Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh tự kỷ Lớp 4, 5 tương tác và hòa nhập với lớp học

docx 20 trang lop4 16/01/2024 2071
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh tự kỷ Lớp 4, 5 tương tác và hòa nhập với lớp học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh tự kỷ Lớp 4, 5 tương tác và hòa nhập với lớp học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh tự kỷ Lớp 4, 5 tương tác và hòa nhập với lớp học
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài 
 Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Điều 29 Luật giáo 
dục năm 2019 đã nêu mục tiêu của giáo dục phổ thông là: Giáo dục phổ thông 
nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, 
kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình 
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; 
chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề 
nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
 Trong hệ thống giáo dục phổ thông thì giáo dục ở bậc Tiểu học rất quan 
trọng vì nó là cơ sở ban đầu, là nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân 
cách của mỗi con người Việt Nam. Mục tiêu của giáo của giáo dục tiểu học 
là: Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo 
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp 
tục học trung học cơ sở. Ngoài việc học chữ, học kiến thức, học sinh còn được 
học các kỹ năng sống, học cách làm người ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. 
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học là: Tổ chức giảng dạy, học tập và 
hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông 
cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành. Huy động trẻ em đi 
học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực 
hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng.
 Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 1% dân số, tương đương với gần 1 
triệu người mắc tự kỷ hoặc có các hành vi của tự kỷ. Những người mắc chứng tự 
kỷ thường gặp khó khăn về nhiều mặt như giao tiếp, nhận thức,  và cần có sự 
hỗ trợ tích cực để hòa nhập. Vì vậy mà việc giúp đỡ hướng dẫn để học sinh trong 
lớp hoàn thành mục tiêu giáo dục phụ thuộc chủ yếu vào giáo viên chủ nhiệm. 
Trong cuộc sống hiện nay, có một số học sinh có biểu hiện tự kỷ, tăng động do 
môi trường sống, do hoàn cảnh,  tác động lên. Đặc biệt là học sinh tự kỷ. Đây 
là một chứng mà hiện nay xuất hiện khá nhiều ở một số trường học. Với những 
học sinh này công tác giáo dục gặp rất nhiều khó khăn. Bởi những em học sinh 
đó không bình thường như những trẻ khác. Mấy năm gần đây, khi dự giờ thăm 
lớp cũng như giảng dạy thay tôi đã bắt gặp những đối tượng học sinh như vậy. 
Những học sinh đó đã làm xáo trộn nề nếp của lớp, gây không ít khó khăn cho 
giáo viên chủ nhiệm. Trao đổi cùng đồng nghiệp có học sinh này tôi thấy ai cũng 
thấy lo lắng, băn khoăn trước những học sinh có biểu hiện tự kỷ. Làm sao để giúp 
các em học hòa nhập đã đặt ra trong đầu tôi sự trăn trở từ rất lâu. Năm học trước 
tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4C. Trong lớp có một học sinh tự kỷ là em 
Quang Minh. Năm nay lớp tôi lại có một học sinh có biểu hiện tự kỷ đó là em 
Xuân Trung. Với những học sinh này sẽ làm ảnh hưởng không ít đến tình trạng 
học tập của lớp và của chính em học sinh đó đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh 
các em không được đến trường thường xuyên để hòa nhập cùng các bạn như hiện - Phương pháp điều tra khảo sát: Thu thập thông tin để tìm ra cái tốt, cái 
chưa tốt của học sinh tự kỷ. 
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận 
 1.1 Vị trí vai trò của giáo viên chủ nhiệm: 
 Là một giáo viên đứng lớp lại làm công tác chủ nhiệm nên tôi luôn coi trọng 
đến việc hình thành và phát triển nhân cách của các em. Chính vì vậy tôi luôn tìm 
hiểu, nghiên cứu các thông tư và điều lệ trường Tiểu học. Từ đó tôi đã xác định 
rõ vai trò nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học. 
 Chương IV, Điều 34 trong Điều lệ trường tiểu học quy định rõ nhiệm vụ 
của giáo viên: Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo 
dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; 
quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các 
hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và 
giáo dục. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, 
danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công 
bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền lợi chính đáng của 
học sinh. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học 
sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
 Giáo viên chủ nhiệm là người rất quan trọng trong việc hình thành và phát 
triển nhân cách người học. Bởi giáo viên chủ nhiệm chính là người mẹ thứ 2 dìu 
dắt và giúp đỡ học sinh. Các em luôn tin tưởng và tin vào từng cử chỉ của người 
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm nắm vai trò then chốt trong việc hình 
thành và phát triển nhân cách của học sinh một cách toàn diện. Đối với học sinh 
tự kỷ việc giúp trẻ học hòa nhập và lĩnh hội được kiến thức thì vai trò của người 
giáo viên chủ nhiệm càng quan trọng hơn.
