Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trong việc thiết kế bài giảng E - Learning

docx 17 trang lop4 19/02/2024 1710
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trong việc thiết kế bài giảng E - Learning", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trong việc thiết kế bài giảng E - Learning

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trong việc thiết kế bài giảng E - Learning
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Trong giai đoạn phát triển hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy 
và học tập là một việc làm rất cần thiết, nó không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn 
giản là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng 
điện tử ở trên lớp. Ứng dụng CNTT được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt 
động liên quan đến đào tạo; liên quan đến công việc của người làm công tác giáo 
dục; liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, 
chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tâpVới sự hỗ trợ của CNTT thì hoạt 
động dạy và học ngày nay được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Ở nhà, ngay tại góc học 
tập của mình học sinh vẫn có thể nghe thầy cô giảng, vẫn được giao bài và được 
hướng dẫn làm bài tập, vẫn có thể nộp bài và trình bày ý kiến của mình mà 
không cần giáo viên trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn. Để làm được điều này thì 
ngoài những kỹ năng soạn giảng thông thường ra người giáo viên cần có kỹ năng 
xây dựng bài giảng điện tử và khai thác những dịch vụ truyền thông được cung 
cấp trên Internet như dịch vụ lưu trữ, chia sẻ, email, web, blog Và kỹ năng xây 
dựng bài giảng điện tử e -Learning là một trong những kỹ năng cần thiết cho mỗi 
giáo viên ngày nay để ứng dụng vào công việc giảng dạy của mình. Việc ứng dụng 
bài giảng e - Learning trong trường học rất cần thiết, bởi một bài giảng e - learning 
bao gồm bài trình chiếu kết hợp âm thanh lời giảng của giáo viên kết hợp với hệ 
thống bài tập để học sinh có thể tự học tập, theo dõi lại tiết học qua bài giảng e - 
learning của giáo viên. Vì vậy, là một giáo viên tin học và mong muốn góp phần 
vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở nhà trường Tiểu học nói 
riêng và các môn học khác nói chung, tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm 
giúp nâng cao hiệu quả trong việc thiết kế bài giảng E- Learning” làm đề tài 
sáng kiến kinh nghiệm của mình.
 2. Tên sáng kiến: “ Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trong việc 
thiết kế bài giảng E- Learning”
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Trần Thị Hoa
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến:Trường Tiểu học Thanh Trù- Thành phố Vĩnh 
Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc.
 1 7.2: Các bước cơ bản để sử dụng thiết kế một bài giảng E- Learning
7.2.1: Các bước soạn bài E- Learning:
Bước 1: Xây dựng kịch bản (giáo án) tiến trình dạy học
Bước 2: Dùng Power Point làm nền soạn khung hoạt động của giáo án theo kịch 
bản đã đề ra. ( Gõ chữ, chèn hình, sơ đồ, shape, thiết lập hiệu ứng)
Bước 3: Dùng các tính năng của Presenter để hoàn thiện bài soạn giảng: 
 + Tạo hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá học sinh của bài dạy.
 + Chèn Video, clip bằng tính năng của Presenter.
 + Chèn âm thanh, ghi âm thuyết trình cho từng slide và toàn bộ tiến trình 
 dạy học.
 + Đồng bộ hiệu ứng và âm thanh cho bài giảng.
Bước 4: Tiến hành xuất bản bài giảng theo các chuẩn quy định.
 + Xem trước bài giảng( Thao tác này nên được xem khi soạn từng slide để 
kịp thời phát hiện lỗi của Presenter chỉnh sửa sớm)
 + Xuất bản bài giảng E- Learning theo các chuẩn: HTML, Both, Scrome, 
CD, Video.
Bước 5: Chạy bài giảng, kiểm tra lỗi.
7.2.2: Một số lưu ý trước khi soạn bài:
 + Sử dụng Office 2010 trở lên.
 + Soạn mới tệp nguồn Power Point hoàn toàn 100% không copy hay sử 
dụng lại tệp cũ, đặc biệt tệp tin trên trang Web tải về.
 + Không nên lạm dụng quá nhiều sử dụng hiệu ứng trang, flash, hiệu ứng 
động.
 + Không mở song song hai tệp Power Point khi thiết kế bài E- Learning.
7.3: Một số kinh nghiệm trong quá trình biên tập bài giảng E- Learning
7.3.1: Một số yêu cầu đối với bài giảng E- Learning:
 a,Về nội dung:
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học bộ môn, quan điểm tư tưởng theo chương 
trình giáo dục
- Đảm bảo tính hệ thống, tính đầy đủ nội dung, làm rõ trọng tâm
- Khả năng liên hệ thực tế; có tính giáo dục cao
- Cập nhật kiến thức, nội dung mới (theo thực tế).
 b,Về phương pháp:
- Sử dụng PPDH phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên 
lớp.
 3 Ghi âm trực tiếp
 Chèn tệp âm thanh đã có sẵn
 Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide
 Biên tập
Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh:
 1. Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một.
