SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 4 phát triển phẩm chất, năng lực qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

doc 21 trang lop4 12/01/2024 2272
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 4 phát triển phẩm chất, năng lực qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 4 phát triển phẩm chất, năng lực qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 4 phát triển phẩm chất, năng lực qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ HIỆP
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 4
 PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 
QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Cấp học: Tiểu học
 Tác giả: Trần Tú Quyên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngũ Hiệp
 Chức vụ: Giáo viên
 Năm học: 2020 – 2021
 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 Chủ tịch Hồ Chí kính yêu đã dạy chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến việc 
giáo dục thế hệ trẻ, nhất là giáo dục để họ có thể trở thành những con người vừa 
“hồng” vừa “chuyên” vừa có “tài” vừa có “đức”. Làm theo lời dạy của Người, 
Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã xác định: “Mục tiêu 
của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, 
thể chất và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và 
sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng 
tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên các cấp 
trên và vận dụng tốt cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ 
Quốc.” Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế 
toàn cầu, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, đất 
nước chúng ta cần phải có lớp người mới xã hội chủ nghĩa để đáp ứng phù hợp 
với sự phát triển của nước nhà. Điều này đòi hỏi, ngành Giáo dục và Đào tạo cần 
phải chú trọng tới việc đổi mới trong giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây 
dựng chiến lược phát triển giáo dục của nước ta từ nay đến năm 2020 như sau: 
“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo 
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; 
chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện. Trong đó gồm: giáo dục 
đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại 
ngữ và tin học đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục 
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri 
thức, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho 
mỗi người dân, từng bước xây dựng xã hội học tập.”
 Chương trình giáo dục cấp tiểu học đang hướng tới nhằm giúp học sinh 
hình thành những cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển hài hoà về thể 
chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực được nêu trong mục tiêu chương trình 
giáo dục phổ thông. Hiện nay, cấp Tiểu học đã và đang thực hiện nghiêm túc 
việc đánh giá nhận xét học sinh theo thông tư số 30/2014/TT; 22/2016/TT và 
27/2020/TT -BGDĐT ( TT 30 ; TT22; TT 27) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 
Đào tạo - thực hiện việc đổi mới trong kiểm tra và đánh giá theo định hướng 
phát triển năng lực của người học góp phần thực hiện công việc đổi mới toàn 
diện cả về sách giáo khoa, phương pháp dạy học và phương pháp học tập. Việc 
làm này, không những góp phần trang bị cho các em những kiến thức cơ bản cần 
thiết mà còn hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho các em. 3/15
 PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận chung
1.1. Qui định về đánh giá phẩm chất, năng lực theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT:
 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 
06/11/2016, ban hành với nhiều điểm mới, song tôi chỉ trích dẫn những điểm 
mới liên quan đến phát triển năng lực, phẩm chất:
 - Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh:
 + Năng lực gồm có những năng lực sau: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; 
tự học và giải quyết vấn đề.
 + Phẩm chất gồm có những phẩm chất sau: chăm học, chăm làm; tự tin, 
trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.
 - Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất :
 + Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của 
học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
 + Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về 
những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân.
 + Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động 
viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất."
1.2. Mục tiêu của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
 - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong ba hoạt động quan 
trọng, là bộ phận hợp thành của giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục 
của nhà trường. Chính từ các hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt 
động xã hội... đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách học sinh. Các 
em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện con người. Hay nói khái quát 
hơn việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em mối quan 
hệ phong phú đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và 
phương pháp nhất định.
 Trong Điều lệ trường tiểu học nêu rõ các yêu cầu giáo dục ngoài giờ lên lớp 
ở điều 27 chương III: Hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các 
lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm các hoạt động ngoại khóa về 
khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện 
của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham 
quan du lịch, giao lưu văn hóa; các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường, các 
hoạt động lao động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp 
với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Tóm lại: Hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp ở tiểu học là môn học có nhiệm vụ: 5/15
như: năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, năng lực làm việcCác 
em đang trở thành chính mình bằng hoạt động của mình dưới sự tổ chức hướng 
dẫn của thầy cô và người lớn.
 Chính vì vậy, việc bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho các em cần được 
thực hiện càng sớm càng tốt và cần phải được thực hiện ngay từ lúc các em còn 
nhỏ, ngay từ bậc Tiểu học. Bởi từ bậc học này, nếu các em không được quan 
tâm bồi dưỡng phẩm chất và năng lực thì rất khó cho việc hình thành nhân cách 
đúng đắn và lâu dài cho các em sau này. 
2. Thực trạng của việc bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh trong 
nhà trường
2.1. Một số đặc điểm chung của nhà trường tiểu học hiện nay
 - Trường tiểu học chúng tôi nằm ở phía Nam ngoại thành Hà Nội. Chúng 
tôi luôn được nhiều phụ huynh và học sinh tin yêu, luôn luôn nhận được sự quan 
tâm động viên của địa phương trong các hoạt động dạy và học. Cơ sở vật chất của 
trường khá đầy đủ để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của học sinh. 
 - Trình độ chuyên môn của giáo viên: Tất cả đều đạt chuẩn và trên chuẩn; 
tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có tư tưởng phẩm chất chính trị tốt, trình 
độ chuyên môn vững vàng. Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà 
trường luôn đoàn kết, nhất trí trong công việc.
 - Lớp 4A do tôi chủ nhiệm có 46 học sinh, trong đó có 17 em nam và 29 
em nữ. Hầu hết các em đều chăm ngoan, có ý thức tổ chức kỷ luật, biết thực 
hiện đúng nội qui và qui định của nhà trường, của lớp, luôn có ý thức học tập và 
rèn luyện theo sự hướng dẫn của cô giáo. Các em biết tự giác xếp hàng chào cờ 
đầu tuần, xếp hàng ra vào lớp đầu mỗi buổi học sáng. Các em đều ở tuổi lên 
chín, ở lứa tuổi này, các em bắt đầu phát triển mạnh về thể chất và trưởng thành 
hơn trong suy nghĩ và lí luận, bắt đầu quan tâm bạn khác giới, đặc biệt thích 
hành động theo suy nghĩ của bản thân.
2.2. Thuận lợi và khó khăn
 2.2.1. Thuận lợi
 Về giáo viên: Nhiệt tình trong công tác, luôn không ngừng học tập để 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; yêu nghề mến trẻ, luôn quan tâm kèm 
cặp giúp đỡ học sinh trong lớp rèn luyện phẩm chất, năng lực.
 Về học sinh: Đại đa số các em chăm chỉ có ý thức học tập, ngoan ngoãn 
biết vâng lời thầy cô giáo và bố mẹ. Các em học sinh đến trường đều có đủ đồ 
dùng học tập. Một số học sinh ở gia đình có nề nếp nên quan tâm đến việc bồi 
dưỡng phẩm chất, năng lực cho các em. 7/15
3.1. Biện pháp thứ nhất: Người thầy là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
 Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Giáo viên phải chú ý rèn cả 
tài và đức, tài là văn hoá chuyên môn, đức là đạo đức chính trị. Muốn cho học 
sinh có đức thì giáo viên phải có đức”. Tôi thiết nghĩ, người giáo viên cần có 
tính kiên trì, nhẫn nại, tận tình, tận tâm. Đồng thời, người giáo viên phải biết 
điều chỉnh mình để điều chỉnh học sinh: vì trong cuộc sống không ai không có 
tồn tại hạn chế, cho nên người giáo viên cần thường xuyên tự điều chỉnh những 
sai sót của chính mình thì mới có thể giúp học sinh từng bước hoàn thiện phẩm 
chất và năng lực. Để làm tốt được điều này, tôi luôn nỗ lực phấn đấu trong mọi 
công việc được giao, hoàn thành sự nghiệp giáo dục học sinh mà mình được 
Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục giao phó. Tôi luôn phấn đấu rèn luyện bản 
thân để có phẩm chất, tư tưởng đạo đức tốt; luôn tu dưỡng để đạt chuẩn về 
chuyên môn nghiệp vụ; luôn rèn luyện để có sức khoẻ hoàn thành tốt công việc 
của mình và luôn phấn đấu là tấm gương sáng cho học sinh của mình noi theo. 
Đồng thời, tôi luôn nhiệt tình tham gia vào các hội thi Giáo viên Giỏi các cấp, 
gương mẫu nhiệt tình tham gia các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, cũng 
như các hoạt động nhân đạo từ thiện ở nhà trường và ở địa phương. Trong cách 
ăn mặc, tôi luôn chọn cho mình trang phục đúng quy định, phù hợp với công 
việc; đầu tóc luôn gọn gàng để học sinh học tập theo. Việc trở thành hình ảnh 
đẹp trong mắt học trò đã giúp tôi dễ dàng cảm hóa được học sinh và hoàn thành 
tốt nhiệm vụ giúp bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho học sinh thân yêu của 
mình.
3.2. Biện pháp thứ hai: Làm tốt công tác chủ nhiệm
 Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn chú ý làm tốt việc điều 
tra điều kiện, hoàn cảnh gia đình học sinh. Bởi càng hiểu được hoàn cảnh gia 
đình của các em bao nhiêu thì càng có biện pháp gần gũi, giúp đỡ và cảm hóa 
được các em bấy nhiêu. Hơn thế nữa, ở lứa tuổi các em việc tự biết thể hiện thái 
độ, hành vi ứng xử trong đạo đức, lối sống,... còn chưa rõ nét nhiều khi còn bị 
sai lệch. Chính vì thế mà các em rất cần có sự gần gũi, yêu thương của thầy cô 
giáo để giúp các em định hướng được các hành vi đúng đắn, uốn nắn những 
hành vi chưa đúng. 
