Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm học sinh Lớp 4

doc 15 trang lop4 24/02/2024 3012
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm học sinh Lớp 4
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Chủ nhiệm học sinh lớp 4
 PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn đề tài:
 “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đất nước muốn phồn thịnh đòi hỏi phải có 
những nhân tố thích kế để có hướng đi, có những người tài đức vẹn toàn để giúp 
nước. Ngành giáo dục có vai trò quan trọng quyết định việc đâò tạo bồi dưỡng 
nhân tài cho đất nước. Thực hiện mục tiêu đó, tất cả các bậc học, các nhà trường 
đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi 
học sinh. 
 Bác Hồ đã từng nói: “Khi ngủ ai cũng như lương, thiện
 Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
 Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
 Theo quan niệm của Bác, con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, 
nhưng sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn 
luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Do 
đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết để đào tạo nhân tài. 
 “Dạy con từ thủa còn thơ” Đúng vậy giáo dục phát triển và đạt hiệu quả 
phải bắt đầu từ khi trẻ học mầm non và ở bậc Tiểu học là vô cùng quan trọng. 
Người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học là người trực tiếp dạy dỗ các em nhiều 
nhất trong khoảng thời gian học ở trường. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ 
chức, bao quát, xử lí tốt các tình huống. Đối với người giáo viên không chỉ dạy 
các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm 
người.
 Trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo 
viên chủ nhiệm lớp. Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh nói xấu, không nghe 
lời thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo 
đã mắc phải những sai lầm như đuổi học sinh ra khỏi giờ học, v.v... Bên cạnh đó 
lại có những giáo viên chủ nhiệm quá dễ dãi, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức 
năng đã được giao, để cho học sinh tự do, hư đốn v.v... 
  Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Chủ nhiệm học sinh lớp 4
số liệu điều tra.
 - Tháng 10/ 2021 đến tháng 12/ 2021: Thống kê, phân tích các số liệu.
 - Tháng 01/ 2022 đến tháng 3/ 2022: Viết đề tài, báo cáo sơ bộ.
 - Tháng 4/ 2022: Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài.
 NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Cơ sở lí luận:
 Trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và hưởng ứng cuộc 
vận động: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, 
vi phạm đạo đức nhà giáo ...”, xây dựng “ Trường học thân thiện” và hưởng ứng 
cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của 
ngành Giáo dục - Đào tạo. Đòi hỏi mỗi giáo viên trong ngành giáo dục phải nỗ lực 
hết mình để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài kiến thức chuyên 
môn, mỗi giáo viên phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhà giáo, đặc 
biệt giáo viên chủ nhiệm lớp phải nỗ lực hết mình “Vì đàn em thân yêu” để hoàn 
thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó.
 Đối với học sinh, nhất là ở bậc Tiểu học, các em rất hiếu động, thích khám 
phá, hay tò mò các thông tin trên mạng interernet, còn nhiều em dành thời giờ để 
chơi, chưa chú ý học. Nhiều em thiếu tinh thần phấn đấu, thiếu ý thức học tập, còn 
rụt rè, nhút nhát, không tham gia vào các hoạt động tập thể. Còn có những em sức 
khỏe yếu, vv  Những yếu tố đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục. 
Chính vì vậy công tác chủ nhiệm, gần gũi, quan tâm, động viên, nhắc nhở kịp thời 
để các em hiểu và mạnh dạn, tự tin vươn lên, tự giác học tập vô cùng quan trọng. 
Để góp một phần nhỏ của bản thân vào việc xây dựng nền giáo dục hướng tới hiện 
đại, đào tạo ra con người lao động có đủ năng lực cả về kiến thức lẫn kỹ năng 
sống. Giáo dục được học sinh có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức là đã đào tạo 
cho xã hội những chủ nhân tương lai. Đối với gia đình có được con ngoan. Đối 
với nhà trường có được trò giỏi, đây là một nhiệm vụ và cũng là niềm vui đối với 
người làm công tác giáo dục.