 2. Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào 
từ
một file đã có (Import). Ưu điểm chính của âm thanh trong Adobe Presenter là 
đồng bộ âm thanh với các hoạt động của slide và biên tập âm thanh.
Các bước tiến hành ghi âm và đồng bộ âm thanh với hiệu ứng:
 Bước 1: Tạo nội dung cần thuyết minh: Phần hiển thị trên slide và phần 
kịch bản thuyết minh
 Bước 2: Ghi âm: trực tiếp (record) và gián tiếp (Import)
 Bước 3: Chỉnh sửa âm thanh thuyết minh (Edit)
 Bước 4: Tạo hiệu ứng cho nội dung thuyết minh
 Bước 5: Đồng bộ âm thanh và hiệu ứng (sync)
Một số Lưu ý:
 - Âm thanh chèn vào bằng chức năng Import Audio phải chuyển sang định 
dạng mp3, wav. File âm thanh chèn sau sẽ ghi đè vào file âm thanh trước đó.
 - Đối với Presenter 9 kết hợp với PPoint 2007 trở đi có thể kết hợp âm thanh 
chèn của Presenter và âm thanh chèn trên slide của PPoint.
7.3.3.2: Ghi hình giáo viên:
 Bạn có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng
webcam, máy quay để ghi video. Để chèn được đoạn video vào ta cần chú ý là 
phần mềm chỉ hỗ trợ định dạng flv (do đó những đoạn video không thuộc định 
dạng này đều phải sử dụng phần mềm convert để chuyển đổi phim). 
 Các bước tiến hành ghi âm và đồng bộ âm thanh với hiệu ứng:
B1:Ghi hình trực tiếp (Record video) hoặc gián tiếp (Import)
 5 Chọn Sellect All, rồi Edit để chọn tên người báo cáo cho tất cả slide.
 Tại dòng Navigation name của từng slide: Thay đổi tên slide để hiện thị cho 
gọn, nếu thấy cần.
 Vậy là thông qua các phần này, chúng ta đã tạm hoàn thành một bài giảng
điện tử. Công việc còn lại là kiểm tra và công bố bài giảng lên mạng.
7.3.4.2: Đóng gói bài giảng: 
 Trong menu Adobe Presenter, chọn Publish. Khi này một bảng sau hiện ra 
cho các chọn lựa Lưu trên máy tính
 7 4. Quá phụ thuộc vào nội dung sách giáo khoa (sợ sai) mất đi tính sáng tạo, 
 thậm chí nhiều nội dung của SGK đã lỗi thời với thực tế, cần cập nhật (Ví 
 dụ: bài Tiền Việt nam. Hiện nay Chính phủ mới ra qui định dừng lưu thông 
 tiền 10,000 cotton– thì không giới thiệu loại tiền này trong bài học nữa).
5. Lạm dụng công nghệ:
 + Quá chú tâm vào trình diễn mà không để ý đến hiệu quả của bài 
 giảng đối với người học
 + Đưa ra các hiệu ứng không phù hợp, xuất hiện nội dung quá nhanh 
 không nhìn kịp, ..
 + Đưa nhiều video giảng bài, gây tốn bộ nhớ và hạn chế thông tin 
 trình bày (chỉ được video mà mất đi các nội dung trình bày khác)
6. Thiết kế thời gian chờ (chuyển tiếp giữa các nội dung) không hợp lý (đặc 
 biệt để nhạc nền quá dài)
7. Âm thanh giữa các slide (đặc biệt giữa video và file ghi âm; giữa lời giảng 
 với nhạc nền) hoặc trong các nội dung (câu gợi ý khi trả lời trắc nghiệm) 
 không đồng đều (chỗ to, chỗ nhỏ; tăng – giảm đột ngột)
8. Chưa cắt gọt những âm thanh không chuẩn đặc biệt ở đầu mỗi slide (tạp âm 
 bên ngoài)
9. Khi sử dụng tư liệu video không cắt gọt ngắn gọn, đầy đủ (để dài và chiếu 
 cả những nội dung không liên quan)
10. Không nên để cả tiêu đề bài học trên mỗi slide (gây mất diện tích trình 
 bày). Nên đặt tiêu đề cho từng slide – thể hiện được nội dugn slide đó
11. Bỏ quên Việt hoá các câu thông báo của trắc nghiệm
12. Khi dùng chức năng cho phép trả lời lại (trắc nghiệm), không bật chọn 
 Show Retry Message nên không có thông báo “Làm lại”
13. Không có thuyết minh, hưỡng dẫn người học thực hiện nội dung trắc 
 nghiệm
14. Hạn chế dùng kiểu hộp (textbox) đối với dạng trắc nghiệm điền vào ô 
 trống, nên thay bởi kiểu nút chọn (combo box).
15. Yêu cầu người học trả lời lại quá nhiều lần (khi trả lời sai). Khoảng 3 lần 
 trả lời lại là nhiều
 9 + .Net Frammerword 4.6 (hoặc bản mới nhất) Prewiew setup: Công cụ hỗ 
trợ.