 Ngoài ra, tôi luôn chú ý xây dựng tập thể lớp tốt, biết đoàn kết thương yêu. 
Bởi một tập thể lớp tốt là môi trường lí tưởng để học sinh học tập và rèn luyện 
phẩm chất, năng lực. Một tập thể tốt là tập thể trong đó học sinh phải biết tôn 
trọng, yêu thương, giúp đỡ nhau, đoàn kết, biết cách giải quyết các vấn đề một 
cách thân thiện. Muốn xây dựng được một tập thể tốt, người giáo viên cần phải 
tôn trọng vai trò của học sinh, thầy cô có tôn trọng các em thì các em mới càng 9/15
những câu hỏi gợi mở giúp các em tự tư duy đưa ra các cách để xử lý các tình 
huống và biết giải thích rõ vì sao các em chọn cách xử lý như vậy nhằm giúp các 
em có biết cách ứng xử và giải quyết các tình huống trong cuộc sống.
 Chẳng hạn trong bài Vượt khó trong học tập. Với tình huống “ Em đang 
học bài thì bạn đến rủ đi chơi” . Em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
 Trong thực tế cuộc sống của trẻ chắc hẳn rằng các em sẽ gặp tình huống như 
trên. Và chắc chắn rằng có đến 99% trong các em được rủ sẽ đi chơi với bạn. Vì đó 
là yếu tố tất yếu tự nhiên trong tâm lý trẻ 9-10 tuổi “Các em thích chơi hơn học”. 
Vậy với vai trò là giáo viên, tôi đã hướng dẫn cho học sinh biết cách xử lý như thế 
nào là đúng. Bởi lẽ, trong suy nghĩ của các em có thể cho rằng đi chơi về rồi làm 
bài cũng không sao cả. Và đúng là như vậy, đi chơi về rồi làm bài cũng được. 
Nhưng tôi giúp cho các em thấy: Cần hoàn thành bài xong mới đi chơi. Tôi đã hỏi 
các em một số câu hỏi như: “Khi đi chơi về con định làm bài mà bố mẹ lại muốn 
cho con đến nhà ông bà ngoại, đi siêu thị, đi công viêncon sẽ làm gì?”. Hay cũng 
có thể: “Lúc đi chơi về con mệt quá không làm bài được thì sao?”. Với các câu hỏi 
trên, tôi đã giúp các em thấy được cần hoàn thành bài xong mới đi chơi thì kết quả 
học tập mới tốt được - đó cũng chính là biểu hiện của việc chăm chỉ học tập và 
cũng chính là đã thực hiện nhiệm vụ của người học sinh. 
 Bằng việc xử lý các tình huống đạo đức đã giúp bồi dưỡng phẩm chất, 
năng lực cho các em. Các em dễ dàng chiếm lĩnh được tri thức về nguyên tắc, 
chuẩn mực đạo đức để từ đó các em có những hành vi ứng xử phù hợp. Với 
những tình huống cụ thể gần gũi như trên, tôi đã giúp các em tự biết đưa ra cách 
giải quyết hay lời khuyên phù hợp. Bằng cách làm trên đây, tôi hướng dẫn các 
em từ chỗ nhận biết được hành vi, rồi biết nhận xét hành vi và biết tự rèn luyện 
hành vi đó để dần biến thành thói quen ứng xử hàng ngày của chính các em. 
Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc bồi dưỡng phẩm chất, năng lực để 
hình thành nhân cách cho các em. 
 Ở các tiết học An toàn giao thông, tôi giúp học sinh của mình hiểu và có ý 
thức tuân theo những quy định cơ bản trong Luật giao thông. Cụ thể, tôi giúp 
các em có một số kĩ năng cơ bản, cần thiết khi tham gia giao thông dần hình 
thành thói quen chấp hành theo Luật Giao thông. Đó là, tôi đã cung cấp cho các 
em những hiểu biết cần thiết, có tính phổ biến về Luật Giao thông đường bộ 
như: Đi bộ qua đường an toàn, An toàn khi đi ô tô xe máy, Hiệu lệnh và chỉ dẫn 
của báo hiệu đường bộ. Việc làm này thực sự mang lại hiệu quả cao. Tôi giúp 
các em thấy được cần thiết phải chấp hành Luật giao thông vì nếu không thực 
hiện đúng luật, hay không làm đúng theo hiệu lệnh chỉ dẫn của các biển báo thì 

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_phat_trien_pham_chat_na.doc