Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng nề nếp cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng nề nếp cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng nề nếp cho học sinh Lớp 4
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế cho thấy, giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản cho học sinh. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 9 buổi/tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,để từ đó hình thành xây dựng cho học sinh cách thực hiện có nề nếp. Việc xây dựng nề nếp cho một lớp học là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học. Nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học của giáo viên trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Vì vậy, công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là vô cùng nặng nề, vất vả và phức tạp. Trên lý thuyết thì giáo viên ở Tiểu học có thể dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo được học sinh của mình từ đầu cấp đến cuối cấp. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới, xây dựng cho các em nề nếp học tập tốt, nhưng lên lớp trên, không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, xây dựng nề nếp lớp học cho học sinh ở từng lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Mỗi giáo viên cần phải ý thức đầy đủ được việc xây dựng duy trì nề nếp lớp học là một trong những nhân tố quan trọng góp phần quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục của từng lớp nói riêng và của toàn trường nói chung. Vậy làm thế nào để xây dựng một lớp học có nề nếp? Làm thế nào để tất cả học sinh thấy được việc đến trường đối với các em không phải là làm theo ý muốn của cha mẹ mà là sự tự nguyện, xuất phát từ ham muốn của các em và đến lớp có tinh thần tự giác học tập, tích cực tham gia các hoạt động? .v.v. Đó là những câu hỏi luôn thôi thúc tôi trong suốt quá trình dạy học và làm công tác chủ nhiệm lớp. - Các giáo viên bộ môn nhiệt tình trong công tác, có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm. * Về học sinh - Đa số học sinh trong lớp cùng lứa tuổi (21/23 em) nên ít có sự khác biệt về tâm sinh lí. Hầu hết học sinh chăm chỉ học hành, ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng, vâng lời thầy cô và cha mẹ, đoàn kết với bạn bè, hăng hái tham gia các hoạt động của lớp. Một số em có năng lực và ý thức tự quản tốt. * Về phụ huynh học sinh - Phụ huynh học sinh bước đầu quan tâm đến việc học tập rèn luyện của con cái ở lớp. Đồng thời cung cấp thông tin của con mình đến giáo viên chủ nhiệm khi được yêu cầu, tham gia đầy đủ các cuộc họp phụ huynh, các hoạt động khác của lớp, trường. c. Khó khăn * Về giáo viên - Bản thân tôi có thời gian công tác trên địa bàn xã Kroong chưa nhiều (từ năm 2012), mỗi năm được phân công chủ nhiệm ở mỗi khối lớp khác nhau, nên chưa đủ thời gian để nắm bắt tâm lý học sinh ở từng lứa tuổi khác nhau; đặc biệt là năm đầu tiên chủ nhiệm đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. - Vì trường thực hiện dạy 9 buổi/tuần, thời gian đi trường cả ngày đồng thời phải làm tròn bổn phận của người phụ nữ trong gia đình, nên việc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với phụ huynh của những học sinh có cá tính trong lớp chưa được kip thời. * Về học sinh - Như trên đã trình bày, học sinh lớp 4B vừa bị thay đổi số lượng các bạn trong lớp (các bạn không cùng làng) vừa bị thay đổi nơi học xa hơn (học tập trung tại điểm trường thôn 2). Mỗi ngày các em phải đi một đoạn đường xấp xỉ 10 km để đến trường, tạo cho các em tâm lý mệt mỏi, ngại đến lớp ở các buổi chiều. nhỏ để các em thấy tự tin hơn. Tạo ra