Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh Lớp 4
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. Đặt vấn đề Trang 3 1.1. Lí do chọn đề tài: Trang 3 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu: Trang 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Trang 4 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trang 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Trang 4 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Trang 5 2. Nội dung: Trang 5 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan trực tiếp đến Trang 5 vấn đề nghiên cứu: 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Trang 5 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp: Trang 6 2.4. Kết quả thực hiện Trang 18 3. Kết luận và kiến nghị Trang 19 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến Trang 19 3.2. Các đề xuất, kiến nghị Trang 21 1 đã gặp những khó khăn sau: c.Khó khăn: *Giáo viên: Chưa tìm hiểu kĩ và khám phá hết được điểm mạnh và điểm yếu, điểm còn hạn chế của từng học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo và phát triển tư duy cho trẻ, chưa tìm được giải pháp khắc phục hết những nhược điểm về ý thức và nhận thức của trẻ. *Học sinh: Các em còn nhỏ nên các em chưa có ý thức được tầm quan trọng của việc học, chưa có nền nếp, cũng như chưa có ý thức tự học ở nhà. Đến lớp thường không tích cực khi tham gia các hoạt động học, một số em còn lười học. Bên cạnh đó một số học sinh đi học chưa chuyên cần, nên dẫn đến việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế, còn có em mắc bệnh tự kỉ cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của lớp. Chính vì thế mà trong những ngày đầu năm học giáo viên rất khó khăn vất vả khi đưa các em vào khuôn khổ lớp học. Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, nhỏ bé hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến bộ, không hợp tác cùng bạn Còn một phần không ít phụ huynh ở vùng nông thôn, không và chưa quan tâm đúng mức để việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để con em mình đến lớp cũng như nhắc nhở các em việc học ở nhà. Xuất phát từ những khó khăn như vậy tôi đã chọn cho mình đề tài về “Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp Bốn” 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu: Việc thực hiện một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp Một có ý nghĩa rất quan trọng: - Đưa các em vào nề nếp nhưng vẫn giữ được sự sáng tạo, linh hoạt của các em. Đẩy lùi thực trạng chán học, bỏ học. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh còn giáo dục phẩm chất, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh. - Bên cạnh đó, đề tài có tác dụng tích cực đến quá trình học tập của học sinh. Giúp các em có hứng thú, tự tin, có khả năng phát huy tính tích cực, năng động sáng tạo trong học tập và rèn được kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng sống cho học sinh. Giúp học sinh khuyết tật mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, tiến bộ hơn trong học tập. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp Bốn. 1.4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Lớp 4B năm học 2021- 2022 của tôi chủ nhiệm. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua tài liệu giúp tôi có cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu. Bằng cơ 3 người qua lại ở trong lớp cũng như ngoài lớp học nên lớp học chưa có nề nếp, các em luyên thuyên nói chuyện, chưa biết tập trung lâu sự chú ý vào một cái gì đó, ít tập trung trong giờ học. Chính vì thế mà trong những ngày đầu năm học giáo viên rất khó khăn vất vả khi đưa các em vào nề nếp, khuôn khổ lớp học. Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn nhiều em yếu về thể chất, nhỏ bé hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến bộ, không hợp tác cùng bạn Còn một phần không ít phụ huynh ở vùng nông thôn, không và chưa quan tâm đúng mức để việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để con em mình đến lớp cũng như nhắc nhở các em việc học ở nhà. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh có ý thức, có nề nếp, biết tự quản trong học tập, trong mọi hoạt động để chất lượng học tập cũng như năng lực, phẩm chất đạt kết quả cao. 2.3.Mô tả, phân tích các giải pháp: Để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường thì người giáo viên chủ nhiệm phải là người có tâm huyết với nghề, phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, phải thường xuyên học hỏi trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.Theo tôi để làm tốt và thành công trong công tác chủ nhiệm lớp thì tôi đã đề ra một số giải pháp như sau: a. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm: Ngoài việc thực hiện những vai trò, nhiệm vụ theo quy định, người giáo viên chủ nhiệm cần: a.1 Giáo viên xác định được vai trò của mình: Giáo viên thấy được mục đích chính của việc dạy học, là dạy dỗ, giáo dục, rèn luyện con người. Muốn làm được việc này giáo viên phải là người gương mẫu chấp nhận mọi vất vả, không quản ngại khó khăn, luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, bản thân phải có nỗ lực lớn, đầu tư nhiều thời gian, phải có tâm huyết với nghề, không thoái thác buông xuôi mà phải kiên trì bền bỉ, chịu khó thì mới đưa các em vào nề nếp. a.2 Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh: Đây là công việc xuyên suốt cả một năm học. Đầu tiên là tôi theo dõi từng diễn biến cá nhân học sinh, rà soát lý lịch học sinh, tìm hiểu học sinh, hoàn cảnh gia đình thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp Ba , tìm hiểu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt... Giáo viên phải sắp xếp thời gian thăm hỏi tình hình gia đình tạo điều kiện tốt cho việc thông tin hai chiều. a.3 Phân loại học sinh: Qua một tuần đầu theo dõi. Giáo viên nắm rõ từng đối tượng học sinh trong lớp để sắp xếp chỗ ngồi cho các em thật hợp lý. Mỗi tổ, mỗi nhóm phải có đủ các đối tượng học sinh. Nắm được tình trạng sức khỏe, đặc biệt là thị lực của học sinh trong lớp, tạo thuận lợi cho việc sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh. Những em có thể trạng kém phát triển và có vấn đề về thị lực tôi luôn dành cho các em chỗ ngồi gần với bảng, dễ quan sát giáo viên. Xếp những em hiếu động, hay nói chuyện ngồi cùng bàn với những em trầm tính, ngoan và không nói chuyện, các bàn xen kẽ giữa nam và nữ. (nhằm 5 hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau: Trong mỗi tiết học, khi tổ chức hoạt động nhóm các thành viên trong nhóm phải cùng nhau chia sẻ, trao đổi với nhau. Lúc đầu có em tham gia sôi nổi trong nhóm, nhưng có em ngồi thụ động, không hợp tác. Trước tình trạng đó, tôi tuyên bố kết quả của từng nhóm và lấy kết quả đó chung cho tất cả các thành viên của nhóm. Do đó, những em muốn kết quả cao buộc phải tích cực, còn những em không tích cực hợp tác, tôi sẽ cho ngồi riêng một mình và phải làm toàn bộ công việc của một nhóm, làm đến đâu thì nhận kết quả đến đó. Bị ngồi một mình nên không thể hoàn thành công việc và phải nhận kết quả đánh giá thấp, trong khi các bạn ở các nhóm đều có kết quả đánh giá cao. Các em đó sẽ không dám hờ hững nữa. Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của học sinh trong lớp đã được cải thiện. Giáo viên cùng học sinh trong hoạt động nhóm Tôi khuyến khích học sinh tự nêu ra những điều em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em nêu ra, nếu là những điều tốt thì tôi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa. Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại. 7 để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của các em. + Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy các em biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, các em cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh các em. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với các em như những kỹ năng khác: đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Kĩ năng này giúp các em thoải mái khi trao đổi về một ý tưởng hay những suy nghĩ mới ... . Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp học sinh sẳn sàng học mọi thứ. Ngoài môi trường giáo dục ở nhà trường, giáo viên cần dạy học sinh nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy các em kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh ... Đây là những kĩ năng hết sức cơ bản trong cuộc sống mà các em dần hình thành trong quá trình học tập ở trường. b. Xây dựng nề nếp lớp học Việc xây dựng nề nếp học tập cho các em cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp. Xác định rõ được điều đó nên tôi đã chú ý đến biện pháp xây dựng tốt nề nếp học tập để làm tiền đề cho việc nâng cao chất lượng học sinh cho lớp mình. - Xây dựng, kiện toàn tổ chức lớp. - Tiến hành bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó và phân chia tổ, nhóm sắp xếp chỗ ngồi theo vị trí từng tổ, qui định ranh giới từng chỗ ngồi cho từng em. - Chọn ban tự quản nhanh nhẹn, hoạt bát, hăng hái với công việc được giao. - Tập huấn cho ban tự quản lớp (từ lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, các nhóm trưởng) sau đó triển khai xuống lớp những qui định của giáo viên đối với lớp. + Quy định về nề nếp sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ, tự giác theo sự điều khiển của lớp trưởng (hát, múa, trò chơi...) đã được giáo viên hướng dẫn. Ngồi chăm chú nghe đọc bài, tập trung viết bài, tự giác điều khiển lẫn nhau để giữ trật tự khi vắng mặt giáo viên chủ nhiệm ở những phút đầu giờ. + Xây dựng cho các em hệ thống ký hiệu trong dạy học. + Xây dựng nội quy lớp học. c. Duy trì thái độ học tập của học sinh c.1.Sử dụng phương pháp nêu gương để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh. Tuyên dương những việc làm tốt trước tập thể có sức lan tỏa rất lớn tới học sinh, nó có tác dụng gấp nhiều lần những phương pháp giáo dục khác. Đối với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học các em rất thích được khen, đặc biệt là khen trước các bạn, người thân, điều này làm cho các em cảm thấy tự hào, phấn chấn và vui vẻ. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.docx