Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4

doc 19 trang lop4 29/10/2023 1710
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4
 SKKN : Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
 MỤC LỤC
 Tên nội dung Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài 1
 2. Mục đích, nhiệm vụ 2
 3. Đối tượng nghiên cứu 2
 4. Phạm vi nghiên cứu 2
 5. Phương pháp nghiên cứu 2
II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận 2
 2. Thực trạng 4
 3. Những giải pháp, biện pháp tiến hành 6
 a) Mục tiêu của giải pháp và biện pháp 6
 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6
 b.1. Giúp giáo viên hiểu được ý nghĩa, vai trò của hoạt động nhóm 6
 b.2. Xác định mục tiêu của hoạt động nhóm trong thiết kế bài soạn 7
 b.3. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để tổ chức cho học siuh thảo luận 7
 b.4. Quy trình thực hiện khi tiến hành thảo luận nhóm 8
 b.5. Thay đổi hình thức dạy học theo nhóm 10
 c) Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp 14
 d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 14
 e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 14
 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm 15
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận 15
 2. Kiến nghị 16
 Tài liệu tham khảo 18
GV: Lê Minh Hoàng 1 Trường Tiểu học Trần Phú SKKN : Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
nhiều năm qua bản thân tôi tìm hiểu thực trạng về phương pháp học nhóm để tìm 
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp này, góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông. 
 Từ những nội dung phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài Một số kinh 
nghiệm nâng cao chất lượng trong dạy học thảo luận nhóm môn Lịch sử lớp 4 làm 
đề tài nghiên cứu và thực hiện trong năm học này. 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 - Mục tiêu :
 Nghiên cứu nội dung chương trình, mục tiêu của phân môn Lịch sử mối 
quan hệ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của 
lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX. Thu nhập, tìm 
kiềm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau giúp học sinh có hứng thú 
khi học Lịch sử.
 - Nhiệm vụ của đề tài :
 Nghiên cứu phương pháp dạy học môn Lịch sử từ đó tìm ra phương pháp 
dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
 Nghiên cứu các hoạt động để giúp học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả.
 Tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng học tập 
của học sinh và làm nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo. 
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Tất cả giáo viên và học sinh lớp 4, trường Tiểu học Trần Phú huyện Krông 
Ana - Tỉnh Đắk Lắk. 
 4. Phạm vi nghiên cứu 
 Các dạng bài trong phân môn Lịch sử lớp 4.
 Phương pháp dạy học theo nhóm.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động (kết quả học tập của học sinh)
 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 II. PHẦN NỘI DUNG 
 1. Cơ sở lí luận
 Việc dạy Lịch sử trong nhà trường là cung cấp cho học sinh những kiến thức 
GV: Lê Minh Hoàng 3 Trường Tiểu học Trần Phú SKKN : Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
 Tổ chức quy mô nhóm không hợp lí: một lớp học có khoảng 32 học sinh mà 
chỉ tổ chức 4 nhóm thì rất khó thảo luận, nhiều học sinh không có chỗ ngồi, phải 
đứng vây quanh gây mất trật tự và chỉ mang tính hình thức.
 2. Thực trạng 
 a) Thuận lợi, khó khăn
 - Thuận lợi:
 Luôn được sự quan tâm của các cấp và nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận 
lợi cho giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất. Đồ dùng dạy học cũng được trang 
bị tương đối đầy đủ.
 Bản thân đã dạy lớp Bốn nhiều năm cũng có chút ít kinh nghiệm trong giảng 
dạy. Học sinh đã có ý thức học tập, ham học hỏi, chuyên cần.
 Hiện nay đã có nhiều nguồn thông tin, sách báo để giáo viên tham khảo, 
nghiên cứu, tự học để nâng cao tay nghề. Nội dung chương trình đã được lựa chọn 
biên soạn phù hợp với lứa tuổi học sinh và được sắp xếp theo dòng thời gian, giai 
đoạn lịch sử giúp các em dễ dàng tiếp cận và ham thích học lịch sử.
 Màu sắc, hình ảnh, kênh hình, kênh chữ, trong sách giáo khoa sinh động, 
hài hòa. Trong mỗi bài học có câu hỏi in nghiêng giúp giáo viên tổ chức cho học 
sinh khai thác thông tin dễ dàng, cuối bài có phần nội dung bài học được in đậm 
bằng chữ màu giúp học sinh dễ nhớ. 
 - Khó khăn:
 Về giáo viên: Ngại dạy phân môn Lịch sử do không nắm chắc các nhân vật, 
sự kiện lịch sử.
 Về học sinh: Đa số các em chỉ dành nhiều thời gian, tâm sức cho môn Toán 
và môn Tiếng Việt, chưa coi trọng học lịch sử, xem đây là phân môn phụ. Một số 
em chưa hiểu được ý nghĩa của môn học nên chưa có ý thức tìm tòi, nghiên cứu 
nguồn sử liệu về lịch sử. 
 b) Thành công, hạn chế
 - Thành công
 Sau khi thực hiện đề tài giáo viên yêu thích phân môn này hơn, có nhiều 
hiểu biết sâu hơn về nội dung chương trình, phương pháp dạy học theo nhóm và 
một số kinh nghiệm trong dạy Lịch sử cho học sinh.
