Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức Lớp 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức lớp 4 Môn : Đạo đức Cấp: Tiểu học - Phương pháp thống kê. - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. 5. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu. - Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức lớp 4 (lớp do tôi phụ trách) trong năm học. - Nghiên cứu trong quá trình giảng dạy năm học 2014-2015. * Quan hệ với bản thân: - Bài 1 : Trung thực trong học tập. - Bài 2 : Vượt khó trong học tập. - Bài 3 : Biết bày tỏ ý kiến. - Bài 4 : Tiết kiệm tiền của. - Bài 5 : Tiết kiệm thời giờ. * Quan hệ với gia đình: - Bài 6 : Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. * Quan hệ với nhà trường: - Bài 7 : Biết ơn thầy giáo, cô giáo. * Quan hệ với cộng đồng, xã hội: - Bài 8 : Yêu lao động - Bài 9 : Kính trọng và biết ơn người lao động. - Bài 10 : Lịch sự với mọi người. - Bài 11 : Giữ gìn các công trình công cộng. - Bài 12 : Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. - Bài 13 : Tôn trọng Luật giao thông. * Quan hệ với môi trường tự nhiên: - Bài 14 : Bảo vệ môi trường. 2.3. Yêu cầu cần đạt của môn học. Sau khi học xong chương trình môn Đạo đức lớp 4, học sinh cần biết thực hiện tốt các chuẩn mực hành vi đạo đức, biết cách cư xử, dùng lời lẽ đúng trong mọi tình huống đối với các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Về kiến thức : Biết nội dung và ý nghĩa của một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 4 trong quan hệ với gia đình, nhà trường; với những người xung quanh; với cộng đồng và xã hội; với hành vi và việc làm của bản thân; với môi trường. Về kĩ năng : Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, hành, vi, việc làm có liên quan đến chuẩn mực đã học; lựa chọn cách ứng xử phù hợp; biết thực hiện các hành vi đã học trong thực tế. Về thái độ : Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính yêu thầy cô giáo; lịch sự với mọi người; kính trọng và biết ơn người lao động; trung thực và có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập; có ý thức tiết kiệm; lịch sự bày tỏ ý kiến; có t rách nhiệm bảo vệ của công; tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo; tôn trọng pháp luật; có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. 2.4. Một số phương pháp dạy học môn Đạo đức. - Các phương pháp hình thành ý thức : Kể chuyện, đàm thoại, trao đổ i, phát hiện và giải quyết vấn đề, nêu gương... - Các phương pháp rèn luyện hành vi, thói quen : nhận xét hành vi, xử lí tình huống, đánh giá, sắm vai, hợp tác, điều tra, trò chơi, khen thưởng và trách phạt... không biết điểm dừng nên thường xảy ra xích mích, thiếu tinh thần trách nhiệm trong học tập và việc làm của mình. Thiếu lễ độ, chào hỏi khi gặp người lớn. Học sinh chưa thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em. Do đó, giáo viên còn gặp khó khăn khi giúp các em hiểu và thực hiện các chuẩn mực đạo đức. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4 1. Xây dựng và chuẩn bị kế hoạch bài dạy chất lượng. Việc soạn kế hoạch bài dạy chi tiết giúp giáo viên có định hướng rõ ràng, đầy đủ và phù hợp cho học sinh của mình. Giáo viên cần đầu tư kĩ lưỡng, xác định đúng mục tiêu của từng hoạt động, từ đó xây dựng hình thức tổ chức dạy học và đưa ra các phương pháp dạy học phù hợp, các đồ dùng dạy học tương ứng. Giáo viên cần lưu ý : + Xác định 3 mục tiêu của bài học: Về tri thức, thái độ và kỹ năng, hành vi đạo đức. + Tính chất của chuẩn mực hành vi đạo đức: Chuẩn mực liên quan đến một hay một nhóm đối tượng cụ thể. + Trình độ, khả năng, nhu cầu của học sinh: Không nên đưa ra những hành vi, tình huống đơn điệu hay xa lạ với đời sống hằng ngày của các em. + Các yếu tố môi trường học tập và xung quanh : Môi trường học tập ở lớp ( điều kiện cơ sở vật chất, các yếu tố vệ sinh học đường, mối quan hệ trong lớp...) và môi trường xung quanh (điều kiện kinh tế, xã hội ở địa phương) Mỗi bài đạo đức được dạy trong 2 tiết, giáo viên cần chú trọng các tiết thực hành, để học sinh có được việc làm đúng. Từ đó làm cơ sở hình thành hành vi, thái độ tích cực cho các em sau này. Vì dạy học đạo đức cuối cùng cũng dạy học sinh cách sống và ứng xử trong các mối quan hệ gần gũi, quen thuộc hằng ngày, phải gắn bó với thực tế cuộc sống của các em; phản ánh những