Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4

doc 10 trang lop4 20/10/2023 2530
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4
 Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
MỤC LỤC
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM- ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP 
LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
MỤC LỤC...1
I. TÊN ĐỀ TÀI:................................................................................................. 2
II. PHẦN MỞ ĐẦU.............2
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm ......................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu......................................................................3
III. PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................3
1. Cơ sở lý luận  ...............................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn . ...............................................................................................3
3. Thực trạng . ......................................................................................................4
3.1. Thuận lợi........................................................................................................4
3.2. Khó khăn........................................................................................................4
4. Các biện pháp chủ yếu . ...................................................................................4
4.1. Biện pháp thứ nhất........................................................................................ 4
4.2. Biện pháp thứ hai...........................................................................................6
4.3. Biện pháp thứ ba............................................................................................6
4.4. Biện pháp thứ tư.......................................................................................... 7
4.5. Biện pháp thứ năm.......................................................................................7
4.6. Biện pháp thứ sáu.........................................................................................8
5. Kết quả đạt được. .............................................................................. ..............8
IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................8
 1
 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Phụng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 Học sinh lớp 4B trường Tiểu học Hướng Phùng – Hướng Hóa – Quảng 
Trị.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra, trao đổi, giao tiếp, phương pháp 
trải nghiệm, phương pháp tổng hợp rút kinh nghiệm.
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 6.1. Phạm vi:
 Nghiên cứu các biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp.
 6.2. Kế hoạch:
 Tháng 10/2016: Đăng kí đề tài, lập đề cương.
 Tháng 11/2016 - 2/2017: Điều tra tình hình lớp, tìm hiểu thông tin học 
sinh qua các tiết dạy ở lớp 4B.
 Tháng 3/2017: Viết bài và chỉnh sửa hoàn thiện đề tài.
 III. PHẦN NỘI DUNG:
 1. Cơ sở lí luận:
 Giáo viên Tiểu học là người hướng dẫn, người đưa các em vào thế giới tri 
thức, khoa học, văn hoá, nghệ thuật. Người giáo viên Tiểu học còn có nhiệm vụ 
xây dựng tập thể trẻ em, tổ chức các hoạt động khác của học sinh để mở rộng tri 
thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu và hứng 
thú, phát triển năng lực của học sinh. Học sinh Tiểu học còn chưa biết hành 
động độc lập, giáo viên phải là người tổ chức hoạt động, làm sao cho từng em 
học sinh có được công việc thích hợp và bộc lộ khả năng của mình. Giáo viên 
Tiểu học là một trong những “thần tượng” của học sinh, là tấm gương của các 
em. Trong những giờ tới trường, giáo viên luôn kiểm tra theo dõi được từng 
hành vi của các em. Bằng tấm gương của mình kết hợp với việc truyền thụ 
những giá trị chuẩn mực thể hiện trong nội dung các môn học, giáo viên Tiểu 
học còn góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của các 
em qua công tác chủ nhiệm lớp.
 Ngoài công việc phụ trách toàn diện trước học sinh, công tác chủ nhiệm 
lớp cũng có một ý nghĩa quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của 
lớp, là người tổ chức, cổ vũ tư tưởng cho học sinh.Người cùng với phụ huynh 
học sinh tiến hành giáo dục các em. Nhưng công tác chủ nhiệm lớp không phải 
là công việc đơn giản. Nó luôn là vấn đề trăn trở đối với hầu hết các giáo viên 
Tiểu học. Bởi lẽ, việc quản lí học sinh trong học tập và sinh hoạt cũng đòi hỏi 
giáo viên phải có quá trình tìm hiểu, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp 
với từng đối tượng học sinh cũng như phù hợp với cả một tập thể lớp.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Tổng số lớp là 31 học sinh, trong đó có 17 học sinh nữ.
 1/3 học sinh trong lớp là người Vân Kiều, chính vì vậy mà việc duy trì nề 
nếp cũng như chất lượng học tập của các em còn nhiều hạn chế. Sự chênh lệch 
 3
 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Phụng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
sinh làm. Nhưng khi ở lớp 4, các em đã có thể tự nhận thức được năng lực của 
mình cũng như năng lực của các bạn trong lớp, các em cần có ý thức trách 
nhiệm đối với tập thể. Vì vậy, giáo viên nên tổ chức cho các em ứng cử và bầu 
cử để chọn lựa ban cán sự của lớp. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được 
diễn ra như sau: Trước hết, giáo viên phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và 
trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó. Sau đó khuyến khích các em xung 
phong ứng cử và chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn. Cuối cùng, tổ 
chức cho học sinh bỏ phiếu: Lớp trưởng cũ phát cho mỗi học sinh 1 phiếu trống, 
yêu cầu học sinh ghi tên 3 bạn mình chọn vào phiếu. 3 học sinh đạt số phiếu cao 
nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của mình (lớp trưởng, lớp phó học 
tập, và lớp phó lao động).
 Việc tiếp đến là sắp xếp chỗ ngồi của các em. Chỗ ngồi có tác động tâm lý 
rất lớn đến các em. Nên đổi chỗ định kì khoảng 2 tháng một lần để các em đều 
được ngồi ở những vị trí phù hợp, đảm bảo phát triển cân đối về mắt.
 Không nên để các em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau. Những 
em này cũng không nên cho ngồi bên cửa lớn hoặc cửa sổ, cố gắng sắp xếp các 
em học yếu, hay nói chuyện ngồi cùng với các bạn học tốt, có đạo đức tốt để bạn 
giúp đỡ.
