Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4
1/16 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bậc học Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trọng hệ thống giáo dục phổ thông, là bậc học nền tảng, tạo cơ sở cho học sinh phát triển học tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kĩ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc giáo dục rèn kĩ năng sống cho học sinh. Dạy học sinh cách “làm người” để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích nghi với môi trường mới, yêu cầu mới. Việc hình thành và phát triển kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người hiện đại. Hiện nay, đa số học sinh được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh nhưng cũng có rất nhiều em không được bố mẹ quan tâm. Hơn thế nữa trong cuộc sống hiện đại đòi hỏi thế hệ trẻ phải biết nắm bắt một số kĩ năng: sống khỏe, sống tốt, sống lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với các trường trung học phổ thông nói chung và bậc Tiểu học nói riêng . Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là chủ nhân tương lai của đất nước, hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, hiếu độngVì vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề bức thiết. Trước những yêu cầu thiết thực trên, tôi xin trình bày ra đây những điều rút ra được từ thực tiễn, mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho con em chúng ta trở thành những người toàn diện, năng động, sáng tạo, hòa nhập cùng cộng đồng và có ích cho xã hội. Với những lí do trên tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học”. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng rèn kĩ năng sống ở lớp 4 trường Tiểu học tôi dạy từ đó đề xuất một số biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng rèn kĩ năng sống và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường nói chung. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu Khách thể: Rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4 trong việc rèn kĩ năng sống. 3/16 b. Kĩ năng giao tiếp: Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ có thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. c. Kĩ năng quản lý thời gian: Giúp các em quản lý thời gian là khả năng các em biết sắp xếp các công việc theo thời khoá biểu, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Quản lý thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng làm chủ bản thân góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân. d.Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Các em thể hiện sự tự tin giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp các em có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống, là yếu tố cần thiết trong giao tiếp. e. Kĩ năng giải quyết vấn đề: Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn, để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong tập và trong cuộc sống. g. Kĩ năng hợp tác: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, trong công việc h. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Trong cuộc sống, nhiều khi các em gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác mà nếu các em không tự tìm kiếm sự hỗ trợ thì người khác khó có thể biết để giúp đỡ, chia sẻ các em có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình. 2. Thực trạng: Ở Việt Nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Về phía các bậc làm cha làm mẹ, họ luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích tính tích cực học tập của trẻ. 5/16 hình thành thói quen và hành vi của các em, các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo cần hiểu rằng thực hiện việc rèn kĩ năng sống một cách có hiệu quả nhất vì một ngày một giờ của thời thơ ấu có ý nghĩa giá trị bằng nhiều tháng trong cuộc đời người lớn. Kết quả khi nhận bàn giao đầu năm học 2019-2020; 2020- 2021: * Năm học 2019-2020 : Sĩ số: 41 HS + Kiến thức - kĩ năng: + Năng lực đạt : 41 HS = 100% HTT : 10HS = 24,4% + Phẩm chất đạt : 41HS = 100% HT : 31 HS = 63,4% + Kĩ năng sống đạt: 29HS= 70,7% + Danh hiệu lớp : Xuất sắc * Năm học 2020-2021: Sĩ số: 45 HS + Kiến thức-kĩ năng: + Năng lực đạt: 45em = 100% HTT : 13HS = 28,9% + Phẩm chất đạt: 45em = 100% HT : 32HS = 71,1% + Kỹ năng sống đạt: 35em = 77,8 % + Danh hiệu lớp: Xuất sắc 3. Các biện pháp tiến hành: Trên cơ sở thực trạng về rèn kĩ năng sống ở trường Tiểu học, đặc biệt là lớp tôi chủ nhiệm trong thời gian qua, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi bám sát văn bản chỉ đạo các cấp đặc biệt bám sát kế hoạch của nhà trường , kế hoạch chỉ đạo chuyên môn và thực tế tâm lý và hoàn cảnh sống của học sinh lớp tôi dạy để đưa ra một số biện pháp cụ thể sau: a. Rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học: Ở Tiểu học, giáo viên giảng dạy văn hóa cũng chính là giáo viên chủ nhiệm do đó tôi xác định người thầy dạy giỏi là dạy cho học sinh cách học. Cách tổ chức các phương dạy cũng là tạo các điều kiện thuận lợi để cho các em phát triển các kĩ năng sống cần thiết. Chẳng hạn: Môn Tiếng Việt: Khả năng GDKNS của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện qua PPDH của GV. Để hình thành các kiến thức và rèn luyện kĩ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra với học sinh Tiểu học, người GV cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS như: Thực hành giao tiếp; trò chơi học tập; tổ chức hoạt động nhóm, Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,HS có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều KSN cần thiết nhất. 7/16 Thông qua dạy môn Đạo đức tôi luôn kết hợp giáo dục học sinh rèn KNS nhờ vậy mà các em tự tin hơn . Các em đã tự mình làm lấy một số công việc tự phục vụ cho mình mà không cần nhờ vả bố mẹ như: rửa ly chén, quét nhà, nấu cơm, rửa bát, giặt khăn tay, trông em,..có nhiều kỹ năng cần giáo dục cho các em vì có thể nói lứa tuổi này học sinh rất dễ bị rủ rê, lôi kéo và rất hay sa ngã chính vì thế cuối các tiết học tôi luôn dành thời gian để tổng kết và tuyên dương những học sinh thực hiện tốt nhằm động viên khuyến khích các em cố gắng hơn góp phần nêu gương điển hình để một số các bạn khác học tập. Với học sinh các em rất thích được khen nên tôi cũng đã khuyến khích các em làm việc tốt như : Không xả rác bừa bãi, không nói tục, chửi thề, không leo cây bẻ cành, không đạp xe trong sân trường,... Ngoài ra những buổi chào cờ, tôi khuyến khích các em xung phong trả lời những câu hỏi mà cô Tổng phụ trách đặt ra về cách xử lý tình huống. Không những thế , tôi còn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt. Hoặc ở những giờ sinh hoạt lớp, giờ ra chơi tôi cùng các em tham gia những trò chơi dân gian hay cùng chia sẻ với nhau những cuốn sách hay. Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, tôi luôn cố gắng rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong mọi trường hợp. *Rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Tự nhiên và xã hội- Khoa học: Nếu ở môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1,2,3 là môn học giúp HS có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên - xã hội. Chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập như: quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tương đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội. Đặc biệt môn học giúp HS xây dựng các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên. Ở bài: "Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?” giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, chơi trò chơi “đi chợ” và lên thực đơn cho các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa, tối dưới sự trợ giúp của giáo viên. Sau khi học sinh nhận xét thực đơn của nhau, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất ... Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các 9/16 Vậy để giáo dục KNScho HS Tiểu học thông qua công tác chủ nhiệm lớp thì mỗi người GVCN cần: Xây dựng bộ máy tổ chức lớp tốt sẽ đẩy mạnh các hoạt động phong trào thi đua của lớp, của trường và đồng thời phát huy vai trò tự quản của mỗi học sinh và của tập thể lớp, góp phần giáo dục toàn diện cho các em . Tôi tiến hành củng cố, bổ sung lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó và phân chia tổ sau khi Đại hội Chi đội, giao nhiệm vụ và nói rõ chức năng của từng cán bộ lớp. Trên cơ sở dân chủ, các em tự bỏ phiếu chọn ra ban chỉ huy chi đội, chọn những bạn có kết quả học tập tốt, có ý thức trách nhiệm cao, năng động, nhanh nhẹn, hoạt bát, hăng hái với nhiệm vụ của mình được giao để bầu vào ban cán sự lớp. Tôi đã hướng dẫn các em cách tự quản lớp học và cách xử lí một số tình huống thường xảy ra. Đội ngũ cán bộ lớp không những chỉ có học sinh tiêu biểu mà còn có cả một số em hiếu động ở trong lớp để các em có ý thức tự giác, biết sửa chữa bản thân, hầu hết các em đều có tiến bộ và trở thành những học sinh gương mẫu. Tôi tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp để triển khai xuống lớp những qui định của giáo viên, của lớpgiao nhiệm vụ cho từng thành viên như sau: * Lớp trưởng: Có nhiệm vụ thay mặt cô giáo chủ nhiệm quản lý lớp và tổ chức điều khiển các hoạt động của lớp, trong lớp như: thể dục đầu giờ, giờ chào cờ, giờ múa hát tập thể và điều hành công việc ra, vào lớp, thu thập kết quả của các tổ báo cáo với cô giáo, điều hành giờ sinh hoạt lớp. * Lớp phó học tập: Có nhiệm vụ hỗ trợ lớp trưởng, chịu trách nhiệm về việc học tập của lớp như: ôn bài đầu giờ và giữa giờ, làm thay khi lớp trưởng vắng mặt... * Lớp phó văn thể mĩ(Quản ca): Phụ trách văn nghệ của lớp, điều hành văn nghệ đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ, giải lao giữa tiết. * Các tổ trưởng: Điều hành tổ mình, đôn đốc các bạn trong tổ làm bài tập, kiểm tra bài học, quản lý việc thảo luận, trình bày kết quả thảo luận của nhóm, tham gia các trò chơi học tập, thi đua luyện nói giữa các tổ, thu bài, phát vở cho bạn tránh tình trạng lộn xộn, nói chuyện, làm việc riêng Quả thật các em bám sát và theo dõi thi đua triệt để nên việc khen đều đúng đối tượng với minh chứng cụ thể . Việc khen đúng đối tượng và công bằng khách quan khiến các em càng tin tưởng vào công tác thi đua để các em nỗ lực rèn luyện để mình cũng được khen ngợi như bạn. Để rèn tính tự quản, tôi giao trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ lớp tự quản lý, điều hành, giải quyết mọi công việc của lớp nhất là khi có môn chuyên mà tôi vắng mặt.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho.docx