 Luật giáo dục đã ghi rõ “giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành 
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể 
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ 
sở”. Giúp học sinh nghĩa là thầy cô giáo không áp đặt, phải coi học sinh là chủ 
thể của quá trình tiếp thu kinh nghiệm sống, tiếp nhận tích cực những kiến thức 
và rèn luyện kỹ năng để phát triển nhân cách. Trong nhà trường, thầy cô giáo phải 
tôn trọng, giúp đỡ, động viên để các em chủ động trong học tập, rèn luyện.
1.2. Đặc điểm của trẻ tự kỷ
 Tự kỷ là gì?
 Tự kỷ (Autism) hay rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD) 
đều là những thuật ngữ nói đến một nhóm các rối loạn phức tạp trong sự phát triển 
 Một số giải pháp giúp học sinh tự kỷ tương tác và hòa nhập với lớp học - Có thể lặp lại các từ hoặc cụm từ đúng nguyên văn, nhưng không hiểu làm 
thế nào để sử dụng chúng.
+ Về hành vi:
- Thể hiện sự yêu thích đối với những vật thể (như xe đồ chơi, đồng hồ, ) 
hoặc những chủ đề nào đó một cách bất thường (VD, yêu thích thái quá; hoặc 
chỉ chú ý vào một chi tiết như bánh xe, kim đồng hồ; hoặc tập trung quá mức)
- Thực hiện động tác lặp đi lặp lại, như lắc lư, quay vòng, hoặc vỗ tay.
- Trở nên khó chịu với những thay đổi dù là nhỏ nhất trong thói quen hay nghi 
thức thường ngày của trẻ.
- Có thể bị thu hút bởi những bộ phận của một vật thể, ví dụ như các bánh xe quay 
của một chiếc xe đồ chơi. Hoặc trẻ có những triệu chứng sau:
- Ít tiếp xúc với xã hội; Hành vi chống đối; Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp; 
Hành vi lặp đi lặp lại; Gắn bó bất thường; Vận động chậm chạp; Thích 
chơi một mình.
- Hành vi kỳ lạ: Trẻ bệnh tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ, khác thường như 
đi trên các ngón chân, chạy vòng tròn, đi từng bước, lắc lư, đu đưa thân 
người,Các hành vi này dường như tự chủ, có thể gián đoạn hoặc liên tục. 
Thường gián đoạn bằng những giai đoạn bất động hoặc tư thế kỳ dị. Đôi khi, trẻ 
có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn, cào cấu bản thân, 
nhổ tóc,
- Rối loạn ăn uống.
- Khiếm khuyết về trí tuệ.
 Sự thiếu sót, khiếm khuyết về trí tuệ gặp ở số đông trẻ tự kỷ. Khoảng 40% 
trẻ bệnh tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55 điểm. 30% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ 
mức độ nhẹ. Sự thiếu sót thường không giống nhau và có sự khác biệt giữa thương 
số thông minh ngôn ngữ và thao tác. Chỉ 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình 
thường.
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Thuận lợi 
 Khánh Thượng là một xã từ lâu có truyền thống hiếu học. Các ban ngành 
đoàn thể ở địa phương luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. 
 Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vận dụng đổi mới 
phương pháp dạy học đạt kết quả tốt. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến 
trẻ. Bản thân không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
 Trường Tiểu học Khánh Thượng có bề dày kinh nghiệm trong dạy và học, 
có uy tín cao trước phụ huynh và học sinh.
 Học sinh được học hai buổi trên ngày nên các em đã biết cách lĩnh hội kiến 
thức và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
 Một số giải pháp giúp học sinh tự kỷ tương tác và hòa nhập với lớp học Tất cả các vấn đề trên đều đã ảnh hưởng đến chất lượng lớp học và bản thân 
học sinh đó.