không khí lớp học sôi nổi cởi mở và thân thiện để các em tự do phát biểu những suy nghĩ của mình trong quá trình tiếp thu kiến thức. Đối với những học sinh chưa chú ý nghe giảng bài trong lớp, bằng những cử chỉ thân thiện, tôi đến bên cạnh vuốt tóc, xoa đầu ... rồi nói nhỏ đủ mình em học sinh đó nghe "Em đừng làm thế nữa nghe, cô sẽ không dạy được, làm mất thời gian của lớp em thấy vui sao?". Những cử chỉ lời nói ấy sẽ giúp các em hiểu được tuy mình chưa ngoan nhưng không bị cô giáo trách mắng mà cô còn giữ thể diện cho mình tức thì em sẽ ngoan, giữ trật tự trong lớp học. Tôi kiên trì hướng dẫn một số học sinh có phong thái tự tin làm thành viên của Hội đồng tự quản. Sau đó tổ chức bình chọn học sinh đảm nhận nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng tự quản, người phải được cả lớp tin tưởng, phải học tốt, chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao. Sau mỗi tuần, tôi tổ chức những buổi sinh hoạt lớp để nhận xét công việc trong tuần về những việc mà lớp đã thực hiện tốt; những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới. Từ đó tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn trong tự nhận xét mình, nhận xét bạn. Tiếp đó, tổ chức cho các em bình chọn tuyên dương bạn gương mẫu, có nhiều thành tích trong tuần. Tôi tặng em nổi trội nhất trong tuần một món quà nhỏ (bút, vở,...) để thưởng, nêu gương cho những em học sinh khác noi theo. Đồng thời động viên những học sinh chưa thực hiện tốt nội quy lớp học nhanh chóng khắc phục để không gây ảnh hương chung tới hoạt động nề nếp của lớp. Tôi ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các em biết được hành vi đúng sai. Giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn có. Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh, tôi còn rèn cho các em nề nếp tự quản trong sinh hoạt 10 phút đầu giờ trước mỗi buổi học. Phát huy vai trò của Ban học tập, Ban văn nghệ ... làm cho nội dung sinh hoạt trở nên phong phú ... phù hợp và giúp các em nhanh chóng khắc phục những kiến thức bị hổng hoặc nắm chưa chắc. Hằng ngày tôi đến lớp sớm để cùng sinh hoạt 10 phút đầu giờ, kiểm tra và cùng ôn bài với các em. Công việc này được tôi tiến hành thường xuyên và yêu cầu học sinh nghiêm túc thực hiện. Với trường hợp học sinh chưa hoàn thành bài tập, chưa thuộc bài... tôi tìm hiểu kỹ nguyên nhân, từ đó có kế hoạch quan tâm kèm cặp riêng, đồng thời phân công học sinh có năng lực học tập tốt giúp bạn cùng tiến bộ, một mặt trao đổi thêm với phụ huynh để tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình giúp học sinh đó tiến bộ. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tôi tìm hiểu tận tình: đến gia đình thăm hỏi đồng thời đề ra biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các em cụ thể về dụng cụ học tập, sách vở,..., giúp các em tự tin đến trường, cố gắng vượt khó vươn lên trong học tập Như vậy, trong quá trình giảng dạy nếu xây dựng tốt nề nếp học tập thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan, học sinh lĩnh hội được đầy đủ những kiến thức sau mỗi ngày đến lớp. * Xây dựng chuẩn mực hành vi đạo đức: Nếu như "trật tự - kỷ luật" và "thói quen học tập" là những nhân tố tiên quyết thì "chuẩn mực hành vi đạo đức" là nhân tố quan trọng, có vai trò không nhỏ trong việc góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng một tập thể lớp đoàn kết (như trên đã nói lớp 4B bị thay đổi số lượng học sinh - 2 thôn gộp lại). Lúc đầu mọi sinh hoạt các em đều làm riêng, chơi riêng theo 2 làng rõ rệt. Tôi đã sắp xếp cho các em ngồi xen kẽ, phân các em làm chung một số công việc, tổ chức các trò chơi tập thể để các em cùng