 Ban cán sự lớp là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo duy trì tốt mọi hoạt 
động của lớp vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm 
vụ cụ thể, hợp lý cho mỗi em. Giáo viên chủ nhiệm phải kiểm tra thường xuyên, 
động viên, rút kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp để ban cán sự lớp hoàn 
thành tốt nhiệm vụ. Ví dụ : Mỗi em trong ban cán sự đều có sổ sách ghi chép 
công tác mình làm và hiểu được nội dung của công việc mình phụ trách. Cuối 
tuần đến tiết sinh hoạt lớp, các em tự giác xếp thi đua theo tổ, số liệu từng mảng 
công tác để trình bày trước lớp và cô chủ nhiệm. 
 Bên cạnh lớp trưởng và lớp phó, mỗi tổ trưởng cũng phải có sổ ghi chép 
để quan sát và ghi lại tình hình học tập của các thành viên trong tổ, nêu tên 
những bạn được tuyên dương, những bạn bị phê bình để các bạn phát huy mặt 
tích cực của mình và rút kinh nghiệm từ những bạn vi phạm trong tuần. 
 Giáo viên có thể bồi dưỡng thêm cho ban cán sự lớp các kĩ năng để tổ 
chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giải trí sau cuối buổi sinh hoạt để các em 
phát huy vai trò và sở trường của mình trước tập thể lớp.
 Một giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm phải dựa trên cả một quá 
trình giúp học sinh hình thành thói quen từ những việc nhỏ nhặt như tạo thói 
quen sinh hoạt, học tập. Muốn ý thức của học sinh được đồng nhất thì việc lập 
nội quy lớp học là cần thiết. Học sinh có thể dựa vào các nội quy để điều chỉnh 
hành vi của mình sao cho phù hợp.
 Ví dụ:
 Nội quy lớp học:
1) Đi học chuyên cần.
2) Lễ phép, vâng lời thầy cô.
3) Ngồi học ngay ngắn, chỗ ngồi gọn gàng, sạch sẽ.
 5
 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Phụng - Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
 Cũng có thể các tiết học văn hóa ở trường khiến học sinh cảm thấy nhàm 
chán nên bên cạnh các tiết học văn hóa, giáo viên có thể xen kẽ vào một số tiết 
học ngoại khóa nhằm giúp học sinh cảm thấy hứng thú với việc đến trường. 
Hoặc cũng có thể xen vào giữa các tiết học các trò chơi trong phạm vi lớp học 
nhằm giúp học sinh thư giãn trước khi chuyển sang môn học tiếp theo.
Ngoài ra, giáo viên có thể tìm hiểu về xu hướng, hứng thú và động cơ của học 
sinh trong học tập và các hoạt động khác, từ đó giáo viên hiểu được nguyên 
nhân để hướng dẫn, giáo dục học sinh đạt kết quả tốt. 
 4.4. Biện pháp thứ tư: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa 
giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh.
 Khi nói chuyện, khi giảng bài, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm 
của học sinh, giáo viên phải luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương 
của một người thầy đối với học trò. Muốn có một “Lớp học thân thiện”, giáo 
viên phải có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh của mình. Có 
một người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham 
học, thích đi học.
 Không những thế, giáo viên còn phải thường xuyên khuyến khích học 
sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày như: 
Hướng dẫn bạn cách làm bài; thăm hỏi khi có bạn trong lớp bị ốm... Tạo nên 
những “đôi bạn cùng tiến” để học sinh tự giác hơn trong học tập. Như vậy không 
những giúp học sinh có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với bạn bè mà còn giúp 
các em tự tin hơn trong học tập và giao tiếp.
 4.5. Biện pháp thứ năm: Có sự phối hợp giữa giáo viên và các bộ 
phận trong nhà trường, phụ huynh học sinh.
 Để có thể nắm tốt tình hình học tập của học sinh, giáo viên cần thường 
xuyên trao đổi với các giáo viên bộ môn, phụ trách Đội về quá trình học tập và 
sinh hoạt của các học sinh trong lớp. Ngoài việc học kiến thức văn hóa, thì việc 
tham gia các hoạt động đội là một điều không thể thiếu. Thông qua đó, các em 
sẽ được rèn luyện thêm nhiều phẩm chất của người học sinh cần có như : tình 
đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần cầu tiếnGiáo viên chủ nhiệm phải luôn phối 
hợp với bộ phận Đội trong nhà trường, hiểu biết về hoạt động đội của các em, 
luôn động viên nhắc nhở các em trong các hoạt động đội
 Đối với gia đình học sinh, việc duy trì mối quan hệ giữa nhà trường và gia 
đình là hết sức cần thiết. Giáo viên có thể thường xuyên trao đổi với phụ huynh 
về quá trình học tập, ưu điểm và nhược điểm của học sinh để có biện pháp giáo 
dục phù hợp. Giáo viên có thể sắp xếp thời gian để đến tận nhà học sinh tìm hiểu 
thông tin để khuyến khích, động viên học sinh tham gia học tập đầy đủ.Vì có 
những học sinh gia đình lao động nghèo, cha mẹ ít có thời gian quản lý, chỉ bảo 
chuyện học hành của con cái. Điều này vô tình tạo thành thói quen không tốt 
cho học sinh trong việc học tập.
 Giáo viên chủ nhiệm phải là người huy động được tiềm năng, trí tuệ và 
khả năng của các bậc phụ huynh vào việc giáo dục toàn diện học sinh đặc biệt là 
vấn đề tư tưởng đạo đức, ý thức học tập cũng như việc phòng chống các tệ nạn 
 7
 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Phụng - Trường Tiểu học Hướng Phùng 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc