ngày của gia đình,động viên, chia sẻ, giúp đỡ.
 c) Bầu ban cán sự lớp: Bầu ban cán sự lớp là việc cần làm ngay từ đầu năm, đây là một trong 
những điều kiện để các em thể hiện mình, có ý thức tự quản tốt, có ý thức đi vào nề nếp. Do đó tôi 
đã sắp xếp thời gian hợp lý nhất, cho các em tổ chức bầu ban cán sự lớp theo quy định, chọn ra 
những em có năng lực tốt để đảm nhận nhiệm vụ của lớp giao phó, sau đó phân công nhiệm vụ cụ 
thể cho từng thành viên trong ban cán sự.
 2.2.2. Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”:

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_de_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_lop_4.docx