7.4: Về Khả năng áp dụng của sáng kiến:
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đạt được khi thiết kế bài 
giảng điện tử E- learning, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm đó nhằm nâng 
cao chất lượng trong các bài giảng điện tử do tôi thiết kế. Bước đầu đã đạt 
được những kết quả. Đối với tôi, cách làm trên đã góp phần không nhỏ vào 
việc thiết kế các bài giảng để phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập của 
học sinh trong việc đổi mới các phương pháp giáo dục về việc đẩy mạnh ứng 
dụng CNTT trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
 Thông qua việc thực hiện và giải quyết vấn đề đã nêu trên, tôi đã rút 
ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thiết kế bài 
giảng điện tử, đặc biệt là khi thiết kế bài giảng điện tử E - learning.
 Trong đơn vị trường Tiểu học Thanh Trù trong năm học 2017- 2018 
đã áp dụng những kinh nghiệm mới nêu trên có hiệu quả khá tốt. Tỷ lệ bài 
giảng E-Learning tham gia cấp thành phố tăng hơn so với năm học trước, 
năm học 2017- 2018 trường Tiểu học Thanh trù có 17 sản phẩm bài gảng E- 
Learning dự thi cấp thành phố trong đó có 2 sản phẩm được gửi đi dự thi cấp 
tỉnh. Theo bản thân tôi thì các trường khác cũng có thể áp dụng được. Song 
đòi hỏi để thiết kế một bài giảng điện tử E-Learning thật sự được coi là phần 
mềm dạy học và được ứng dụng trong thực tế thì chúng ta cần quan tâm đến một 
số vấn đề sau:
 - Người giáo viên phải tích cực tìm kiếm thông tin trên sách vở, trên mạng 
Internet, Nhằm bổ sung thêm nội dung kiến thức cho bài học, vì so với bài giảng 
thông thường được trình bày trên bảng đen thì thông tin trên bài giảng điện tử là 
vô cùng phong phú. Để học sinh có hứng thú học tập và tiếp thu sâu hơn về nội 
dung kiến thức, trong một số bài học, giáo viên còn phải chuẩn bị thêm các câu 
hỏi trắc nghiệm liên quan. Mỗi thao tác thực hiện câu hỏi trắc nghiệm còn kèm 
theo thao tác quay lại để trả lời các câu hỏi gợi ý (nếu học sinh không trả lời hoặc 
trả lời sai các câu hỏi chính). Điều đó giúp cho hầu hết các em học lực trung bình 
hoặc học yếu sẽ dễ dàng tiếp thu bài học một cách hiệu quả.
 - Tuỳ theo từng bộ môn mà giáo viên phải nắm được những đặc trưng của 
môn học mà mình tham gia giảng dạy, từ đó có thể lựa chọn bài học để mà thiết 
kế. 
 11 Học sinh có thể chủ động trong việc học, học ở mọi nơi, mọi lúc. Các em 
thật sự hứng thú đối với phương pháp dạy và học bằng bài giảng điện tử E- 
Learning.
10.2: Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức các 
nhân:
 +Thông qua việc phổ biến các kinh nghiệm khi thiết kế bài giảng E- 
Learning nêu trên sẽ giúp cho giáo viên có vốn hiểu biết về tin học nắm được một 
số kỹ năng ( tạo bài tập trắc nghiệm, chén và chỉnh sửa âm thanh, tạo hình nền,) 
khi thiết kế bài giảng E- Learning. Giáo viên không còn cảm thấy khó khăn khi 
thiết kế bài giảng mà về lâu dài còn có thể sẽ là một ứng dụng thường xuyên cho 
giáo viên: Làm tài liệu nghiên cứu, có thể áp dụng rộng rãi ra các trường.
 13 Phụ lục 1
 PHIẾU TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỀ NHỮNG KHÓ KHĂNTHƯỜNG 
 GẶP PHẢI KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING
 Họ và tên: ............................................................................................................
 Nhiệm vụ được giao:............................................................................................
 Đơn vị: Trường Tiều học Thanh Trù.
 Đồng chí hãy đánh dấu x vào cột tương ứng với những nội dung trao đổi 
 sau:
 Chưa Làm 
 Làm 
 Những nội dung trao đổi làm thành 
 được
 được thạo
1. Đồng chí đã thiết kế được một bài giảng E-
Learning có chất lượng tốt?
2. Đồng chí có nắm được điểm khác biệt vượt 
trội giữa bài giảng E- Learning so với bài giảng 
điện tử mà đồng chí đã từng soạn giảng?
3. Đồng chí đã nắm rõ được các bước để thiết kế 
bài giảng E- Learning? 
4. Đồng chí đã tạo được các bài tập tương tác khi 
thiết kế bài giảng E- Learning?
 Đồng chí thường gặp những vấn đề khó khăn gì trong quá trình thiết kế một bài 
 giảng E- Learning? 
 .................................................................................................................................
 .................................................................................................................................
 .................................................................................................................................
 .............................................................................................................................
 .................................................................................................................................
 .................................................................................................................................
 ..............................................................................................................................
 15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_nang_cao_hieu.docx