Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục đức tính tự tin cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục đức tính tự tin cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục đức tính tự tin cho học sinh Lớp 4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục Thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Trình độ Tỷ lệ (%) đóng chuyên góp vào việc tạo môn ra sáng kiến (ghi Số Ngày tháng Chức Họ và tên Noi công rõ đối với từng TT năm sinh danh tác (hoặc đồng tác giả, nếu nơi thường có) trú) Nguyễn Giáo 1 19/09/1987 Trường TH ĐHSP 100% Thị Hải viên Lê Văn Tám 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả giáo dục đức tính tự tin cho học sinh lớp 4. ” 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra Sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Công tác chủ nhiệm lớp) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 07/9/2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Qua nghiên cứu thực tế tại trường tiểu học Lê Văn Tám về vấn đề nâng cao hiệu quả giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh, tôi nhận thấy giáo viên cũng đã áp dụng một số biện pháp cụ thể, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Trên cơ sở các giải pháp đã biết, tôi tiến hành cải tiến và thực hiện một số giải pháp có tính mới như: - Giúp học sinh hình thành những hành vi đạo đức chuẩn mực gắn với cuộc sống, giúp các em mạnh dạn, tự tin qua đó phát huy được khả năng, độc lập, sáng tạo, để phát triển toàn diện và từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. - Vận dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học tích cực: Để học sinh tự tìm tòi, khám phá nội dung mới của từng bài học từ đó các em lĩnh hội được kiến thức, tự tin phát biểu xây dựng bài giúp hiệu quả giờ dạy ngày một nâng cao. - Thay đối luân phiên Ban cán sự lớp giúp cho các em tự tin thử sức thể hiện được năng lực của bản thân trong công tác quản lí lớp khi giáo viên giao nhiệm vụ. - Hàng tháng GVCN luôn động viên khích lệ khen thưởng những món quà nhỏ tới những em đã tích cực tham gia các hoạt động phong trào của lớp, của trường nhằm khen ngợi các em có tinh thần tích cực khi tham gia, tự tin và mạnh dạn trong giao tiếp. 5.2. Nội dung sáng kiến 5.2.1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu giáo dục của chúng ta là giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất. Giúp học sinh hiểu được năng lực của chính bản thân mình để 5.2.3.1, Giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhiều đến những em còn nhút nhát, rụt rè, luôn mất bình tĩnh trước tập thể Hầu như đa số những học sinh tiểu học các em mới bước vào môi trường học tập thật sự nên các em thường ngại tiếp xúc với bạn bè, thầy cô để thổ lộ tâm tình hay học hỏi. Đặc biệt là những em có tính tình nhút nhát, rụt rè. Vậy để các em mạnh dạn hơn thì chúng ta hãy gần gũi, tạo sự thân tình để các em dễ hoà đồng vào môi trường tập thể, trường lớp, thầy cô. Áp dụng phương pháp đó ngay từ đầu năm học tôi thường xuyên gần gũi tâm sự, trò chuyện với những học sinh có tính hay nhút nhát về chuyện gia đình, về chuyện học hành, để các em cảm thấy thân thiện và giáo viên sẽ hiểu được rất nhiều về tâm tư tình cảm, hoàn cảnh của các em. Ví dụ: Nay em ở lại trưa ăn uống như thế nào? Nhà em ở tổ mấy? Hằng ngày đi học về em thường làm gì giúp ba mẹ?... Nhiều khi chỉ một câu nói của thầy cô mà thay đổi cả cuộc đời em. Làm cho các em có thêm tự tin vào bản thân mình. Như một lời khen, hay một lời khuyến khích động viên. Đối với những em còn thiếu tự tin thì giáo viên nên tìm lấy một ưu điểm nào đó của các em để khen ngợi động viên. Ví dụ: Em đọc bài có tiến bộ rồi đấy. Cần cố gắng hơn nữa nhé. Hoặc là Hôm nay em ăn mặc sạch sẽ rồi đó. Vừa tạo cho các em sự cố gắng hơn và giúp các em thêm tự tin vào bản thân mình. Tôi thường xuyên giao việc cho những học sinh có tính nhút nhát, rụt rè để các em mạnh dạn, tự tin hơn. Và các em này sẽ rất vui, rất tự hào vì cảm thấy mình đã làm việc có ích. Đối với những em còn nhút nhát hay thiếu bình tĩnh trước đám đông nên đưa các em vào các hoạt động đội nhóm để các em quen dần với tập thể rồi từ tập thể các em sẽ trở nên tự tin, không còn rụt rè, nhút nhát. Ngoài ra tôi còn động viên các em đặc biệt là các em còn thiếu tự tin vào bản thân mình, hay rụt rè, nhút nhát trước mọi người, làm việc gì cũng lo sợ, luôn bị người khác bắt nạt nên tập lấy một môn thể thao nào đó mà em yêu thích như đá bóng, cờ vua, cờ tướng, bóng bàn, cầu lông.... Hoặc một môn năng khiếu như vẽ, nhạc, đàn...Khi tập những môn này các em có điều kiện giao lưu, thi đấu cùng các bạn khác từ đó các em sẽ thấy tự tin và mạnh dạn hẳn lên. Nhờ việc làm tốt công tác gần gũi trò chuyện cùng các em hoặc giao việc nhẹ nhàng cho các em thì tôi thấy các em đã có sự chuyển biến rõ rệt. Hầu hết các em không còn rụt rè. Biết tự giác xung phong tham gia các phong trào bên Đội hay các phong trào của nhà trường, của lớp phát động. 5.2.3.2. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tạo điều kiện hình thành và phát triển phẩm chất tự tin, năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh. - To chức dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động là mấu chốt của vấn đề đổi mới. Vì vậy, khi giáo dục và giảng dạy giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học: như dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động chung cả lớp, thảo luận, trò chơi. Giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm huy động mọi hoạt động của từng học sinh để học sinh tự tìm tòi, khám phá nội dung bỏ phiếu tín nhiệm. + Ban cán sự lớp tôi thay đổi 2 lần trong năm học để cho học sinh được tự tin, mạnh dạn, có cơ hội rèn luyện kĩ năng lãnh đạo và tìm kiếm học sinh có tố chất lãnh đạo quản lí lớp. * Chia lớp theo từng nhóm học sinh: - Chia lớp thành nhóm 4 hoặc 5. bình bầu nhóm trưởng. Khi đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ quản lí lớp theo nhóm chứ không theo tổ vì tổ số lượng người đông, tổ trưởng sẽ không bao quát được hết hoạt động của các bạn trong nhóm. Thêm nữa, càng chia nhỏ lớp theo nhóm, giao việc cho nhóm trưởng thì càng tạo cơ hội cho học sinh được hợp tác cùng bạn, được tự tin thể hiện khả năng lãnh đạo, quản li lớp. - Sau khi chia nhóm thì sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh cho phù hợp như: các học sinh nhìn mặt nhau, nhưng khi nghe giảng vẫn thuận lợi nhìn lên bảng. - Tôi luôn khích lệ, động viên học sinh bằng cách: sau 1 tháng, tôi tặng cho nhóm trưởng một phần quà (là đồ dùng học tập). Tháng sau, các nhóm trưởng sẽ thay đoi vị trí nhóm để quản lý các thành viên mới. Làm cách này để các nhóm và từng thành viên được trải nghiệm nhiều tính cách quản lí khác nhau của bạn. Tập cho học sinh thích nghi với những thay đổi trong tương lai. Bởi khi lớn lên các em dù không thích nhưng vẫn phải làm việc chung, phải hợp tác, giao tiếp để hoàn thành nhiệm vụ chung. Nhờ thế mà các em phần nào đã mạnh dạn, tự tin và luôn đoàn kết với tất cả các bạn trong lớp. 5.2.3.5. Phối hợp cùng với giáo viên bộ môn: * Đối với giáo viên Âm nhạc: Kết hợp cùng giáo viên bộ môn giúp học sinh còn rụt rè, nhút nhát mạnh dạn khi đứng trước đám đông biểu diễn các bài hát. Giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau. Để giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau thì ban đầu trong mỗi ngày học, giáo viên dành ra một khoảng thời gian để trò chuyện cùng các em, hỏi các em có những gì vui, buồn, điều gì hay, ... chia sẻ với Cô và các bạn. Qua những hoạt động đó tạo mối gắn kết các em lại thành một tập thể đoàn kết, tự tin, thương yêu và giúp đỡ nhau. * Đối với giáo viên Thể dục - Mĩ thuật : Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về thể dục thể thao, hội hoạ... - Cùng với nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các những em học sinh này. - Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong tiết học chính khoá. * Đối với thư viện- thiết bị : Hướng dẫn học sinh mạnh dạn đăng kí tham gia các hoạt động của thư viện như tổ cộng tác viên: Học sinh sẽ trình bày các ý nghĩ mong muốn của mình, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến các đức tính tự tin. Qua đó các em được học hỏi và mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với bạn . Bên cạnh đó, giáo viên còn tập cho các em có thói quen tự giác làm việc, biết tự tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình bằng cách yêu cầu các em đọc sách báo, xem ti vi, nghe tin tức. . Sau đó các em cùng trao đổi, chia sẻ với bạn để cùng nhau hiểu biết về trường. Điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin, chủ động sáng tạo trong công việc của giáo viên chủ nhiệm để góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh một cách toàn diện. - Giáo viên phải biết cách ứng xử khéo léo để giáo dục học sinh bằng những phương pháp hay nhất đó là chúng ta hãy làm việc hết mình luôn quan tâm đến các em và tự đúc kết lại các kinh nghiệm cho bản thân để năm sau làm tốt hơn năm trước. - Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với Phụ huynh học sinh trong việc rèn luyện tính tự tin cho học sinh. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 8.1. Kết quả đạt được: Trong năm học 2020-2021 tôi được phân công chủ nhiệm lớp Bốn 2 với tong số học sinh là 22 em. Trong đó học sinh dân tộc 10 em. Tôi đã áp dụng các biện pháp này tại trường TH Lê Văn Tám và thu được kết quả khả quan: + Kết quả về mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất (liên quan đến đề tài) trong học kì I cụ thể như sau: Mức độ hình thành và phát triển Mức độ hình thành và phát triển năng lực phẩm chất TSHS Hợp tác Tự tin, trách nhiệm Tốt Đạt Cần cố Tốt Đạt Cần cố gắng gắng TS % TS % TS % TS % TS % TS % Đầu năm 22 3 13,6 8 36,4 11 50.0 5 22,7 7 31,8 10 45,5 Cuối HKI 22 10 45,5 12 54,5 0 0 13 59.1 9 40,9 0 0 + Kết quả đạt được trong các phong trào tham gia cấp thị xã, cấp trường. - Đạt giải III tham gia phần thi nhảy Aerobic cấp thị xã. - Học sinh tham gia thi nét viết chữ đẹp đạt giải nhất và giải khuyến khích cấp trường. - Học sinh tham gia thi vẽ tranh đạt giải nhì cấp trường. - Học sinh tham gia thi văn nghệ chào mừng 20-11 đạt giải nhất cấp trường. - Học sinh tham gia thi giới thiệu sách đạt giải nhì cấp trường. Ngoài ra các phong trào phát thanh măng non các em tự viết bài, đi thu thập thông tin và phát thanh hàng tuần như là một người dẫn chương trình thực thụ. 8.2. Bài học kinh nghiệm: Để có được hiệu quả cao trong giáo dục đức tính tự tin cho học sinh như vậy
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_duc_tinh_tu.docx