 Học sinh yêu thích và quan tâm đều tất cả các môn học, có hứng thú học và 
tìm hiểu lịch sử, đặc biệt các em tự hào, yêu quý con người và đất nước Việt Nam 
hơn.
 - Hạn chế
GV: Lê Minh Hoàng 5 Trường Tiểu học Trần Phú SKKN : Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
cho tiết dạy. Nghiên cứu, thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh nên chất 
lượng dạy học ngày một nâng cao.
 Mặt khác, trong địa bàn vẫn còn nhiều gia đình học sinh thuộc diện nghèo, 
đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm theo dõi 
đến việc học của con em mình. Trường có 2 điểm trường, trong đó phân hiệu Buôn 
Trấp hầu hết các em là học sinh dân tộc Ê-đê, một số em chưa nói rành tiếng Việt, 
nên việc tiếp thu bài cũng gặp nhiều khó khăn. Các em chưa ý thức được tầm quan 
trọng của việc học, chưa có khả năng tự học, tự rèn. Khả năng tư duy ở một số học 
sinh còn hạn chế. Do vậy, việc tiếp thu bài, tính tự giác, khả năng quản lý, tổ chức 
của một số em còn hạn chế.
 Một số giáo viên ngại tổ chức thảo luận nhóm vì sợ mất nhiều thời gian, 
rườm rà, khó quản lý học sinh. Trong khi học sinh thảo luận nhóm còn làm việc 
riêng chưa kích thích được tính tự quản của các em. Chưa nghiên cứu hoạt động 
nào cần thảo luận nhóm, hoạt động nào không cần thảo luận nhóm dẫn đến chất 
lượng thảo luận nhóm nhiều lúc chưa cao.
 3. Giải pháp, biện pháp 
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong giảng dạy phân môn Lịch sử.
 Trình bày được kết quả thảo luận nhóm bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ.
 Xác định đầy đủ mục tiêu của từng bài học, từng hoạt động.
 Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 b.1. Giúp giáo viên hiểu được ý nghĩa, vai trò của hoạt động nhóm
 Dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm còn được gọi bằng những tên 
khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ. Đây là một PPDH mà 
"Học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về 
một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng 
người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau 
nhằm thực hiện một mục tiêu chung".
 Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinh 
tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể 
chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến 
nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng 
nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung. Kết quả làm việc của nhóm sẽ 
được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ 
phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc
GV: Lê Minh Hoàng 7 Trường Tiểu học Trần Phú SKKN : Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
viết sẵn trong bảng phụ. Những câu hỏi cần phải tham khảo tài liệu mới trả lời 
được thì giáo viên nên cho học sinh tham khảo thêm tài liệu. Cần lưu ý là mức độ 
và dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi phải tương đối đồng đều với nhau, 
tránh trường hợp giao cho nhóm này câu hỏi quá dễ trong khi nhóm kia lại câu hỏi 
quá khó ( hoặc giáo viên cho câu hỏi theo nhóm đối tượng học sinh sao cho phù 
hợp).
 b.4. Quy trình thực hiện khi tiến hành thảo luận nhóm
 * Chia nhóm
 Trong tiết học, nếu có nhiều nội dung, ta nên thay đổi hình thức nhóm, tạo ra 
cái mới, không khí học tập vui vẻ hơn. Giáo viên nên chú ý đặc điểm của học sinh 
(trình độ, thái độ, tính cách, giới tính) để cơ cấu nhóm cho phù hợp. Các hình 
thức xếp nhóm cụ thể : 
 - Nhóm nhỏ (2 - 3 học sinh): Thường dùng khi cần học sinh trao đổi, thảo 
luận những vấn đề cụ thể, đơn giản, thời gian ngắn. 
 - Nhóm ghép đôi : Dùng để nghiên cứu, phân tích, trao đổi về một số vấn đề 
phức tạp đòi hỏi có sự cộng tác cao. 
 - Nhóm 4 - 6 học sinh: Dùng khi học sinh trao đổi ý kiến hoặc thực hành 
một công việc cụ thể đòi hỏi nỗ lực chung của cả nhóm khi tiến hành thảo luận. 
 - Nhóm 6 - 8 học sinh: Dùng khi thảo luận với nội dung có nhiều vấn đề, 
nhiều quan điểm trong khả năng giải quyết của học sinh, các vấn đề cần so sánh 
hay đi sâu hơn vào một nội dung đã thảo luận ở nhóm nhỏ nhưng khó thực hiện 
chung cho cả lớp.
 - Nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu: Dùng khi thu thập thông tin và các 
vấn đề thảo luận, rèn luyện kỹ năng xử lý và trình bày thông tin. 
 Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, xếp từ 4 đến 6 học sinh vào một nhóm là 
hợp lí, có hiệu quả nhất và nhanh nhất vì khi giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm thì 
từng cặp bàn (loại bàn 2 chỗ ngồi tương ứng với một nhóm 4 học sinh) quay lại với 
nhau là xong, ít tốn thời gian di chuyển và không gây mất trật tự. Mặt khác, nhóm 
có ít học sinh thì càng có ít học sinh chơi nên mỗi học sinh đều phải hoạt động, 
không có học sinh đứng ngoài lề và có ít học sinh thì sự thống nhất ý kiến càng 
nhanh, đỡ tốn thời gian.
 Số lượng nhóm ít nhất phải gấp đôi số lượng câu hỏi thảo luận. Nghĩa là một 
câu hỏi thì phải có ít nhất hai nhóm cùng thảo luận câu hỏi đó thì mới thực hiện 
được khâu quan trọng tiếp theo là nhận xét đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm. 
Nhóm này có ý kiến thảo luận khác nhóm bạn, hoặc tìm ra đáp án hợp lí hơn nhóm 
bạn thì hoạt động thảo luận mới sôi nổi.
GV: Lê Minh Hoàng 9 Trường Tiểu học Trần Phú SKKN : Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm trong phân môn Lịch sử lớp 4 
Đại La làm Kinh đô ? ” giáo viên có thể gợi ý cho học sinh. Nếu học sinh chưa rút 
ra được vấn đề, giáo viên có thể đưa ra một vài gợi ý tiếp theo như: Lí Thái Tổ ghé 
thăm thành cổ Đại La và ông thấy vùng đất này như thế nào ? Ông mong muốn 
điều gì ? Vì sao Lí Thái Tổ làm như vậy ? Để cuối cùng học sinh rút ra được tất cả 
là vì lòng yêu nước, thương dân mong muốn cho con cháu đời sau xây dựng được 
cuộc sống ấm no. Giáo viên nên dành sự giúp đỡ cho các nhóm là như nhau. ( nếu 
các nhóm có trình độ đồng đều ) Hoặc dành thời gian nhiều hơn cho một nhóm hay 
một cá nhân nào đó tùy vào lực học của các em.
 * Tổ chức báo cáo:
 Hết thời gian thảo luận, giáo viên có thể yêu cầu bất kì em nào trong nhóm 
trình bày kết quả thảo luận. Tùy nội dung câu hỏi, tùy điều kiện từng trường học 
sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau như dùng đèn chiếu, bảng phụ, 
giấy khổ to hoặc kết hợp với chỉ lược đồ, tranh ảnh  Khi học sinh các nhóm lên 
trình bày giáo viên không nên đưa ra câu hỏi chất vấn hoặc nhận xét đúng, sai ngay 
lập tức sẽ làm cho học sinh lúng túng, mà phải để cho cả lớp cùng nhận xét.
 Nếu bài dài, để tiết kiệm thời gian, mỗi câu hỏi thảo luận giáo viên chỉ yêu 
cầu một vài nhóm trình bày (nếu các nhóm cùng thảo luận một câu hỏi), các nhóm 
không được yêu cầu trình bày kết quả thì có nhiệm vụ nhận xét, bổ sung phần trình 
bày của nhóm bạn nhằm đảm bảo tất cả có cơ hội đóng góp ý kiến trong tiết học, 
qua đó giáo viên cũng đánh giá được kết quả làm việc của các nhóm. Khi học sinh 
các nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên phải lắng nghe cẩn thận và ghi tóm tắt 
lên bảng những điểm cơ bản của mỗi ý kiến phát biểu để phát hiện những mâu 
thuẫn giữa các ý kiến, nếu có ý kiến khác nhau thì kịp thời nêu vấn đề cho học sinh 
giải quyết.
 Khi các nhóm không còn ý kiến bổ sung, giáo viên nên dành đủ một khoảng 
thời gian để nhận xét các ý kiến của học sinh và thực hiện một quá trình phản hồi 
đầy đủ và hoàn chỉnh các thông tin mà học sinh cần ghi nhớ, giáo viên nên chuẩn 
bị sẵn trong bảng nhóm hoặc ghi bảng, sau đó đặt câu hỏi kiểm tra một số em, xem 
các em đã nắm được vấn đề hay chưa. Cuối cùng, giáo viên cũng nên khuyến 
khích, động viên học sinh tiếp tục tham gia phát biểu trong những lần sau bằng 
cách tỏ thái độ hài lòng, thích thú, khen ngợi kịp thời những câu trả lời của học 
sinh, hoặc cho điểm những học sinh xuất sắc.
 b.5. Thay đổi hình thức dạy học theo nhóm
 Hoạt động thảo luận nhóm còn được thể hiện ở những trò chơi Lịch sử (trò 
chơi ô chữ, ai nhanh hơn ai cho nhóm 2 học sinh, trò chơi ngôi sao may mắn, theo 
dòng lịch sử cho nhóm 4- 6 học sinh . . .), nhất là ở các bài dạy có áp dụng công 
nghệ thông tin. 
GV: Lê Minh Hoàng 11 Trường Tiểu học Trần Phú

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giao_duc_ki_nang_so.doc