 II. Thực trạng :
 1- Thuận lợi
  Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Chủ nhiệm học sinh lớp 4
 số chăm học chơi game xuyên nói tự do thưởng ( cấp 
 HS huyện trở lên)
 SL % SL % SL % SL %
 4H 37 26 70 17 46 13 35 0 0
 Nhìn vào bảng trên, tôi thấy nền nếp lớp chưa tốt, nhiều em mải chơi, chưa tự 
giác và chưa chăm chỉ học hành. Lớp chưa phát huy được khả năng mũi nhọn của 
học sinh. Vì vậy, giáo viên cần phải có biện pháp thích hợp nhằm giúp lớp nền 
nếp tốt, phát huy khả năng, năng lực của các em.
III . Các giải pháp:
 1. Nắm vững tình hình lớp:
 Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của 
các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tường tận? Theo 
tôi, đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò 
chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích của các 
em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách lớp, tôi đã tìm hiểu học sinh và tâm tư nguyện 
vọng của phụ huynh rồi tiến hành làm các công việc sau:
 Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên của 
 năm học mới với các nội dung ( theo minh chứng GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN ) 
 Bước 2: Từ đó, tôi có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt 
phù hợp với từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn. Bên 
cạnh đó, tôi còn trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm của năm trước, liên hệ các 
giáo viên bộ môn trong lớp để có thêm những thông tin chính xác về các em.
 Bước 3: Tôi cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em 
và liên hệ với gia đình học sinh qua điện thoại, kết nối zalo với phụ huynh, học 
sinh. Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữa nhà trường với gia đình, giữa giáo 
viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh. 
2. Ổn định nề nếp lớp:
 Bước 1: Học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp. Năm 
học 2021 – 2022 do học sih không học trực tiếp mà thời gian học trực tuyến qua 
  Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Chủ nhiệm học sinh lớp 4
các bậc phụ huynh hiểu và biết hoạt động của nhóm bạn của con, tạo điều kiện 
cho các em tham gia trao đổi, chia sẻ những ý kiến của mình và giúp đỡ lẫn nhau 
trong học tập và tham gia hoạt động do lớp và đội tổ chức.
3. Xây dựng phong trào học tập lành mạnh:
 Tổ chức các hình thức thi đua theo tuần, theo tháng. Mỗi tháng tổ chức một 
hình thức thi đua khác nhau nhằm khuyến khích học tập, phẩm chất, năng lực của 
học sinh. 
 + Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường
 - Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về truyền thống của trường.
 - Hoạt động 2: Thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch 
covid.
 + Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
 - Hoạt động 1: Vâng lời Bác dạy- Em gắng học chăm
 - Hoạt động 2: Làm quà tặng bà, tặng mẹ 20/10. 
 + Chủ điểm tháng 11: Tôn sư trọng đạo.
 - Hoạt động 1: Đăng kí thi đua: “ Hoa điểm tốt dâng thầy cô”
 - Hoạt động 2: Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
 + Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
 - Hoạt động 1: Tìm hiểu và kể chuyện về những người con anh hùng của quê 
hương đất nước.
 - Hoạt động 2: Noi gương anh bộ đội Cụ Hồ, thi đua học giỏi và thông minh 
nhanh nhẹn.
 + Chủ điểm tháng 1,2: Mừng Đảng – Mừng xuân
 - Hoạt động 1: Múa hát mừng Đảng, mừng xuân
 - Hoạt động 2: Xây dựng khung cảnh nhà trường xanh,sạch, đẹp.
 - Hoạt động 3: Ngày Tết truyền thống quê em.
 + Chủ điểm tháng 3: 
 - Hoạt động 1: Tìm hiểu ngày thành lập Đoàn 26-3
  Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Chủ nhiệm học sinh lớp 4
ý kiến; học hỏi lẫn nhau, biết tôn trọng nhau, lắng nghe bạn và thầy cô. Tạo cơ hội 
cho các em tâm sự về những khó khăn, vướng mắc mà các em đang gặp phải, 
thường xuyên lắng nghe ý kiến của học sinh. Cứ sau một tháng, tôi còn động viên 
các em tâm sự thật lòng thông qua hình thức phiếu kín hãy nói một điều mà em 
thấy khó nói nhất vào giấy; gửi zalo riêng cho cô. Thông qua hình thức này, tôi đã 
thu thập được rất nhiều thông tin mà trò khó nói nhất, thậm chí chưa dám nói với 
ai mà ngay cả khi trao đổi với phụ huynh, họ cũng rất bất ngờ. 