2.3.Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
 Đầu năm học 2021 – 2022 tôi tiến hành khảo sát khả năng giao tiếp học 
sinh tự kỷ lớp 4C tôi chủ nhiệm và lớp 5C lớp đối chứng tôi thu được kết quả như 
sau:
 Thời Lớp Tổng Khả năng giao tiếp và tham gia các hoạt động học 
 gian số HS tập
 Đầu năm Chưa tham gia Đã tham gia Tích cực tham 
 học 5C 38 gia
 (Tuần 3) 01
 4C 36 01
 1.4. Nguyên nhân.
 Giáo viên chưa đầu tư thời gian tìm hiểu về bệnh lý và những biểu hiện của 
trẻ tự kỷ, chưa xây dựng kế hoạch riêng biệt cho trẻ tự kỷ.
 Do trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nhưng bố mẹ lại mải làm ăn phó mặc con 
cho ông bà, ít quan tâm tới con.
 Khánh Thượng là một vùng núi, cuộc sống còn khó khăn nên ông bà cũng 
mải công việc cũng không có thời gian trò chuyện, chia sẻ với cháu. 
 Trên lớp thì một số cô giáo bộ môn biết là học sinh tự kỷ thì thường bỏ qua 
không bắt các em phải hoạt động. Đặc biệt hai năm gần đây do đại dịch COVID 
19 các em lại ít được đến trường chỉ gặp cô và các bạn qua màn hình. Điều đó đã 
ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp và hoạt động của các con.
 Các bạn thường kì thị không chơi với bạn có triệu chứng tự kỷ thậm trí còn 
trêu đùa khiến bạn càng khép kín.
 Các hoạt động tập thể của lớp, của trường con không chịu tham gia cùng 
các bạn.
 Từ những thực trạng trên tôi luôn suy nghĩ và đặt ra cho mình câu hỏi: Làm 
thế nào để giúp em học sinh tự kỷ tương tác, hòa nhập và làm tốt nhiệm vụ học 
tập cũng đồng thời giúp học sinh lớp đạt được mục tiêu, kế hoạch Nhà trường đã 
giao. Tôi đã thực hiện một số các biện pháp sau:
 3. Các biện pháp cụ thể: 
 Qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra một số biện pháp để giúp học sinh tự kỷ 
tương tác và hòa nhập với lớp học như: 
 3.1. Biện pháp thứ nhất: Giáo viên nâng cao kiến thức về các bệnh lý 
học đường, Xây dựng kế hoạch riêng để giáo dục học sinh tự kỷ.
 Một số giải pháp giúp học sinh tự kỷ tương tác và hòa nhập với lớp học của con. Ở nhà, cha mẹ cần giao tiếp với con nhiều hơn. Nhìn thẳng vào mắt trẻ 
và trò chuyện, gọi tên con thường xuyên cũng là cách chăm sóc cũng như điều trị 
tốt.
 Trao đổi với phụ huynh học sinh trong quá trình học trực tuyến
 3.3. Biện pháp thứ ba: Giáo viên gần gũi, quan tâm trò chuyện với học 
sinh, khuyến khích, động viên kịp thời tiến bộ dù là nhỏ nhất để giúp con 
mạnh dạn, tự tin và giải tỏa những căng thẳng. 
 Trong thời gian học trực tuyến giáo vên nên trò chuyện với con trong lúc 
đầu giờ hoặc giờ nghỉ giải lao
 Ví dụ: Hỏi xem hôm nay con ở nhà học cùng với ai? Con tự mở máy học 
hay bà mở máy cho con? Con học bằng điện thoại hay máy tính? Cứ như thế con 
sẽ có kĩ năng trò chuyện, chia sẻ với người khác.
 Trên lớp giáo viên tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học tự kỷ như ngồi ở vị 
trí trung tâm, gần vị trí mà giáo viên mà có thể quan sát dễ dàng. Bằng việc quan 
tâm, bằng tình yêu thương của một người cô cũng như một người mẹ, coi học sinh 
như chính con của mình để chăm sóc và bảo ban. Việc làm đó sẽ giúp con thấy 
được sự gần gũi để sẻ chia những điều trong tâm tư mình. Luôn nhắc nhở em mỗi 
khi em làm những việc không đúng, không tốt, động viên em làm những việc em 
chưa làm được. 
 Dành thời gian vào các giờ nghỉ cá nhân, chăm sóc, hỏi han, dạy dỗ, tạo 
điều kiện cho con hòa nhập với các bạn, bổ sung thêm những kiến thức mà con 
 Một số giải pháp giúp học sinh tự kỷ tương tác và hòa nhập với lớp học

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_tu_ky_l.docx