mối quan hệ, những tình huống ứng xử cụ thể, quen thuộc với các em. Sau mỗi bài học, giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh liên hệ, tự liên hệ, phân tích đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối chiếu với các chuẩn mực hành vi đã học. Ví dụ: Khi dạy bài “ Tôn trọng Luật giao thông ” (tiết 2) Học sinh liên hệ bản thân: Học sinh tự kể một vài việc thể hiện mình đã tôn trọng Luật giao thông,... Hoặc cho học sinh kể về hành vi nào đó mà các em đã chứng kiến hoặc được nghe về một người đã vi phạm Luật giao thông. Từ những hành vi trên, giáo viên tạo điều kiện cho các em tập xử lý các tình huống cụ thể, phổ biến trong cuộc sống. Bước đầu tạo điều kiện cho học sinh tập điều tra tìm hiểu, phân tích những vấn đề trong cuộc sống ở lớp, ở trường, ở địa phương có liên quan đến chủ đề bài học. Ví dụ: Dạy bài “ Kính trọng và biết ơn người lao động” giáo viên cho học - Giáo viên cần phối hợp giữa đàm thoại với những phương pháp khác: + Giáo viên tránh hiện tượng sử dụng phương pháp đàm thoại suốt cả tiết học gây nhàm chán, làm giảm hiệu quả giáo dục. + Đàm thoại có thể phối hợp với nhiều phương pháp khác nhau, để hình thành tri thức mới, hay tổ chức luyện tập để rèn kỹ năng hành vi. Ví dụ: Nếu giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại để phân tích truyện kể (qua đó hình thành tri thức mới - yêu cầu của chuẩn mực hành vi); thì sau đó có thể kết hợp cho các em thảo luận nhóm. Nếu đàm thoại dừng lại ở câu hỏi rút ra nội dung bài học thì giáo viên dùng một phương pháp nào đó để học sinh luyện tập như tổ chức trò chơi, thảo luận nhóm, ... 2.2. Sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh tiểu học, giúp cho bài học đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sinh động. Truyện kể đạo đức phải đảm bảo những yêu cầu sau: + Nội dung truyện: Truyện phải sát với chủ đề bài học, kể về cách ứng xử của một nhân vật (Có thể là danh nhân, là người lớn, là bạn cùng lứa tuổi,...) trong một tình huống đạo đức cụ thể. +Truyện không những mô tả và khẳng định cách ứng xử của nhân vật như thế là đúng, là đẹp (hoặc là sai, là xấu) mà còn làm cho học sinh thể nghiệm được niềm vui sướng, hạnh phúc (hoặc khó chịu, đau khổ) của người được ứng xử (đúng hoặc sai). Khi kể chuyện: + Giáo viên có thể chọn truyện Việt Nam hoặc nước ngoài. Truyện có thể kể một tấm gương tốt để học sinh cần noi theo hoặc về một tấm gương xấu để học sinh cần tránh, hoặc có thể về đồng thời cả gương tốt lẫn gương xấu để học sinh có thể so sánh, đối chiếu, phê phán, đánh giá. Độ dài của truyện nên vừa phải, phù hợp với sức bền chú ý của học sinh tiểu học. + Ngôn ngữ: Phải ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu, giàu hình ảnh gợi cảm; hạn chế dùng từ trừu tượng. Tránh diễn đạt bằng những câu quá dài, quá khó. Tránh diễn đạt khô khan mà nên sử dụng những lời nói quen thuộc hằng ngày sao cho câu chuyện dí dỏm, gây xúc cảm. 2.3. Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học đạo đức. * Phương pháp này có lợi ở chỗ: - Học sinh được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. - Gây hứng thú và chú ý cho học sinh. - Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh. - Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức. - Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. * Cách tiến hành: - Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm và quy định thời gian chuẩn bị. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai trong thời gian 2-3phút. " Nếu..thì" để học sinh nêu những tình huống thực hiện đúng luật giao thông và những việc nên tránh. - Có thể tổ chức chơi trò chơi để khởi động, giới thiệu bài; có thể là để học sinh tìm hiểu, phát hiện nội dung bài; d có thể để rèn luyện thái độ, kỹ năng ứng xử cho học sinh; có thể để củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh. 3. Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả. 3.1. Phân loại đồ dùng. Tôi thường xuyên sử dụng trong các tiết học của mình các nhóm đồ dùng sau : 3.2.2. Nhóm tranh ảnh minh họa.- Nhóm bảng số liệu, thống kê. - Nhóm tranh ảnh minh họa. - Nhóm đồ dùng dạy học hiện đại. - Nhóm phiếu học tập. - Nhóm tư liệu sưu tầm. 3.2. Cách sử dụng đồ dùng. 3.2.1. Nhóm bảng số liệu, thống kê. * Tôi thường yêu cầu học sinh dùng để báo cáo việc luyện tập thực hành hay việc lập kế hoạch về những việc các em đã làm được, hoặc giao việc cho học sinh về nhà thực hành. Ví dụ : Bài "Tiết kiệm tiền của", tôi yêu cầu cá nhân tự lập bảng kế hoạch đưa ra những biện pháp tiết kiệm sách vở, quần áo, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước,.. Kế hoạch thực hiện tiết kiệm của bản thân (Thời gian khoảng 2 tuần) Tồn tại Biện pháp tiết kiệm Ở nhà Ở trường Ở nơi công cộng * Đây là nhóm đồ dùng trực quan mà tôi thường xuyên sử dụng trong hầu hết các tiết dạy. Tôi sử dụng tranh ảnh nhằm giúp học sinh khai thác được kiến thức. Đó là các loại tranh, ảnh, hình vẽ... minh họa cho các tình tiết, tình huống, hành vi của truyện kể đạo đức (để học sinh rút ra bài học đạo đức), hoặc được đưa ra để học sinh đánh giá, xử lý trong quá trình thực hành. Tôi đã thay đổi hoặc thêm vào những tranh ảnh mới cập nhật nhằm giúp học sinh tìm hiểu được kiến thức một cách đầy đủ và sinh động. hướng dẫn học sinh vào trang website của nhà trường để tra cứu thông tin và tìm kiếm hình ảnh minh họa cho hoạt động nhân đạo mà nhà trường và học sinh đã thực hiện tốt trong các năm học với nhiều hoạt động cụ thể và ý nghĩa. Ví dụ: Tôi đã tìm kiếm và thay thế một số tranh ảnh về An toàn giao thông, về manycam để chiếu nội dung phiếu nhóm hoặc tranh ảnh, tư liệu sưu tầm của học sinh lên màn hình lớn; hoặc dùng máy tính kết hợp với máy chiếu để trình chiếu các bài giảng điện tử, các đoạn phim, nội dung các trò chơi học tập, Ví dụ: Khi dạy bài " Bảo vệ môi trường" (tiết 1) Tôi cho học sinh xem đoạn clip có nội dung về hậu quả của thiên tai, lũ lụt do nạn chặt phá rừng gây nên. Từ đó, các em có thể cảm nhận trực tiếp sự tàn phá, mất mát và hậu quả to lớn do chặt phá rừng bừa bãi gây ra và chính vì vậy các em sẽ hiểu, mong muốn thế giới nói chung, đất nước Việt Nam nói riêng sẽ cùng nhau bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm thiết thực. Ví dụ : Khi dạy bài " Tôn trọng Luật giao thông"(tiết 1), tương tự như vậy, tôi cũng tổ chức cho các em xem đoạn băng hình những hành vi vi phạm Luật giao thông và hậu quả mà nó gây ra cho cuộc sống của người dân. Ví dụ : Khi dạy bài "Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo"(tiết 2), tôi cũng xây dựng những đoạn clip tình huống để học sinh nêu cách xử lí của mình. Tôi cũng hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm các bài hát có nội dung phù hợp với bài học, có tính giáo dục để các em chia sẻ vào cuối mỗi giờ học. * Trong các giờ dạy học tôi thường sử dụng phối hợp các đồ dùng dạy học hiện đại đồng bộ với nhau để thuận tiện hơn trong giảng dạy. Đây là đồ dùng mà tôi thường sử dụng thường xuyên khi lên lớp. 3.2.4. Nhóm phiếu học tập. * Tôi thường sử dụng nhóm phiếu học tập với các dạng bài tập khác nhau (trắ c nghiệm, đúng hay sai, lựa chọn đáp án đúng, điền khuyết, nối, nhiều lựa chọn,...). Những dạng phiếu học tập này cũng là lựa chọn của tôi trong các tiết dạy về Thực hành kĩ năng giữa kì I và giữa kì II hoặc các bài dạy dành cho địa phương. * Tôi đã thực hiện tổ chức cho học sinh làm phiếu học tập trong các hoạt động học tập khác nhau: tìm hiểu kiến thức, củng cố, chốt kiến thức... của tiết học. 3.2.5. Nhóm tư liệu và các câu chuyện sưu tầm trong cuộc sống * Đối với học sinh lớp 4, việc chuẩn bị tư liệu trước bài học là rất quan trọng. Tôi thường hướng dẫn các em chuẩn bị tư liệu từ những giờ học trước theo nội dung có liên quan đến bài học, cập nhật số liệu, thông tin thường xuyên phù hợp với nội dung bài học. Tư liệu các em chuẩn bị có thể là tranh ảnh, câu chuyện, thông tin cập nhật... Các em có thể tự tìm được kiến thức của bài học thông qua việc chuẩn bị trước tư liệu. Ví dụ: Khi dạy bài " Bảo vệ môi trường" (tiết 1), tôi hướng dẫn học sinh sưu tầm các tư liệu mới cập nhật về môi trường hiện nay. Sau đó tổ chức cho các em trình bày trong nhóm và trình bày trước lớp những thông tin của mình. Ví dụ : Với bài " Tôn trọng Luật giao thông"(tiết 1), tôi cũng cho học sinh thực hiện tìm kiếm thông tin mới, cập nhật, tương tự như cách tổ chức ở bài trên. * Tôi thường hướng dẫn học sinh chuẩn bị hoặc sưu tầm trươc những câu chuyện, tấm gương đạo đức có liên quan đến bài học : Sưu tầm những tấm gương trung thực và vượt khó trong cuộc sống, sưu tầm câu chuyện về người biết tiết kiệm tiền của,
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_d.docx