Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 4 trường tiểu học

doc 22 trang lop4 05/02/2024 1870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 4 trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 4 trường tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 4 trường tiểu học
 A.PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn đề tài:
 “Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 trường tiểu học”.
 1.Cơ sở lí luận: 
 Như chúng ta đã biết đạo đức là một mặt không thể thiếu của một con 
người. Bác Hồ đã từng dạy : " Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức 
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó "
 Thật vậy, một con người có tài giỏi đến mấy mà không có đạo đức thì cũng 
là người vô dụng. Nhưng trong xu thế xã hội hiện nay thì đạo đức đang bị suy 
thoái rất nhiều và đã thấy xuất hiện bên cạnh những mặt tích cực tốt đẹp của nó 
không biết bao nhiêu hiện tượng tha hóa, lừa đảo, buôn bán gian lận, chạy theo 
cuộc sống đồng tiền, làm ăn phi pháp mà quên đi cái lương tâm đạo đức vốn có 
của mình.
 Đối với nhà trường tiểu học giáo dục đạo đức là một mặt quan trọng của 
hoạt động giáo dục nhằm hình thành những con người có đầy đủ phẩm chất : 
Đức, trí, lao,thể, mỹ nhằm xây dựng những tính cách nhất định và đối với mọi 
người trong xã hội. Nó là nền tảng của giáo dục toàn diện. Vì vậy công tác giáo 
dục trước tiên là phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là căn 
bản, là cái gốc cho sự phát triển nhân cách, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : " Bây 
giờ phải học, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học và yêu đạo đức "
 Và trường tiểu học là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nhà trường là 
nơi không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn dạy về nhân cách, lẽ sống ở đời 
cho học sinh để làm chủ tương lai của đất nước sau này. Bác Hồ đã từng nói " 
Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ".Vì thế trong 
nền giáo dục từ trước cho đến nay việc giáo dục nói chung và giáo dục cho trẻ 
em nói riêng luôn đòi hỏi phải có sự quan tâm rất lớn từ nhiều phía.
 2 . Về mặt thực tiễn.
 Nước ta đang bước vào thời kì hội nhập kinh tế, bên cạnh những mặt 
tích cực thì cũng làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm : Bản 
sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, sự xâm nhập của các văn hóa phẩm đồi trụy làm 
xóa mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay trong 
các nhà trường nói chung và trường tiểu học nơi tôi công tác nói riêng vẫn còn 
một số học sinh sa sút về đạo đức, về nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc kém ý 
thức trong quan hệ cộng đồng, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những 
việc xấu và cụ thể là học sinh khối 4. Giáo viên vừa làm công tác chủ nhiệm 
vừa phụ trách giảng dạy văn hóa trong lớp, nên thời gian để quan tâm tới từng 
hành vi cá nhân học sinh trong lớp bị hạn chế. Sự quan tâm nhận thức của phụ 
huynh còn quá hời hợt. Thêm vào đó trong phương pháp giáo dục còn để lại 
nhiều lỗ hổng, sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa được nhịp - Thực hiện được quyền được ý kiến và bày tỏ ý kiến; trong việc tiết kiệm tiền 
của, thời giờ và thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân.
 * Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan 
niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học.
- Kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống và biết 
thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hàng ngày.
 * Về thái độ:
- Yêu thương ông bà, cha mẹ; kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo và những 
người lao động; thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; tôn trọng 
mọi người khi giao tiếp.
- Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc sống; 
- Có ý thức tôn trọng các quy định về giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ 
môi trường và thực hiện Luật Giao thông.
b. Nội dung dạy học môn Đạo đức lớp 4.
* Chương trình môn Đạo đức lớp 4 bao gồm 14 bài, đề cập đến các chuẩn mực 
hành vi trong các mối quan hệ.
 - Quan hệ với bản thân
+ Trung thực trong học tập.
+ Vượt khó trong học tập.
+ Biết bày tỏ ý kiến.
+ Tiết kiệm tiền của.
+ Tiết kiệm thời giờ.
- Quan hệ với gia đình.
 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Quan hệ với nhà trường.
Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Quan hệ với cộng đồng, xã hội.
+ Yêu lao động.
+ Kính trọng, biết ơn người lao động.
+ Lịch sự với mọi người.
+ Giữ gìn các công trình công cộng.
+ Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
+ Tôn trọng Luật giao thông.
- Quan hệ với môi trường tự nhiên.
Bảo vệ môi trường.
c. Nội dung môn Đạo đức lớp 4 kết hợp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáo 
dục bổn phận của học sinh. Cụ thể: Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn có 
hiệu quả, nâng cao tay nghề cho giáo viên.
 Tổ chuyên môn đã tổ chức chuyên đề dạy học môn Đạo đức lớp 4.
 Hàng tuần, hàng tháng các tổ chuyên môn các khối trong nhà trường tổ 
chức sinh hoạt đầy đủ. Tại các buổi sinh hoạt chuyên môn các thành viên trong 
tổ khối 4 chúng tôi đều đưa ra các vấn đề khúc mắc trong từng môn học của 
từng tuần. Sau đó cùng thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất chung để cùng 
thực hiện. 
 Chúng tôi – những giáo viên trẻ luôn được tổ trưởng chuyên môn, các 
đồng nghiệp đã có thâm niên trong nghề chỉ dạy, chia sẻ những kinh nghiệm hay 
để áp dụng dạy phân môn đạo đức cho học sinh lớp 4. 
 Giáo viên đều được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách 
tham khảo, các phương tiện dạy học như máy chiếu để dạy bằng giáo án điện 
tửĐội ngũ giáo viên có năng lực, yêu nghề đã áp dụng phương pháp dạy học 
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh linh hoạt và hiệu quả.
 Từ lớp 1,2, 3, học sinh được học môn Đạo đức, đã biết cách luyện tập 
dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tự chiếm lĩnh tri thức.
- Được sự quan tâm phối hợp tốt của các đoàn thể trong nhà trường, hội cha mẹ 
học sinh. Một số gia đình cũng rất quan tâm đến việc dạy cách làm người cho 
học sinh. 
- Đa số học sinh ngoan, biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi. 
Luôn quan tâm đến mọi người, ứng xử tốt trước những tình huống thường ngày. 
- Các kiến thức trong chương trình môn đạo đức rất phù hợp với lứa tuổi và đặc 
điểm tâm sinh lí học sinh. 
 2. Khó khăn: 
 Học sinh Tiểu học hay bắt chước. Hành vi đạo đức của các em được thu nhận 
và hình thành từ nhiều phía như gia đình, nhà trường, xã hội. Các em lại chưa 
biết phân biệt để lựa chọn hành vi đạo đức phù hợp cho mình. Chính vì vậy ở 
lớp vẫn còn một số em có những biểu hiện chưa ngoan: 
- Còn nói chuyện trong giờ học. 
- Chưa biết nhường nhịn lẫn nhau. 
- Có thái độ chưa đúng mực với người lớn, thầy cô và bạn bè. 
- Chưa biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. 
- Chưa tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường: lao động, hoạt động 
tập thể... thức đạo đức, giúp các em có định hướng đúng trước những hiện tượng xã hội ( 
tốt, xấu...) từ đó lựa chọn cách thức ứng xử đứng đắn trong các tình huống đạo 
đức.
 Ở lứa tuổi các em trong hoạt động nhận thức chủ yếu dùng tư duy trực 
quan chính vì thế mà trong các tiết học,bài học giáo viên đã biết dùng những 
hình ảnh trực quan, các mô hình...thông qua đó thì giáo viên đã kết hợp giảng 
giải để gợi ý 
hướng tới giá trị đạo đức cần cung cấp.
 +Trong các tiết học thể dục qua các trò chơi cũng đã rèn luyện cho các em 
tính nhanh nhẹn, nhạy bén, có tinh thần kỷ luật, tính tập thể cao.Trong các tiết tự 
khoa học, địa lí đã giáo dục cho các em có được mối quan hệ xã hội và tự giác 
bảo vệ môi trường.
 +Trong đó thì nhà trường đã đặc biệt chú trọng trong việc giảng dạy môn 
đạo đức. Nắm được nội dung và ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đạo đức 
trong các hoạt động và các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt là hình thành cho học 
sinh được đức tính là mỗi khi có lỗi thì biết tự nhận lỗi và sửa chữa.Ngoài ra còn 
luyện cho học sinh những cử chỉ, thái độ lễ phép với thầy cô, thói quen ứng xử 
tốt với bạn bè. 
 + Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động nối tiếp giữa quá 
trình dạy học trên lớp với thực hành, trong cuộc sống hằng ngày hoạt động ngoài 
giờ lên lớp tạo điều kiện củng cố những kiến thức đã học. Đồng thời còn giúp 
cho học sinh chuyển tải những tri thức đó thành hành động thực tế hằng ngày.
 Nó bao gồm nhiều loại hình hoạt động, có rất nhiều hình thức giáo dục 
khác nhau được thực hiện chủ điểm tháng ,trong tiết sinh hoạt, tiết chào cờ đầu 
tuần...+ Hoạt động theo chủ đề, chủ điểm: Trong đó nhà trường đã tổ chức cho 
các em được tham gia các hoạt động tập thể bổ ích như: “ Trồng và chăm sóc 
công trình măng non” các em vừa thi đua vừa tham gia lao động, qua đó các em 
nhận ra giá trị của lao động và biết yêu lao động hơn. Kỷ niệm ngày 20 -11 có 
cuộc thi "Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam" nhằm giáo dục cho 
các em lòng biết ơn và tôn kính thầy cô. Hay kỷ niệm ngày 22-12 ngày thành lập 
Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức thi vẽ "Em yêu chú bộ đội " nhằm giáo 
dục các em truyền thống đấu tranh của Quân đội và dân tộc ta.
 + Các tiết hoạt động tập thể hàng tuần : Đây là một tiết hoạt động dành 
cho tập thể học sinh tiến hành những hoạt động xây dựng tập thể, là tiết dành 
cho nhi đồng, đội thiếu niên, lớp tiến hành sinh hoạt tập thể dưới sự hướng dẫn 
của thầy cô. - Một số học sinh do sống trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, ba mẹ không 
hòa thuận, môi trường xung quanh các em ở phức tạp, nhiều thành phần không 
tốt. 
 - Việc kết hợp 3 môi trường giáo dục chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên vì vậy 
đôi lúc chưa uốn nắn, chỉnh sửa kịp thời những sai lệch của các em ở gia đình, 
ngoài xã hội.
 - Các chương trình phát thanh măng non, bản tin Đội, Sao của trường chưa 
thường xuyên, kịp thời đến với học sinh của điểm , đồng thời các bản tin cũng ít 
đề cập đến việc giáo dục một số hành vi đạo đức của học sinh thường ngày.Vì 
vậy học sinh ít được nghe, đọc những nội dung có liên quan đến những hành vi 
đạo đức như : nhặt được của rơi trả người đánh mất, giúp đỡ bạn nghèo, giúp đỡ 
bạn vượt khó trong học tập, 
- Việc nêu gương “Người tốt – việc tốt” trong điểm trường, trong lớp còn quá ít, 
không thường xuyên.
- Từ thực trạng vừa nêu trên, tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp cụ thể, 
thích hợp để giáo dục , điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh lớp mình đạt 
hiệu quả.
 III. Một số biện pháp:
 Để giáo dục hành vi ứng xử của học sinh lớp 4B tôi chủ nhiệm đạt hiệu 
quả tốt, tôi thực hiện các giải pháp như sau:
Biện pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch trên cơ sở kế hoạch của nhà trường.
 Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dục hành vi đạo đức đạo đức cho 
học sinh theo từng giai đoạn học tập, cụ thể với từng đối tượng học sinh thể hiện 
trong sổ theo dõi chất lượng. Để làm tốt việc này người giáo viên phải tiến hành 
một số việc như sau: Ngay từ đầu năm học qua việc bàn giao chất lượng giáo 
viên tìm hiểu, nắm vững đối tượng học sinh của lớp phụ trách: Địa bàn cư trú, 
điều kiện kinh tế gia đình, hoàn cảnh sốngtrên cơ sở đó tôi phân loại từng đối 
tượng học sinh, phân tích nguyên nhân, dự đoán trước tình huống có thể xảy ra 
những biểu hiện hành vi đạo đức chưa tốt, đồng thời phản ảnh, đề xuất với Hiệu 
trưởng tình hình của lớp để tìm biện pháp hỗ trợ giáo dục các em. Cần chú ý đối 
với những học sinh có biểu hiện chưa ngoan: Chưa chăm chỉ học tập, chưa hòa 
nhã với bạn bè, ngại giao tiếp... Lập hồ sơ theo dõi riêng đối với những học sinh 
thuộc diện khó khăn, khuyết tật, mồ côi, gia đình có ba, mẹ li hôn Trên cơ sở 
đó, hàng ngày, tôi theo dõi những biểu hiện hành vi đạo đức của học sinh kết 
hợp ghi nhận lại trong sổ chủ nhiệm, uốn nắn giáo dục các em kịp thời ở mọi 
lúc, mọi nơi, từ giờ dạy trên lớp cũng như các buổi hoạt động ngoại khóa. Bên 
cạnh đó, cần hình thành ý thức tự quản cho từng cá nhân ngay từ đầu năm bằng 
cách cho các em tự xây dựng nội quy lớp học để làm tiêu chuẩn đánh giá thi đua lòng chứ không phải vì nhiệm vụ, mệnh lệnh. Đây chính là mục đích mà người 
giáo viên hướng đến. 
Ngoài ra đã kể cho học sinh nghe về những tấm gương tốt, hiếu thảo, vượt khó, 
quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh từ thực tế cuộc sống sẽ cụ thể hơn, sinh 
động hơn và có sức thuyết phục hơn để các em bắt chước theo.
 Nguyễn ngọc Ký
Những tấm gương về vượt khó học tập chưa bao giờ là thiếu trên cả nước.Và 
câu chuyện về người thầy Nguyễn Ngọc Ký chính là một điểm sáng hy vọng 
trong những điều tối tăm ấy.Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hi vọng khi những năm 
đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh.Thế nhưng khi lên 4 một cơn 
bạo bệnh bất ngờ,đã cướp đi cả hai bàn tay của ông,kết quả là ông bị liệt cả hai 
tay mãi mãi không cầm được bút nữa,và tất nhiên coi như việt học hành sẽ chấm 
dứt từ đây.Sau ngày hôm đó Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn.Thế nhưng nhận 
ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập.Và 
sau ngày hôm đó,quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết 
bằng bàn chân của chính mình.Lúc đầu thầy tâm sự,viết bằng chân là một 
chuyện rất khó khăn,vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết 
đã muốn buông xuôi tất cả.Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O,Chữ A và 
sau đó còn vẽ được thước,xoay được compa,làm được lồng chim và những thứ 
đồ chơi để chơi.Sau đó quay trở lại học hành và học rất giỏi,từng được Bác Hồ 
2 lần tặng huy hiệu cao quý,cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học
 - Tôi còn áp dụng máy chiếu để dạy tiết đạo đức, có hình ảnh trực quan, có cả 
thực tế cuộc sống khiến bài học đạo đức sinh động, học sinh tiếp thu bài hiệu 
quả hơn. Ví dụ: dạy bài Tiết kiệm tiền của để học sinh 
nhận ra giá trị bài học: Cần tiết kiệm tiền của để có thể giúp đỡ những cảnh đời 
đói khổ hơn chúng ta.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_ch.doc