hợp tác, biết quan tâm giúp đỡ bạn. Tạo cho các em thói quen biết hợp tác với người xung quanh, đoàn kết với bạn bè. Tôi rất chú trọng đến việc kiểm tra vệ sinh cá nhân, nếp sống gọn gàng ngăn nắp của các em. Đối với những em chưa có thói quen giữ vệ sinh cá nhân, chưa Trong suốt quá trình giáo dục từ đầu năm đến nay, tôi đã áp dụng Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng nề nếp cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, nề nếp lớp tiến bộ rõ rệt, lớp học luôn đạt danh hiệu thi đua cao trong mỗi tuần, mỗi tháng. Cụ thể: * Nề nếp kỷ luật, trật tự: So với đầu năm, các em đều thực hiện tốt các nề nếp quy định: + Xếp hàng ra vào lớp: Nghiêm túc, nhanh chóng. Xếp hàng nghiêm túc, nhanh chóng + Các em đi học chuyên cần, đến lớp đúng giờ, nghỉ học có xin phép. + Trang phục đến lớp đúng quy định. + Biết xin phép giáo viên khi ra, vào lớp. * Nề nếp học tập: + Học sinh biết hợp tác trao đổi cùng bạn: Đôi bạn học tập, nhóm học tập tích cực. + Biết giơ tay (đúng quy định) khi muốn phát biểu. + Tập trung trong giờ học. Tích cực, tự giác trong học tập. + Thực hiện đúng luật chơi các trò chơi học tập, không gây ảnh huởng đến lớp bạn. Tập trung, nghiêm túc trong giờ học. * Chuẩn mực hành vi đạo đức: Các em thực hiện tốt các hành vi: + Thói quen chào hỏi: Ông bà, cha mẹ, thầy cô, khách đến trường . + Giữ vệ sinh trường lớp: Biết bỏ rác vào thùng khi ăn quà, vẽ, học kĩ thuật, biết quét lớp, lau bàn ghế, chăm sóc cây xanh. + Giúp bạn vượt khó: Đôi bạn cùng tiến, tham gia phong trào kế hoạch nhỏ. + Chơi với bạn vui vẻ, không đánh bạn, cạnh tranh lành mạnh trong học tập. Nghỉ học có giấy phép của bố, 7 20/23 03/23 mẹ. Tham gia lao động đúng theo 8 20/ 23 03/23 qui định của nhà trường, lớp đề ra. 9 Trực nhật lớp sạch sẽ 19/23 04/23 Sinh hoạt Đội theo quy định 10 20/23 03/23 chung Sinh hoạt 10 phút đầu giờ 11 20/23 03/23 nghiêm túc 12 Không quên khăn quàng đỏ 20/23 03/23 Lễ phép với người lớn, tôn trọng 13 21/23 02/23 và yêu quý bạn bè. Tổng 251/299 48/299 Số liệu học sinh thực hiện nề nếp ở tuần học 9 và 10. Từ 19/10/2015 đến 30/10/2015 Sỉ số 23 KẾT QUẢ THỰC STT NỀ NẾP HIỆN Thực hiện tốt Thực hiện chưa tốt (lượt) (lượt) 1 Đi học chuyên cần, đúng giờ 22/23 01/23 2 Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc. 23/23 0 đến cuối tuần 20 của năm học 2015-2016 việc thực hiện tốt nề nếp của HS luôn đạt từ 97,7 trở lên. Nhờ làm tốt việc duy trì nề nếp hàng ngày đối với HS lớp 4B mà chất lượng học tập của các em đã được tăng lên rõ rệt (Qua đợt kiểm tra định kì cuối kì I) Cụ thể như sau: THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2015-2016: Mức chia theo các mức độ T.cộng T.cộng điểm Tổng điểm dưới Môn số 9 – 10 7 -8 5 – 6 3 – 4 1 - 2 trên TB HS TB SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Tiếng 23 3 13,1 11 47,8 8 34,8 1 4,3 0 0 22 95,7 1 4,3 Việt Toán 23 5 21,8 5 21,8 11 47,8 2 8,6 0 0 21 91,4 2 8,6 Qua đợt kiểm tra cuối kì I ta thấy tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt chỉ có 1HS chiếm 4,3%. Đối với tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành môn Toán cũng chỉ có 2HS chiếm 8,6%. Các số liệu thống kê trên cho thấy, làm tốt công tác xây dựng nề nếp lớp cho học sinh là nền móng vững chắc để giáo viên có thể an tâm giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh đảm bảo kế hoạch đã xây dựng. Từ đó, chất lượng giáo dục dần được nâng cao. Vì vậy, xây dựng nề nếp lớp có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động giáo dục. III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 1. Kết luận:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_xay.docx