 - HS1:Tôi thích bố mẹ đi vắng tôi ở nhà một mình, lúc đó tôi đóng cửa phòng 
lại chơi điện tử.
 - HS2: Bà và mẹ tôi thường xuyên cãi nhau. Lúc tôi ở bên bà thì bà nói xấu 
mẹ. Lúc tôi ở bên mẹ thì mẹ nói xấu bà. Tôi rất buồn chán.
 - HS3: Tôi vô cùng khổ sở vì về đến nhà, bố mẹ bắt tôi học quá nhiều, ...
- HS4: Tôi mơ ước đạt giải nhất thi Đấu trường Toán học.
- HS5: Bạn Mạnh hay bắt nạt bạn nữ mà không ai dám thưa cô....
 Thông qua các ý kiến thầm kín của học sinh, bản thân giáo viên cũng cần 
phải tự điều chỉnh hành vi của mình. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm tìm cách phân 
tích giảng giải cho các con những băn khoăn về tâm sinh lý mà các em giấu kín 
không dám thổ lộ với ai. Những thông tin con viết về phía gia đình, giáo viên sẽ 
chủ động đóng thành từng tập rồi chuyển cho các bậc cha mẹ đọc trong buổi họp 
phụ huynh. Từ đó, bố mẹ sẽ hiểu được tâm tư nguyện vọng của lứa tuổi học trò 
lớp 4 và thông qua lời tâm sự đó có thể phán đoán được lời tâm sự của con mình 
và cùng giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục phù hợp cho các con.
 Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn 
trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các 
em sửa chữa; không nên có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở lứa tuổi 
này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm các em 
chán nản, nhụt chí phấn đấu.
 Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen ngợi những 
ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của 
người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học 
  Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Chủ nhiệm học sinh lớp 4
 - Tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập.
 - Khi gặp khó khăn mới trao đổi với bạn (khi đó nhóm học tập hình thành một 
cách tự nhiên theo nhu cầu của chính các em)
 - Các bạn trong nhóm trao đổi bài kiểm tra cho nhau, nói cho nhau kết quả, 
cách làm của mình.
 - Báo cáo kết quả học tập trước lớp cho các bạn và cô giáo.
 - Thực hiện nhiệm vụ học tập mới.
 Trong khi học sinh học trực tuyến, giáo viên yêu cầu học sinh bật cameza để 
quan sát các em học bài. Chú ý nhắc các em để cameza chiếu toàn bộ bàn học, tư 
thế ngồi học ( Có minh chứng) để giáo viên quan sát thái độ, cử chỉ nét mặt để 
phát hiện em nào gặp khó khăn, kịp thời có biện pháp giúp đỡ... Từ đó, động viên, 
khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất 
riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ.
 4.5. Tích cực tham gia hoạt động đội, các phong trào thi đua
 * Tổ chức các chuyên đề, các chủ điểm thi đua:
 Các chuyên đề là sân chơi bổ ích khicác em học trực tuyến. Nó không chỉ 
giúp các em có thêm hiểu biết và các em còn có thể tự vận dụng thực hành và thi 
đua tham gia ở nhà như vẽ tranh, làm thủ công làm những sản phẩm yêu thích; 
viét thư UPU lần thứ 51; Hát múa; nhảy ... quay vi deo chào mừng ngày 20 – 11; 
ngày 26 – 3. Góp phần phát triển năng khiếu và thẩm mĩ cho các em. Đặc biệt tổ 
chức các chuyên đề như: “Chúng em vui khỏe”; “ Tự tin tuổi dậy thì còn giúp các 
em có thêm kinh nghiệm để rèn luyện, chăm sóc bản thân và gia đình, biết phòng 
tránh các bạo lực học đường, bạo lực tuổi dậy thì...
 5. Dạy học sinh học sử dụng Internet đúng cách:
 Internet chứa đựng cả thế giới kiến thức rộng lớn và những điều hấp dẫn có 
thể mở rộng tâm hồn trẻ. Những kiến thức phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp 
giáo dục và nâng cao kiến thức cho chúng. Vì vậy là một GVCN trong xã hội hiện 
đại, tôi luôn suy nghĩ là làm thế nào để các em tiếp xúc và sử dụng với internet 
một cách đúng đắn và an toàn? 
 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc