Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN ở Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN ở Lớp 4
Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục 1 I. Phần mở đầu 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 II. Phần nội dung 3 1. Cơ sở lý luận 4 2. Thực trạng 4 2.1. Thuận lợi, khó khăn 5 2.2. Thành công, hạn chế 6 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu 6 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 6 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 7 3. Giải pháp, biện pháp 7 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 8 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 15 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 16 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 16 III. Kết luận, kiến nghị 1. Kết luận 17 2. Kiến nghị 18 Tài liệu tham khảo 19 Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 1 Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN Các kinh nghiệm để thành lập hội đồng tự quản theo mô hình trường học mới VNEN 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Ở đề tài này bản thân tôi chỉ nghiên cứu trong khuôn khổ: Một sô kinh nghiệm khi thanh lập Hội đồng tự quản. Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 4C, trường Tiểu học Hà Huy Tập Thời gian: Năm học 2014 - 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện tốt đề tài này tôi đã thực hiện những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra: sử dụng phương pháp này giúp tôi phân loại được các đối tượng học sinh theo các mức độ khác nhau như: giỏi, khá, trung bình, yếu. Bên cạnh đó tôi còn phân chia học sinh theo mức độ diễn đạt, trình bày ngôn ngữ theo 2 cấp độ: tốt và chưa tốt - Phương pháp trải nghiệm thực tế: Đúc rút những kinh nghiệm này không phải chỉ trong ngày một ngày hai mà là một quá trình bản thân tôi tích lũy kinh nghiệm trên thực tế giảng dạy. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Kiến thức của bản thân chỉ hữu hạn nên trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu kĩ kiến thức mình truyền thụ cho học sinh. Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 3 Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN tự quản hay nhóm trưởng nhưng cũng chỉ nhận được kết quản tương tự. Đấy mới chỉ có giáo viên chủ nhiệm và học sinh trong lớp, còn khi có giáo viên đến dự giờ hoặc khối trưởng và chuyên môn đến kiểm tra thì còn tệ hơn nữa. Các em con không dám nói hoặc nói thì ngắc ngứ, lí nhí. Điều này làm bản thân tôi trăn trở rất nhiều. Bằng cách nào đó nhưng phải thay đổi, cải thiện được những điều trên. Nguyên nhân chủ quan: Do các em là học sinh vùng nông thôn đa số các em rất hiền lành, nhút nhát. Hoàn cảnh gia đinh khó khăn cũng ảnh hưởng lớn đến tính cách của các em. Bản thân các em vẫn quen với cách học cũ, thụ động, chờ giáo viên hỏi mới trả lời. Nguyên nhân khách quan: Do các em học ở phân hiệu, việc tiếp xúc với các phương tiện thông cũng còn hạn chế. 2.1. Thuận lợi - khó khăn a. Thuận lợi: Các em cũng đã tiếp cận với mô hình VNEN, cũng đã hình thành được Hội đồng tự quản. Học sinh của lớp 100% là người Kinh nên khả năng giao tiếp của các em tốt. b. Khó khăn: Lớp 4C năm học 2014 -2015, gồm có 19 học sinh mỗi em là một hoàn cảnh. Học sinh nghèo: 02 em Học sinh mồ côi: 01 em Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 02 em Một số em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà, nên thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc của ba mẹ. Điều này tác động không nhỏ đến sự phát triển tính cách của các em. Khiến cho các em tự ti, ít tự tin vào năng lực của bản thân hoặc không dám thể hiện sợ bạn bè chê cười. Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 5 Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN - Yếu tố gia đình cũng quan trọng không kém. Phụ huynh chưa hiểu rõ về mô hình trường học mới. không quan tâm nhiều đến cách học theo nhóm. Luôn cho rằng con mình đến lớp nghe cô giáo giảng và hiểu bài là được. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ về từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học. Để xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực chỉ đạo lớp. Bản thân tôi chỉ áp dụng những kinh nghiệm của mình để thành lập hội đồng tự quản theo mô hình trường học mới. Để thực hiện tốt, giáo viên cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình của học sinh. Giáo viên cần phân loại được các đối tượng học sinh của lớp mình để thược hiện tốt hơn. Trước đến nay các em và ngay cả giáo viên chỉ quen với cách tổ chức lớp cũ. Lớp trưởng - Lớp phó – các tổ trưởng. Lớp trưởng quán xuyến lớp, các lớp phó và các tổ trưởng làm nhiệm vụ của bản thân mình chứ chưa hướng các bạn cùng họat động. Ví dụ: lớp phó lao động có nhiệm vụ kiểm tra nhắc nhở các bạn khi đi lao động. Hoặc vai trò của tổ trưởng chỉ kiểm tra các bạn trong tổ về học tập hay phân công trực nhật Nên khi tham gia dạy học theo mô hình VNEN giáo viên vẫn quen với cách tổ chức lớp cũ, chưa thực sự hiêu sâu về VNEN nên chưa hướng dẫn cho Hội đồng tự quản làm việc. Hoặc có thành lập Hội đồng tự quản cũng chỉ thành lậm cho có chứ hoạt động chưa hiệu quả. Trên đây là một số thực trạng mà đề tài đã đặt ra. 3. Giải pháp, biện pháp * Chuẩn bị tâm lí cho học sinh. * Xây dựng kế hoạch thành lập Hội đồng tự quản. * Việc thành lập Hội đồng tự quản phải tổ chức ít nhất 2 lần/năm học. * Bồi dưỡng Hội đồng tự quản cách làm việc Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 7 Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN Hội đồng tự quản gồm Chủ tịch Hội đồng tự quản, các Phó chủ tịch Hội đồng tự quản, các Ban tự quản, trưởng ban, thư kí. Cùng với đó, giáo viên cũng đã nêu những lợi ích, tác dụng của Hội đồng tự quản tới HS với những vai trò, trách nhiệm mà các em cùng chia sẻ, gánh vác. * Việc thành lập Hội đồng tự quản phải tổ chức ít nhất 2 lần/năm học. Thời gian thích hợp để tổ chức bầu Hội đồng tự quản là ngay đầu năm học. Có nghĩa là khi học sinh bắt đầu học chương trình năm học thì bộ máy hội đồng tự quản đã hoàn thiện để điều hành mọi hoạt động học tập, sinh hoạt của lớp. Sau đó tôi tổ chức 2 tháng/1 lần nhằm mục đích phát huy sự cạnh tranh, ganh đua lành mạnh giữa các học sinh, thúc đẩy sự tiến bộ, đồng thời bồi dưỡng được nhiều học sinh năng động, mạnh dạn, tự tin. Sau đó tiến hành cho lớp bầu cử Hội đồng tự quản. Việc bầu và thành lập các ban do Hội đồng tự quản tổ chức. Tôi thường gợi ý cho học sinh giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của các ban; quyền lợi của người tham gia, suy nghĩ của bạn có thể làm gì tốt nhất,... Quy trình bầu Chủ tịch Hội đồng tự quản; các Phó Hội đồng tự quản được tôi tiến hành như sau: Cho học sinh nắm được vai trò, nhiệm vụ và quyền lợi của Chủ tịch Hội đồng tự quản; các Phó Hội đồng tự quản. Khuyến khích học sinh ứng cử vào Hội đồng tự quản; nhóm đề cử. Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 9 Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN * Bồi dưỡng Hội đồng tự quản cách làm việc. Cách 1: Cho Hội đồng tự quản của lớp xem băng hình về các bạn Hội đồng tự quản của Bộ GD&ĐT phát lớp đó hoạt động như thế nào?. Sau khi cho các em xem băng hình về các bạn học sinh cùng độ tuổi tôi cho các em chia sẻ cảm nghĩ và nhận xét cách các bạn trong băng hình đã làm. Yêu cầu các em trả lời được câu hỏi các em đã học tập được điều gì? Cách 2: Tổ chức cho Hội đồng tự quản của lớp tham quan học tập Hội đồng tự quản của lớp khác trong trường để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Tổ chức cho các em học hỏi ở những lớp khác trong trường có Hội đồng tự quản thực hiện tốt. Sau đó động viên khích lệ các em. Bạn làm được như thế chúng ta cũng làm được. Cách 3: Giáo viên làm mẫu các vai trong Hội đồng tự quản để học sinh học tập, sau đó cho các em thực hiện lại. Tôi đã cùng các em thực hành. Giáo viên làm mẫu – học sinh thực hiện. Sau đó các em thành thói quen và đã mạnh dạn tự tin hơn. Học sinh phát triển toàn diện nhờ các hoạt động tự giáo dục của mình. Hội đồng tự quản là tổ chức của học sinh, vì học sinh và do học sinh thực hiện. Các em làm chủ trong mọi hoạt động. Vì vậy tôi thường hướng cho các em tự đề xuất, bàn bạc và đưa ra nội quy và cùng nhau giám sát việc thực hiện các quy ước do mình xây dựng và cam kết thực hiện. Như vậy các em tự đề ra các quy ước (dù là quy ước nhỏ nhất) và có trách nhiệm thực hiện các quy ước đó. Điều đó đảm bảo tính dân chủ trong lớp học. * Thành lập các ban chuyên trách Sau khi bầu cử xong, hướng dẫn các ban họp để xây dựng kế hoạch hoạt động và xây dựng nhiệm vụ của từng ban, cùng với đó xây dựng kế hoạch làm các công cụ phù hợp cho từng ban, từng hoạt động. Sau đó, tiến hành bầu phó ban, thư kí để xây dựng kế hoạch hoạt động, động viên các bạn tham gia. HS được đăng kí vào các ban theo nguyện vọng, sở thích của mình; sau đó, cùng bàn bạc thống nhất được nhiệm vụ và công cụ của ban mình. Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 11 Một số kinh nghiệm khi thành lập Hội đồng tự quản của mô hình VNEN tổ chức của mình; thể hiện được tính tự chủ, tự giác, phát huy sáng tạo và tôn trọng ý kiến của các em nhiều hơn. Nhóm là một bộ phận gắn kết cơ bản xuyên suốt cả quá trình dạy và học nó tạo điều kiện để rèn luyện các kĩ năng và hợp tác của nhóm. Ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét, tất cả học sinh trong nhóm đều được luân phiên nhau làm nhóm trưởng, hướng dẫn các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động do giáo viên yêu cầu và không có một bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, không một học sinh nào ngồi chơi. Ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét, tất cả học sinh trong nhóm đều được luân phiên nhau làm nhóm trưởng, hướng dẫn các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động do giáo viên yêu cầu và không có một bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, không một học sinh nào ngồi chơi. Tuy nhiên, để tiết học dạy theo mô hình VNEN thành công hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng. Công việc chính của nhóm trưởng là: Thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm; xác định được mục tiêu của hoạt động nhóm; phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các thành viên trong nhóm; quan sát và hướng dẫn các bạn đánh giá bài học, báo cáo kết quả học tập với giáo viên... Nhóm trưởng cũng phải tự biết làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. Đồng thời, hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải; biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập; biết tổ chức và quản lí công việc; biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không tự giải quyết được công việc. Để bồi dưỡng năng lực điều hành của nhóm trưởng, bản thân tôi đã thực hiện theo các cách như sau: Người thực hiện: Văn Thị Dung – Trường Tiểu học Hà Huy Tập Page 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_khi_thanh_lap_hoi_d.doc